Hướng Dẫn Lồng Ảnh Trong Photoshop

0
62

Trong hướng dẫn này, chúng ta sẽ học cách đặt một hình ảnh bên trong một hình ảnh khác để tạo hiệu ứng tổng hợp thú vị bằng cách sử dụng lệnh Paste Into. Với lệnh này, chúng ta có thể chọn một khu vực trong một hình ảnh sau đó sao chép và dán trực tiếp vào vùng chọn của hình ảnh thứ hai. Trong bài này, mình sẽ sử dụng Paste Into để đặt ảnh vào trong khung ảnh. Tuy nhiên mục tiêu ở đây không chỉ là cách tạo một hiệu ứng cụ thể này. Sau khi nắm được cách hoạt động của lệnh Paste Into, chắc chắn bạn sẽ khám phá ra nhiều cách sử dụng và sáng tạo khác bằng lệnh này.

Để tạo hiệu ứng này, chúng ta cần sử dụng hai hình ảnh. Đây là hình ảnh đầu tiên mình sẽ sử dụng:

Ảnh gốc đầu tiên.

Và đây là hình ảnh thứ hai:

Ảnh thứ hai.

Và đây là kết quả mà mình muốn hướng tới:

Kết quả với sau khi đặt hình ảnh thứ hai vào trong hình ảnh thứ nhất.

Cách Đặt Một Hình Ảnh Vào Trong Một Hình Ảnh Khác

Bước 1: Chọn Khu Vực Muốn Đặt Hình Ảnh Thứ Hai Vào Trong Ảnh Thứ Nhất

Hãy bắt đầu với hình ảnh đầu tiên và vẽ một vùng chọn xung quanh khu vực mà bạn muốn hình ảnh thứ hai xuất hiện. Sử dụng công cụ lựa chọn phụ thuộc vào hình dạng của khu vực đó. Trong trường hợp của mình, bởi vì mình muốn chèn ảnh thứ hai vào khung ảnh hình chữ nhật nên có lẽ mọi người sẽ nghĩ rằng mình sẽ sử dụng Rectangular Marquee Tool. Tuy nhiên, khung ảnh đang bị nghiêng theo một góc nên mình sẽ sử dụng Polygonal Lasso Tool.

Theo mặc định, Polygonal Lasso Tool nằm ẩn sau Lasso Tool trên Toolbar. Để truy cập nó, mình sẽ nhấp và giữ biểu tượng Lasso Tool cho đến khi menu ẩn xuất hiện và hãy chọn Polygonal Lasso Tool từ menu đó:

Nhấn giữ Lasso Tool và chọn Polygonal Lasso Tool từ menu ẩn.

Polygonal Lasso Tool cho phéo người dùng tạo các vùng chọn đa giác có cạnh thẳng bằng cách nhấp vào các điểm mà đường viền chọn vần đổi hướng. Mỗi lần nhấp vào điểm mới thì PTS sẽ thêm một đường thẳng giữa điểm mới và điểm trước đó. Tiếp tục nhấn xung quanh khu vực đang chọn, thêm đoạn mới mỗi lần nhấp cho tới khi chúng ta thực hiện xong đường chọn. Để hoàn thành việc lựa chọn, chúng ta chỉ cần nhấp vào điểm ban đầu một lần nữa.

Dùng Polygonal Lasso Tool để chọn khu vực bên trong khung ảnh thật dễ dàng. Tất cả những gì cần làm là nhấp vào lần lượt từng góc. Mình sẽ nhấp vào góc trên bên trái trước, sau đó di chuyển sang góc trên bên phải, rồi xuống góc dưới bên phải, tiếp tục tới góc dưới bên trái và cuối cùng nhấp lại một lần nữa vào góc trên bên trái. Chúng ta sẽ không nhìn thấy đường viền lựa chọn kiểu truyền thống khi sử dụng Polygonal Lasso Tool mà thay vào đó là một đường viền mỏng nối các điểm lại với nhau:

Nhấp vào các góc bên trong khung ảnh để tạo vùng chọn.

Việc nhấp vào điểm ban đầu sẽ khiến hoàn thành vùng chọn và bây giờ khu vực bên trong khung ảnh đã được chọn:

Nhấn lại một lần nữa vào điểm ban đầu để hoàn thành vùng chọn.

Bước 2: Chọn Và Sao Chép Hình Ảnh Thứ Hai

Chuyển sang hình ảnh thứ hai (hình ảnh sẽ đặt bên trong vùng chọn) bằng cách nhấp vào tab document của nó:

Chuyển sang hình ảnh thứ hai bằng cách nhấp vào tab document của nó.

Chúng ta cần sao chép hình ảnh thứ hai để có thể dán nó vào vùng chọn vừa tạo ở hình ảnh thứ nhất. Trước tiên, hãy chọn hình ảnh thứ hai sau đó sao chép nó bằng cách đi tới menu Select rồi chọn All hoặc sử dụng phím tắt Ctrl+A (Win) / Command+A (Mac):

Select > All.

Một đường viền chọn xuất hiện bao quanh các cạnh hình ảnh, báo hiệu cho người dùng biết hình ảnh hiện đang được chọn:

Hình ảnh thứ hai đã được chọn.

Với hình ảnh đã được chọn, đi tới menu Edit rồi chọn Copy hoặc nhấn phím tắt Ctrl+C (Win) / Command+C (Mac):

Edit > Copy.

Bước 3: Dán Hình Ảnh Thứ Hai Vào Vùng Chọn

Quay lại hình ảnh thứ nhất bằng cách nhấp vào tab document của nó:

Quay lại với hình ảnh thứ nhất.

Lựa chọn mình đã tạo lúc trước vẫn hiển thị tại đây, để dán hình ảnh thứ hai vào vùng chọn này hãy đi tới menu Edit rồi chọn Paste Special sau đó chọn Paste Into:

Edit > Paste Special > Paste Into.

Bằng cách này, hình ảnh sẽ xuất hiện bên trong vùng chọn. Trong trường hợp của mình, hình ảnh rõ ràng là quá lớn so với khung hình. Tuy nhiên không cần quá lo lắng vì điều này hoàn toàn có thể khắc phục được:

Hiệu ứng sau khi dán ảnh thứ hai vào vùng chọn trên ảnh thứ nhất.

Bây giờ, hãy nhìn qua bảng điều khiển Layers để xem điều gì có thể xảy ra. Lưu ý rằng bây giờ chúng ta có hai layer. Hình ảnh ban đầu nằm ở layer Background và sau khi thực hiện lệnh Paste Into thì PTS đã thêm một layer hoàn toàn mới ngay phía trên nó và đặt hình ảnh thứ hai vào trong layer mới này:

Bảng điều khiển Layer hiển thị hình ảnh thứ hai nằm trên layer của riêng nó.

Tại sao hình ảnh thứ hai chỉ hiển thị bên trong khu vực đã chọn? Đó là bởi vì PTS đã sử dụng lựa chọn của chúng ta để tạo một layer mask cho hình ảnh thứ hai. Chúng ta có thể thấy ngay trong hình thu nhỏ của layer mask. Vùng màu trắng đại diện cho khu vực hiển thị hình ảnh trong tài liệu, trong khi đó vùng màu đen bao quanh nó là nơi hình ảnh bị ẩn khỏi chế độ xem:

PTS đã biến lựa chọn thành một layer mask để kiểm soát khả năng hiển thị của hình ảnh thứ hai.

Bước 4: Thay Đổi Kích Thước Và Định Vị Lại Hình Ảnh Thứ Hai Bằng Free Transform

Nếu hình ảnh quá lớn so với khu vực đã chọn, chúng ta chỉ cần thay đổi kích thước của hình đó. Đi tới menu Edit rồi chọn Free Transform hoặc nhấn phím tắt Ctrl+T (Win) / Command+T (Mac):

Edit > Free Transform.

Thao tác này sẽ đặt khung Free Transform cùng các chốt điều khiển xung quanh hình ảnh. Lưu ý, khung Free Transform xuất hiện quanh kích thước thực của hình ảnh chứ không chỉ phần hiển thị. Nếu không nhìn thấy toàn bộ khung Free Transform vì hình ảnh quá lớn và nó mở rộng ra khỏi màn hình thì hãy đi tới menu View rồi chọn Fit on Screen:

View > Fit on Screen.

Thao tác này sẽ ngay lập tức thu nhỏ hình ảnh để mọi thứ và kể cả khung Free Transform vừa với màn hình:

Khung Free Transform bao quanh hình ảnh thực tế.

Để thay đổi kích thước hình ảnh, hãy nhấn giữ phím Shift sau đó nhấp và kéo chốt điều khiển ở góc bất kỳ (trong bốn góc) của khung Free Transform. Việc giữ phím Shift sẽ khóa tỷ lệ khung hình để việc thay đổi kích thước không làm biến dạng hình ảnh. Mình đang kéo góc dưới cùng bên phải vào trong. Tuy nhiên mọi người kéo góc nào cùng được. Hãy đảm bảo rằng khi kéo xong thì nhớ thả chuột trước rồi mới thả phím Shift. Nếu nhả phím Shift trước khi thả chuột thì sẽ làm biến dạng tỷ lệ khung hình gốc:

Kéo chốt điều khiển ở góc đồng thời nhấn phím Shift.

Để di chuyển và định vị lại hình ảnh bên trong khu vực đã chọn, chỉ cần nhấp và kéo vị trí bất kỳ bên trong khung Free Transform. Lần này thì không cần nhấn giữ phím Shift nữa. Chỉ cần không nhấp vào biểu tượng mục tiêu nhỏ ở giữa nếu không muốn di chuyển nhầm sang mục tiêu chứ không phải hình ảnh:

Nhấp và kéo bên trong khung Free Transform để định vị lại hình ảnh.

Nếu muốn xoay hình ảnh, hãy di chuyển con trỏ chuột ra ngoài khung Free Transform. Khi thấy biểu tượng con trỏ chuột thay đổi thành mũi tên cong hai mặt thì hãy nhấp và kéo bằng chuột. Ở đây mình đang xoay hình ảnh ngược theo chiều kim đồng hồ để phù hợp với khung hình hơn:

Nhấp và kéo bên ngoài khung Free Transform để xoay hình ảnh.

Sau khi cảm thấy hài lòng, nhấn Enter (Win) / Return (Mac) để xác nhận và thoát lệnh Free Transform:

Hình ảnh thứ hai đã được định vị lại và thay đổi kích thước bên trong khung ảnh.

Bước 5: Thêm Hiệu Ứng Inner Shadow

Mình sẽ thêm chút hiệu ứng inner shadow vào các cạnh để trông thực tế hơn chút. Để làm được điều này hãy nhấn vào biểu tượng Layer Styles ở cuối bảng điều khiển Layers:

Nhấn biểu tượng Layer Styles.

Sau đó chọn Inner Shadow:

Thao tác này sẽ mở ra hộp thoại Layer Styles với các tùy chọn dành cho Inner Shadow nằm ở giữa. Mình sẽ giảm Opacity (của bóng) từ giá trị mặc định từ 75% xuống còn 40% để nó dịu hơn. Sau đó đặt Angle là 135° để bosg hắt sang bên phải. Cuối cùng đặt giá trị SizeDistance10 pixel. Tùy chọn Size kiểm soát khoảng cách bóng tối kéo dài từ cạnh, trong khi đó giá trị Distance kiểm soát độ mềm của cạnh. Các giá trị này phụ thuộc và kích thước hình ảnh của bạn nên hãy chọn ra một giá trị phù hợp nhất với hình ảnh bạn đang làm việc nhé:

Tùy chọn Inner Shadow.

Nhấn OK để đóng hộp thoại Layer Style. Và vậy là đã xong. Dưới đây là kết quả cuối cùng:

Kết quả cuối cùng.

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây