Quản Lý Các Bảng Điều Khiển Trong Photoshop

0
2354

QUẢN LÝ CÁC BẢNG ĐIỀU KHIỂN TRONG PHOTOSHOP

Tìm hiểu về cách làm việc với các bảng trong PTS. Học cách hiển thị và ẩn bảng điều khiển, thay đổi bố cục hay khôi phục bố cục về mặc định…

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng học về cách quản lý và tổ chức các bảng điều khiển. Phần lớn công việc trong PTS chúng ta làm đều thực hiện trên các bảng điều khiển, mỗi bảng phù hợp cho một nhiệm vụ khác nhau. Ví dụ bảng điều khiển Layers là nơi làm việc, chỉnh sửa các layer. Để thêm một lớp điều chỉnh, chúng ta sử dụng bảng Adjustments. Bảng Properties dùng để cài đặt các tùy chọn cho lớp điều chỉnh. Ngoài ra còn có thể chỉnh màu qua hai bảng Color và bảng Swatches, thay đổi kích thước bút vẽ với bảng Brush. Bảng History giúp quay lại các bước trước đó trong quá trình làm việc. Và còn nhiều hơn nữa, như bảng Libraries mới xuất hiện trong Photosop CC có chức năng quản lý hình ảnh và yếu tố thiết kế.

Nếu bạn mới tập sử dụng PTS thì sẽ cảm thấy hơi choáng với việc làm quan các bảng này. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cho bạn cách làm việc dễ dàng với các bảng điều khiển cũng như cách quản lý sắp xếp chúng trên màn hình. Hướng dẫn này phù hợp với những bạn nào sử dụng Photoshop CC, đối với người dùng Photosho CS6 thì nên tham khảo bài viết riêng về hướng dẫn quản lý bảng điều khiển trong Photoshop CS6 thay vì bài viết này!

Không Gian Làm Việc Essentials Theo Mặc Định

Trước khi bắt đầu, hãy chắc chắn rằng những gì hiển thị trên màn hình của mình giống hệt như những gì đang hiển thị trên màn hình của các bạn. Hãy nhanh chóng thiết lập lại không gian làm việc mặc định của PTS. Không gian làm việc xác định xem bảng điều khiển nào sẽ hiển thị trên màn hình và cách sắp xếp các bảng đó. PTS có bao gồm một số không gian làm việc được tích hợp sẵn để người dùng có thể lựa chọn hay thâm chí là tự tạo không gian làm việc của riêng mình.

Không gian làm việc mặc định của PTS được gọi là không gian làm việc Essentials. Nếu như bạn mới làm quen với PTS thì chắc chắn bạn sẽ muốn gắn bó với không gian làm việc này ngay và luôn. Đây là không gian làm việc có mục đích chung, phù hợp với nhiều công việc khác nhau. Nó cũng chính là không gian làm việc mà mình sử dụng trong các bài hướng dẫn. Trước khi xem xét bảng điều khiển của PTS, hãy đảm bảo rằng bạn đang sử dụng không gian làm việc cơ bản với bố cục mặc định của nó.

Lựa Chọn Không Gian Làm Việc Essentials

Trước tiên là lựa chọn không gian làm việc Essentials. Nhìn lên góc trên bên phải của giao diện Photoshop CC, sẽ có hai biểu tượng xuất hiện tại vị trí này. Biểu tượng kính lúp dùng để mở Search Bar (thanh tìm kiếm), mình đã từng nói về phần này trong bài hướng dẫn làm quen với giao diện PTS. Cái chúng ta cần quan tâm là biểu tượng hình chữ nhật ngay cạnh nó, đây chính là biểu tượng lựa chọn không gian làm việc trong PTS.

Nhấp vào biểu tượng lựa chọn không gian làm việc.

Nhấp vào biểu tượng để xem không gian làm việc nào đang hoạt động. Ở đầu menu là danh sách các không gian làm việc để bạn có thể tùy ý lựa chọn. Sẽ có một dấu tích bên cạnh không gian làm việc đang hoạt động. Không gian mặc định Essentials được chọn theo mặc định. Nếu không, hãy nhấp vào để lựa chọn không gian làm việc này:

Menu lựa chọn không gian làm việc với Essentials nằm ngay trên cùng.

Đặt Lại Không Gian Làm Việc Essentials

Với không gian làm việc này, hãy đảm bảo các bảng điều khiển đều được đặt về bố cục mặc định của chúng. Chúng ta làm điều này bằng cách đặt lại không gian làm việc. Để đặt lại không gian làm việc Essentials, nhấn vào Reset Essentials từ menu:

Đặt lại không gian làm việc Essentials.

Làm Việc Với Bảng Điều Khiển Của PTS

Khu Vực Bảng Điều Khiển

Sau khi lựa chọn và reset không gian làm việc Essentials, hãy nhìn vào bảng điều khiển PTS. Các bảng điều khiển sẽ hiển thị thành các cột trong khu vực dọc phía bên phải của giao diện. Trong Photoshop CC, có ba bảng điều khiển theo mặc định.

Khu vực bảng điều khiển trong PTS.

Cột Bảng Điều Khiển Chính

Những bảng điều khiển thường sử dụng nhiều nhất sẽ hiển thị ở cột chính (nằm giữa). Theo mặc định, PTS hiển thị ba bảng. Trên cùng cột chính là bảng Color, tiếp đó là bảng Properties và cuối cùng là bảng Layers. Làm thế nào để biết rằng chúng ta đang xem xét cụ thể các bảng Color, Properties và Layers? Đơn giản thôi chỉ cần nhìn vào tên được hiển thị trong tab trên đầu mỗi bảng điều khiển:

PTS hiển thị các bảng Color, Properties và Layers.

Nhóm Bảng Điều Khiển

Lưu ý, ngoài bảng Color, Properties và Layers còn có các bảng điều khác cũng nằm trong cột chính. Ví dụ, bên cạnh bảng Color là bảng Swatches; bên cạnh bảng Properties là Adjustments; bên cạnh bảng Layers là ChannelsPaths. Adobe đã nhóm các bảng có liên quan tới nhau thành một nhóm các bảng để tránh tạo ra sự lộn xộn trên màn hình khi mà có khá nhiều bảng để làm việc trong PTS. Một nhóm có thể chứa hai hay nhiều bảng được xếp chung vào 1 vị trí hiển thị.

Các nhóm bảng hoạt động như thế nào? Hãy nhìn vào bảng Color. Chúng ta nhận biết được đây là bảng điều chỉnh màu bởi tên Color nằm ngay ở tab phía trên. Tuy nhiên, bên cạnh tab Color còn có tab Swatches. Nó là một bảng điều khiển khác được nhóm chung với với Color. PTS chỉ có thể hiển thị một bảng điều khiển trong nhóm tại thời điểm lựa chọn. Vậy nên khi đã chọn một bảng để làm việc thì những bảng khác trong nhóm sẽ bị ẩn đi. Bảng hiện được hiển thị được gọi là bảng đang hoạt động. Người dùng hoàn toàn có thể nhận biết được bảng nào trong nhóm đang hoạt động thông qua tên của bảng, nó sẽ được hiển thị sáng hơn so với các bảng khác.

Chuyển Đổi Giữa Các Bảng Trong Nhóm

Việc chuyển đổi giữa các bảng trong nhóm rất đơn giản, chỉ cần nhấn vào các tab mang tên gọi của bảng đó. Trong ảnh minh họa bên dưới, ảnh đầu tiên cho thấy bảng Color đang hoạt động còn bảng Swatches hiện bị ẩn trong nền. Sang ảnh thứ hai thì ngược lại với bảng Swatches hiển thị và bảng Color đã bị ẩn đi. Để quay lại làm việc với bảng Color, chỉ cần nhấn vào tab có tên Color là xong:

Chuyển đổi giữa hai bảng điều khiển bằng cách nhấn vào tab tên.

Bảng Properties cũng tương tự. Ta có thể thấy bảng Adjustments được ẩn ngay bên cạnh nó. Chỉ cần nhấp chuột vào tab Adjustments là có thể chuyển sang làm việc với bảng điều khiển này và bảng Properties sẽ bị ẩn đi:

Nhấn vào các tab để chuyển đổi giữa bảng Properties và Adjustments.

Thay Đổi Thứ Tự Các Bảng Trong Một Nhóm

Có thể thấy rằng bảng Properties được xếp lên trước, trong khi đó Adjustments lại xếp phía sau. Đây chính là bố cục mặc định của nó, tuy nhiên ta vẫn có thể thay đổi lại. Để sắp xếp lại các bảng trong cùng một nhóm, hãy nhấp vào tab của các bảng sau đó giữ chuột rồi kéo tab đó sang trái phải tùy ý. Nhả chuột để thả tab đó vào vị trí mong muốn.

Dưới đây mình đã nhấp giữ chuột vào tab Properties rồi kéo nó về phía bên phải, đứng sau tab Adjustments:

Nhấp giữa rồi kéo các tab sang vị trí mong muốn để thay đổi thứ tự bảng điều khiển.

Thả chuột sau khi đã kéo tab tới vị trí mong muốn, PTS sẽ đặt nó vào vị trí mới này. Giờ đây, bảng Adjustments được liệt kê đầu tiên, sau đó mới tới Properties:

Thứ tự hiện đã thay đổi.

Thực Hiện Di Chuyển Giữa Các Nhóm

Tiếp theo, hãy cùng tìm hiểu cách di chuyển vị trí giữa các nhóm bảng. Thay vì di chuyển vị trí các bảng trong cùng một nhóm, nếu muốn chuyển vị trí của một bảng trong nhóm này sang hẳn nhóm khác, vậy phải làm sao? Ví dụ chuyển bảng Adjustments vào cùng một nhóm với bảng Color và bảng Swatches chẳng hạn. Để thực hiện việc này, chỉ cần nhấp giữ chuột vào tab của bảng điều khiểg rồi kéo tab đó vào nhóm mới. Một khung viền xanh sẽ xuất hiện bao quanh nhóm báo hiệu nơi PTS sẽ thả bảng điều khiển này vào sau khi bạn thả chuột. Ở đây mình đang kéo bảng Adjustments vào nhóm bảng Color và bảng Swatches:

Khung màu xanh lam xuất hiện bao quanh nhóm mới mà người dùng chuẩn bị chuyển bảng điều khiển vào.

Sau khi thả chuột, PTS ngay lập tức xếp bảng Adjustments vào cùng nhóm với bảng Color và bảng Swatches. Lưu ý giờ đây bảng Properties đang nằm trong một nhóm riêng mình nó:

Dễ dàng di chuyển các bảng từ nhóm này sang nhóm khác.

Cách Tạo Nhóm Bảng Điều Khiển Mới

Ngoài việc di chuyển các bảng điều khiển từ nhóm này sang nhóm khác, người dùng còn có thể tự tạo các nhóm bảng điều khiển mới. Có thể thấy chỉ bằng cách di chuyển đơn giản ta đã chuyển được bảng Adjustments sang một nhóm khác và để cho bảng Properties ở nhóm riêng mình nó. Nhưng không chỉ có vậy, người dùng còn có thể tạo ra một nhóm mới từ một bảng điều khiển bất kì. Để tạo nhóm bảng điều khiển mới, nhấp và giữ một tab trong một nhóm bất kì hiện có, sau đó kéo thả bảng này ra khoảng trống bên ngoài bất kỳ mà không liên quan gì tới ba bảng có sẵn.

Ví dụ mình muốn tách bảng Color ra thành một nhóm riêng và vị trí của nhóm mới này sẽ nằm ngay phía trên vị trí nhóm bảng Properties. Điều cần làm dĩ nhiên là nhấp vào tab của bảng Color. Nhấp giữ chuột rồi kéo tab này về phía bảng Properties cho đến khi xuất hiện một thanh ngang màu xanh lam giữa hai bảng hiện có. Chú ý nhỏ ở đây sẽ xuất hiện một thanh ngang chứ không phải là một khung như trước:

Thả bảng Color ở vị trí giữa hai nhóm bảng.

Khi thanh ngang màu xanh xuất hiện, hãy thả chuột, PTS sẽ tự động xếp bảng Color vào một nhóm riêng mới của nó nằm giữa hai nhóm khác:

Một nhóm mới đã được tạo ra từ bảng Color.

Thu Gọn Và Mở Rộng Nhóm Bảng Điều Khiển

Tiếp theo hãy tìm hiểu cách tối đa hóa không gian trong khu vực bảng điều khiển bằng cách thu gọn hay mở rộng các nhóm bảng điều khiển. Người dùng có thể tạm thời thu gọn một nhóm bảng điều khiển sao cho chỉ hiển thị các tab dọc trên đầu mỗi nhóm bảng. Việc này khiến mở rộng không gian làm việc của các bảng trong các nhóm khác. Để thu gọn chỉ cần nhấn đúp vào một tab bất kì trong nhóm. Nó sẽ thu gọn tất cả các bảng có trong nhóm cho dù bạn nhấn vào tab nào. Mình sẽ nhấp đúp thử vào tab Swatches. Thao tác này giúp thu gọn hai bảng Swatches và Adjustments. Lưu ý sau khi thu gọn nhóm bảng này lại thì bảng Color bên dưới sẽ mở rộng (cao hơn) để lấp đầy không gian bổ sung:

Nhấp đúp vào tab bất kì để thu gọn tất cả các bảng trong nhóm đó.

Để mở rộng lại nhóm đã thu gọn trước đó, chỉ cần nhấp một lần vào tab bất kỳ trong nhóm. Bây giờ mình nhấp một lần vào Swatches và bảng này hiện đã hiển thị lại bình thường. Bảng Color phía bên dưới cũng đã thu gọn lại về kích thước ban đầu. Tóm lại, để nhanh chóng thu gọn nhóm bảng điều khiển, chỉ cần nhấp chuật vào một tab bất kì trong nhóm và thực hiện tương tự khi muốn mở rộng:

Nhấp một lần vào một tab bất kì để mở rộng nhóm bảng điều khiển đã thu gọn.

Đóng Một Bảng Điều Khiển Duy Nhất

Ngoài thu gọn và mở rộng, người dùng còn có thể đóng các bảng không sử dụng. Để đóng duy nhất một bảng trong một nhóm, đầu tiên nhấn vào tab của bảng đó để chọn, rồi nhấp vào biểu tượng menu bên góc phải và chọn Close. Ví dụ, nhấp vào bảng Swatches để chọn rồi nhấn vào biểu tượng menu:

Nhấn vào tab bảng điều khiển cần đóng sau đó nhấn vào biểu tượng menu.

Chọn Close để xóa bảng điều khiển được chọn:

Chọn Close.

Thao tác này chỉ thực hiện đóng bảng điều kiện được chọn chứ không tác động tới bất kì bảng nào khác trong nhóm. Trong trường hợp này, bảng Adjustments vẫn hoạt động bình thường sau khi đóng bảng Swatches:

Bảng Adjustments vẫn hoạt động bình thường.

Đóng Một Nhóm Bảng Điều Khiển

Để thực hiện điều này, thay vì nhấn vào một bảng bất kì để chọn, ta sẽ nhấp luôn vào biểu tượng menu nằm ở góc bên phải của nhóm:

Nhấn vào biểu tượng menu.

Sau đó chọn Close Tab Group:

Chọn Close Tab Group.

Giờ đây, nhóm bao gồm bảng Swatches và bảng Adjustments đã biến mất. Bảng Color nằm phía dưới một lần nữa lại tự mở rộng không gian:

Đóng một nhóm bảng điều khiển khiến cho nhóm bên dưới nó có nhiều không gian hơn.

Đóng Bảng Điều Khiển Bất Kì Hay Cả Nhóm Bảng Ngay Tại Tab

Một cách khác nhanh gọn hơn để đóng một hay cả nhóm bảng điều khiển là nhấp chuột phải (Windows) hay Control nhấp chuột (Mac) ngay trên tab của bảng điều khiển. Để đóng duy nhất một bảng, chọn Close. Để đóng cả nhóm bảng, chọn Close Tab Group. Ở ví dụ minh họa, mình đang thực hiện Control nhấp chuột (Mac) trên tab Libraries. Trong trường hợp này, Libraries là bảng duy nhất trong nhóm nên dù chọn Close hay Close Tab Group thì đều đóng toàn bộ nhóm:

Đóng bảng Libraries từ chính tab của nó.

Mở Bảng Từ Menu Window

Menu Window nằm dọc trên thanh Menu đầu màn hình chứa toàn bộ các bảng điều khiển của PTS. Để mở lại một bảng đã đóng hay bất kì một bảng nào của PTS, chỉ cần nhấp vào Window:

Nhấp vào Window trên thanh Menu dọc trên đầu màn hình.

Thao tác này ngay lập tức mở ra một menu chứa toàn bộ bảng điều khiển có sẵn trong PTS. Dấu tích phía trước tên mỗi bảng điều khiển thể hiện bảng đó đang đang được hoạt động trên màn hình:

Menu Window liệt kê từng bảng điều khiển có sẵn trong PTS. (29 bảng)

Để mở một bảng hiện đang không hoạt động trên màn hình, hãy nhấp vào tên của bảng đó trong danh sách. Mình sẽ thử mở lại bảng Adjustments:

Chọn bảng Adjustments.

Tính Kết Dính Của Các Bảng Trong PTS

Bảng Adjustments lại xuất hiện trên cột bảng điều khiển tại đúng vị trí trước khi mình thực hiện thao tác đóng. Bảng Swatches cũng xuất đông thời xuất hiện ngay bên cạnh trong cùng nhóm mặc dù trong danh sách vừa nãy mình chưa chọn nó hiển thị. Đó là bởi PTS đã ghi nhớ bố cục bảng điều khiển, hai bảng Adjustments và Swatches đã được nhóm lại thành một nhóm và vị trí của nó nằm ngay trên bảng Color. Tất cả các yếu tố trên giao diện của PTS, bao gồm bảng điều khiển và nhóm bảng đều có tính kết dính chặt chẽ. Chúng sẽ luôn xuất hiện cùng nhau và xuất hiện đúng vị trí cũ cho tới khi chúng ta di chuyển nó sang một vị trí khác:

Khi mở lại một bảng bất kì thì các bảng khác trong cùng một nhóm với nó cũng đồng thời hiển thị lại theo.

Phân Biệt Giữa Mở Và Active Bảng Điều Khiển

Như đã biết dấu tích cạnh tên mỗi bảng điều khiển trong menu Window cho biết bảng đó hiện đang mở. Nhưng nó cũng có nghĩa trong nhóm đó là bảng điều khiển hiện đang hoạt động. Các bảng khác trong nhóm có thể mở trong giao diện PTS, nhưng trong mỗi nhóm chỉ bảng đang hoạt động mới có dấu tích xuất hiện tại tên của bảng đó trên menu Window.

Ví dụ, nhìn vào bảng Layers. Cùng nhóm với nó còn có bảng Channels và bảng Paths. Tuy nhiên chỉ có bảng Layers là bảng hiện đang hoạt động trong nhóm:

Nhóm bảng gồm Layers, Channels và Paths. Hiện bảng Layers đang hoạt động.

Nhìn vào danh sách các bảng điều khiển trong menu Window, có thể thấy bên cạnh tên bảng điều khiển Layers có một dấu tích, trong khi đó hai bảng Channels và Paths đang được mở nhưng không hề có dấu tích đi kèm:

Chỉ bảng điều khiển đang hoạt động mới có dấu tích.

Mình sẽ nhấp vào tab Channels để nó trở thành bảng hoạt động trong nhóm. Thao tác này sẽ làm ẩn đi bảng Layers:

Chuyển sang bảng Channels.

Quay lại với danh sách bảng trong menu Windows, dấu tích bây giờ đã xuất hiện ngay trước tên bảng Channels. Bảng Layers vẫn mở nhưng không còn dấu tích nữa bởi nó hiện tại không còn là bảng đang hoạt động trong nhóm. Bảng Paths cũng tương tự. Điều này có thể gây ra nhầm lẫn và rắc rối cho người dùng. Có dấu tích nghĩa là bảng đó đang được mở và hiện đang hoạt động. Không có dấu tích có thể là bảng đó không hề được mở trên giao diện PTS; nhưng cũng có thể là nó đang được mở nhưng không trong trạng thái đang hoạt, tạm thời nó đang bị ẩn sau bảng điều khiển hiện đang hoạt động trong nhóm:

Dấu tích chuyển sang xuất hiện trước Channels thay vì Layers.

Cột Bảng Điều Khiển Phụ

Từ đầu đến giờ chúng ta đã tập trung tìm hiểu về cột bảng điều khiển chính. Tuy nhiên còn có một cột phụ nằm ở phía bên trái của nó, cột này thoạt đầu hơi khó hiểu chút vì theo mặc định các bảng trong cột này chỉ hiển thị dưới dạng biểu tượng:

Cột phụ xuất hiện ngay bên trái của cột chính.

Trong Photoshop CC, hai bảng xuất hiện trong cột phụ là bảng History và bảng Device Preview. Có thể bạn sẽ thắc mắc làm thế nào để xác định đó là bảng nào khi chỉ nhìn vào biểu tượng lạ hoắc này, tuy nhiên nếu bạn bật tính năng Show Tool Tips (hiển thị mẹo công cụ) thì tên của các bạn sẽ hiện ra khi bạn di chuột vào biểu tượng.

Một cách nữa khả thi hơn, đó là đặt chuột trên mép trái của cột sao cho biểu tượng trỏ chuột biến thành hình mũi tên hai đầu. Nhấp vào cạnh của cột rồi kéo giữ nút chuột sang trái để mở rộng kích thước cột. Khi thực hiệc thao tác kéo, người dùng sẽ thấy tên của các bảng sẽ dần dần hiện ra bên cạnh các biểu tượng. Cách này hữu ích hơn cách trước rất nhiều. Bỏ giữ chuột sau khi đã đủ không gian hiển thị tên cho các bảng:

Thay đổi kích thước của cột phụ để hiển thị tên của bảng điều khiển cùng các biểu tượng.

Mở Rộng Và Thu Gọn Bảng Trong Cột Phụ

Cột phụ này rất có ích trong việc lưu trữ các bảng điều khiển có sử dụng đến nhưng không nhất thiết phải mở mọi lúc. Chế độ chỉ hiện nguyên biểu tượng giúp cho các bảng này luôn có sẵn trên giao diện nhưng lại không chiếm dụng không gian màn hình. Để mở rộng đầy đủ kích thước bảng điều khiển, nhấp vào biểu tượng hoặc tên của bảng đó. Ví dụ ở dưới đây mình đang mở rộng bảng lịch sử bằng cách nhấp vào nó:

Nhấp vào tên/biểu tượng của bảng lịch sử để mở rộng kích thước đầy đủ của bảng.

Để thu gọn bảng điều khiển trở về chế độ chỉ hiện nguyên biểu tượng, chỉ cần nhấp vào biểu tượng hoặc tên của tên của nó, hoặc một cách khác là nhấp vào biểu tượng mũi tên kép nhỏ phía bên trên bên phải của bảng điều khiển:

Nhấp vào biểu tượng mũi tên kéo để thu gọn bảng điều khiển.

Thu Gọn Và Mở Rộng Cột Bảng Điều Khiển Phụ

Để mở rộng tất cả các bảng trong cột phụ cùng một lúc, hãy nhấp vào biểu tượng mũi tên kép ở góc trên cùng bên phải của bảng cột phụ:

Nhấp vào mũi tên kép để mở rộng toàn bộ bảng điều khiển phụ.

Để thu gọn tất cả các bảng trong cột phụ cùng một lúc, lại nhấp lại vào biểu tượng mũi tên kép một lần nữa:

Nhấp vào biểu tượng mũi tên kép để thu gọn cột phụ.

Thu Gọn Và Mở Rộng Cột Bảng Điều Khiển Chính

Để giải phóng thêm không gian màn hình, chúng ta có thể thu gọn cả cột bảng điều khiển chính. Hãy nhấp vào biểu tượng mũi tên kép ở phía trên bên phải:

Thu gọn cột bảng điều khiển chính.

Thao tác này sẽ thu gọn các bảng và chỉ hiển thị tên cũng như biểu tượng của bảng:

Cột bảng điều khiển chính sau khi thu gọn.

Để thu gọn lại sao cho chỉ còn hiển thị các biểu tượng của từng bảng, hãy di chuột tới đường phân chia giữa cột chính và cột phụ cho tới khi biểu tượng con trỏ chuột chuyển thành mũi tên hai đầu, chỉ cần nhấp vào đường phân cách và kéo nó về phía bên phải cho tới khi chỉ trong cột chính còn hiển thị các biểu tượng:

Cả hai cột đều ở chế độ hiển thị biểu tượng.

Để nhanh chóng mở rộng cột chính trở về kích thước mặc định, hãy nhấp vào biểu tượng mũi tên đôi ở góc trên cùng bên phải:

Nhấp vào mũi tên kép để mở rộng cột chính về kích thước mặc định.

Bây giờ cột chính đã quay trở lại như lúc ban đầu:

Cột chính đã trở lại như cũ.

Di Chuyển Nhóm Bảng Điều Khiển Giữa Hai Cột Chính Phụ

Người dùng có thể di chuyển dễ dàng các bảng từ cột này sang cột kia tương tự như di chuyển chúng giữa các nhóm. Để thực hiện điều này, chỉ cần nhấp và giữ trên tab của bảng điều khiển rồi kéo nó vào cột mong muốn. Khung hoặc đường kẻ màu xanh làm sẽ thông báo cho bạn biết vị trí bảng điều khiển sẽ nằm sau khi thả chuột.

Giả sử mình muốn chuyển bảng Properties từ cột chính sang bên cột phụ, và muốn nó xuật hiện ở một nhóm độc lập. Mình sẽ nhấp và giữ tab Properties sau đó kéo nó qua bên cột phụ sao cho xuất hiện thanh ngang màu xanh ngay bên dưới bảng Device Preview:

Kéo bảng Properties từ cột chính sang cột phụ.

Bỏ giữ chuột và giờ bảng Properties đã xuất hiện ở bên cột phụ trong một nhóm riêng mình nó, ngay bên dưới bảng Device Preview:

Bảng Properties giờ đã nằm ở cột phụ.

Tiếp theo mình sẽ di chuyển bảng Adjustments sang cùng một nhóm với bảng Properties ở bên cột phụ. Lại thực hiện thao tác nhấn giữ chuột trên tab Adjustments ở bên cột chính rồi kéo qua bên cột phụ, phía đầu tab của bảng Properties sao cho xuất hiện khung màu xanh:

Chuyển bảng Adjustments sang cùng nhóm với bảng Properties ở cột phụ.

Sau khi thả chuột, cả hai bảng giờ đây cùng thuộc một nhóm nằm trong cột phụ:

Cả hai bảng đã được chuyển qua cột phụ.

Di Chuyển Nhóm Bảng Điều Khiển Giữa Các Cột

Hoàn toàn có thể di chuyển toàn bộ nhóm bảng điều khiển giữa các cột. Để chọn một nhóm bảng điều khiển trong cột chính, hãy nhấp và giữ vào một vị trí trống bên cạnh các tab dọc trên cùng nhóm bảng điều khiển muốn di chuyển, đối với cột phụ thì nhấp và giữ vào thanh ở đầu nhóm rồi sau đó kéo nhóm từ cột này xong cột kia.

Ví dụ di chuyển nhóm bảng Properties và bảng Adjustments quay lại cột chính, chỉ cần nhấp và giữ vào thanh nhỏ ở đầu nhóm:

Nhấp vào đây chọn nhóm bảng điều khiển để di chuyển.

Sau đó ta sẽ kéo cả nhóm này sang bên cột chính sao cho thanh màu xanh lam xuất hiện ở giữa bảng Swatches và bảng Color:

Kéo nhóm bảng điều khiển từ cột phụ qua cột chính.

Sau khi thả chuột, hai bảng này đều quay trở lại cột chính nhưng chúng không còn được nhóm chung một nhóm với nhau nữa:

Toàn bộ nhóm bảng điều khiển đã được di chuyển sang cột chính.

Cách Đặt Lại Các Bảng Về Bố Cục Mặc Định

Sau khi đã thực hành di chuyển các bảng trong PTS một cách thành thạo rồi, giờ chúng ta sẽ đặt lại chúng về bố cục mặc định. Hãy nhấp vào biểu tượng lựa chọn không gian làm việc ngay phía trên khu vực bảng điều khiển:

Nhấp vào biểu tượng lựa chọn không gian làm việc.

Sau đó chọn Reset Essentials trong menu. Thao tác này đặt lại không gian làm việc Essentials và đưa các bảng trở lại bố cục mặc định:

Chọn Reset Essentials.

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây