Hướng Dẫn Tạo Hiệu Ứng Hồng Ngoại Cho Ảnh Trong Photoshop

0
81

HIỆU ỨNG ẢNH HỒNG NGOẠI

Trong bài viết này, chúng ta sẽ học cách mô phỏng giao diện chụp ảnh hồng ngoại trong PTS. Xem xét bảng Channels và cách tách kênh màu, áp dụng filter cho các kênh màu. Sử dụng các lớp điều chỉnh (layer adjustment) cụ thể là lớp điều chỉnh Channel Mixer để điều chỉnh mức độ tác động của mỗi kênh riêng lẻ có trên hình ảnh. Chúng ta sẽ sử dụng một vài chế độ hòa trộn (blend mode) khác nhau, thêm chút nhiễu (noise) và cuối cùng xem cách đưa một số màu từ hình ảnh gốc trở lại hiệu ứng.

Thuật ngữ “hồng ngoại” hay còn được hiểu là “below red” và không đi sâu vào khoa học hay lý thuyết màu sắc, cũng có nghĩa là con người chúng ta không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Nhưng dù chúng ta không thể nhìn thấy ánh sáng hồng ngoại, thì hầu hết các máy ảnh kỹ thuật số đều có thể làm được điều đó với việc sử dụng filter ống kính hồng ngoại, nhiếp ảnh hồng ngoại có thể đưa ánh sáng đó vào phạm vi có thể nhìn thấy, chụp và tạo ra những hình ảnh độc đáo, bí ẩn. Thật hay là PTS có thể làm được điều này. Các vật thể khác nhau trên thế giới phản chiếu lượng ánh sáng hồng ngoại khác nhau nên kết quả nhận được sẽ phụ thuộc vào loại ảnh bạn đang sử dụng. Cảnh ngoài trời với nhiều cây cối xanh tươi có xu hướng hoạt động tốt nhất và nó cũng là cái mình lựa chọn để làm ví dụ trong bài viết này.

Mình sẽ sử dụng hình ảnh dưới đây để làm ví dụ minh họa:

Và đây là kết quả cuối cùng sau khi áp dụng hiệu ứng hồng ngoại:

Bước 1: Tạo Bản Sao Của Layer Background

Với hình ảnh đã được mở trong PTS, hiện mình có layer Background (có chứa ảnh gốc) bên trong bảng điều khiển Layers:

Bảng Layers hiển thị layer Background có chứa ảnh gốc.

Điều đầu tiên chúng ta cần làm khi tạo hiệu ứng này là tạo bản sao của layer Background. Hãy nhấn phím Ctrl+J (Win) / Command+J (Mac) và PTS sẽ nhanh chóng tạo một bản sao nằm ngay phía trên layer Background:

Tạo bản sao của layer Background.

PTS tự động đặt tên cho layer mới sao chép này là “Layer 1”. Để thuận tiện cho công việc hơn thì mình sẽ nhấp đúp vào nó và đổi trên layer thành “infrared”:

Đổi tên thành “infrared”.

Bước 2: Chọn Kênh Màu Xanh Trong Bảng Channels

Chuyển đến bảng Channels (được nhóm bên cạnh bảng Layers) và nhấp vào kênh Green để chọn:

Nhấn vào kênh màu xanh (Green) trong bảng Channels để chọn.

Thao tác này sẽ tạm thời chuyển hình ảnh sang màu đen trắng:

Hình ảnh tạm thời chuyển sang màu đen trắng.

Nếu bạn chưa hiểu về cách thức hoạt động của các kênh màu trong PTS thì có thể bạn sẽ thấy hơi kì lạ khi chọn kênh màu xanh mà hình ảnh lại chuyển sang màu đen trắng thay vì màu xanh lá. Ở đây mình sẽ không nói chi tiết về cách hoạt động của các kênh màu (sẽ có bài hướng dẫn riêng). Nhưng những gì mà bạn đang thấy trên đây thực tế là thông tin màu xanh trong hình ảnh, không giống như những gì chúng ta nhìn thấy mà nó phụ thuộc vào những gì mà PTS thấy. Bởi vì PTS nhìn thấy mọi thứ có màu đen, trắng hoặc xám. Nếu điều này không có ý nghĩa gì với bạn thì cũng đừng lo, thực ra bạn không cần hiểu quá sâu về nó để có thể tạo ra hiệu ứng hồng ngoại. Chỉ cần bạn biết phải nhấp vào kênh màu xanh lá (Green) trong bảng Channels là đủ.

Tiếp theo chúng ta sẽ làm mờ kênh màu xanh lá này.

Bước 3: Áp Dụng Filter Gaussian Blur Cho Kênh Green

Với kênh Green đã được chọn trong bảng Channels, hãy đi tới menu Filter rồi chọn Blur, sau đó chọn Gaussian Blur để mở hộp thoại Gaussian Blur:

Filter > Blur > Gaussian Blur.

Kéo thanh trượt ở cuối hộp thoại Gaussian Blur sang trái hoặc phải để tăng/giảm độ mờ mà bạn muốn áp dụng. Mình đang sử dụng hình ảnh có độ phân giải thấp vì nó dành cho web nên giá trị khoảng 4,5 pixel sẽ mang lại hiệu ứng mềm mại và đẹp mắt nhất. Hình ảnh của mọi người có thể có độ phân giải cao hơn nên có thế bạn cần sử dụng một giá trị cao hơn. Thêm một mức độ làm mờ phù hợp trong khi vẫn có thể tạo ra các chi tiết cơ bản của hình ảnh như mình đã thực hiện:

Hình ảnh sau khi áp dụng Gaussian Blur trên kênh Green.

Sau đó nhấn OK để xác nhận và thoát khỏi filter Gaussian Blur.

Bước 4: Đổi Blend Mode Thành Screen

Bây giờ, chúng ta đã áp dụng filter Gaussian Blur cho kênh Green. Quay trở lại với bảng Layers, với layer “infrared” vẫn đang được chọn, hãy thay đổi Blend Mode từ Normal thành Screen. Để làm được điều này, hãy nhấp vào mũi tên bên phải của từ Normal (phía trên bên phải bảng điều khiển Layers), thao tác này sẽ hiển thị danh sách chế độ hòa trộn có sẵn. Nhấp vào “Screen” để chọn:

Chuyển chế độ hòa trộn của layer “infrared” từ “Normal” thành “Screen”.

Đây là hình ảnh sau khi chuyển blend mode từ “Normal” thành “Screen”:

Hình ảnh sau khi thay đổi chế độ hòa trộn.

Ở giai đoạn này, hình ảnh trông khá là tuyệt tuy nhiên chúng ta vẫn chưa hoàn thành. Tiếp theo hãy sử dụng lớp điều chỉnh Channel Mixer.

Bước 5: Thêm Lớp Điều Chỉnh Channel Mixer

Tại thời điểm này, chúng ta cần sử dụng lớp điều chỉnh Channel Mixer bằng cách nhấn vào biểu tượng New Adjustment Layer ở cuối bảng điều khiển Layers và chọn Channel Mixer:

Nhấn vào biểu tượng “New Adjustment Layer” rồi chọn “Channel Mixer”.

Thao tác này mở ra hộp thoại Channel Mixer:

Hộp thoại Channel Mixer.

Mình đã khoanh đỏ các tùy chọn cần thay đổi, Tại phần “Source Channels”, hãy đặt Red thành -50%, Green thành 200% và Blue thành -50% (giống với Red). Quy tắc chung với các giá trị này trong Channel Mixer là bạn cần giữ tổng giá trị của cả ba kênh màu ở mức 100%. Nếu không bạn sẽ mất đi độ tương phản của hình ảnh hoặc chi tiết ở các điểm nổi bật. Đó là lý do tại sao Green phải đặt thành 200%, hai mục Red và Blue giảm giá trị xuống -50% (như vậy ta sẽ có tổng là 100%). Bạn không cần tìm hiểu quá kĩ lý do tại sao nó như vậy ở phần này.

Cuối cùng nhấp vào hộp kiểm Monochrome ở góc dưới cùng bên trái hộp thoại để giữ hình ảnh ở chế độ thang xám. Nhấn OK sau khi hoàn tất.

Đây là hình ảnh đã áp dụng lớp điều chỉnh Channel Mixer:

Hình ảnh sau khi áp dụng Channel Mixer.

Bước 6: Giảm Opacity Của Layer “Infrared”

Tại thời điểm này, hiệu ứng hồng ngoại quá mạnh. Hãy giảm nó bằng cách giảm độ trong suốt của layer “infrared”. Đầu tiên hãy nhấp vào layer “infrared” trong bảng điều khiển Layers để chọn. Nhấp vào phần Opacity để hiển thị thanh trượt sau đó nhấp và kéo sang trái để giảm giá trị:

Giảm giá trị Opacity của layer “infrared” để giảm hiệu ứng.

Mình đã hạ xuống giá trị khoảng 35%:

Hình ảnh sau khi giảm Opacity.

Hiệu ứng đã gần hoàn thiện. Hiện tại trong nó khá mịn, trong khi ảnh hồng ngoại thường có chút nhiễu. Để cho giống hơn thì chúng ta sẽ thực hiện thêm độ nhiễu vào hình ảnh.

Bước 7: Thêm Một Layer Phía Trên Lớp Điều Chỉnh Channel Mixer

Nhấn vào lớp điều chỉnh Channel Mixer trong bảng Layers để chọn, sau đó sử dụng phím tắt Shift+Ctrl+N (Win) / Shift+Command+N (Mac) để hiển thị hộp thoại New Layer:

Nhấn phím tắt để mở hộp thoại New Layer.

Đặt tên cho layer mới là “grain” rồi nhấp vào OK để xác nhận. PTS sẽ thêm một layer trống mới có tên “grain” ngay phía trên lớp điều chỉnh Channel Mixer trong bảng điều khiển Channels:

Layer “grain” mới được thêm vào.

Bước 8: Lấp Đầy Layer “Grain” Bằng Màu Trắng

Nhấn phím D để đặt lại mà foreground và background về mặc định (đen/trắng). Sau đó với layer “grain” được chọn trong bảng điều khiển Layers, sử dụng phím Ctrl+Backspace (Win) / Command+Delete (Mac) để nhanh chóng tô màu trắng cho layer này. Hình ảnh trong cửa sổ tài liệu sẽ tạm thời bị ẩn khỏi chế độ xem:

Lấp đầy layer “grain” bằng màu trắng.

Bước 9: Thêm Độ Nhiễu Vào Layer

Với layer “grain” được chọn, hãy nhấn vào menu Filter rồi chọn Noise, sau đó chọn Add Noise để hiển thị hộp thoại filter “Add Noise”:

Filter > Noise > Add Noise.

Hãy chú ý các phần khoanh đỏ, mình sẽ đặt Amount là 20%, Distribution là Uniform và tích vào ô Monochromatic.

Thao tác này sẽ thêm độ nhiễu vào hình ảnh, tuy nhiên chúng ra hiện không nhìn thấy hình ảnh nên cần khắc phục điều này:

Layer màu trắng hiện được phủ độ nhiễu để tạo hiệu ứng “grain” tuy nhiên hiện tại nó đang chặn hình ảnh khỏi chế độ xem.

Bước 10: Thay Đổi Blend Mode Của Layer “Grain” Thành “Multiply”

Giống như đã làm với layer “infrared”, chúng ta sẽ thay đổi chế độ hòa trộn của layer “grain”. Nhưng thay vì đổi thành “Screen” thì lần này sẽ đổi thành “Multiply”. Với layer “grain” được chọn, quay trở lại các tùy chọn chế độ hòa trộn ở đầu bảng Layers và chọn Multiply:

Đổi chế độ hòa trộn của layer “grain” thành “Multiply”.

Ngay sau khi thay đổi chế độ hòa trộn Multiply, hình ảnh sẽ một lần nữa hiển thị, mang lại hiệu ứng cuối cùng:

Đổi blend mode thành Multiply khiến cho hình ảnh lại hiển thị trên màn hình.

Nếu cảm thấy hình ảnh quá nhiễu, ta chỉ cần giảm Opacity xuống.

Còn một điều nữa cần làm với hình ảnh đó là mang một số màu ban đầu quay trở lại. Tất nhiên bạn cũng có thể để nguyên như này, nhưng nếu muốn mang một số màu quay trở lại thì chỉ cần thực hiện vài bước đơn giản thôi.

Bước 11: Tạo Thêm Một Bản Sao Của Layer Background

Nhấn vào layer Background để chọn, sau đó sử dụng phím tắt Ctrl+J (Win) / Command+J (Mac) để tạo bản sao. Hãy tạo cho mình thói quen đặt tên cho các layer để dễ kiểm soát hơn. Mình sẽ đặt tên co layer này là “colorize”:

Sử dụng phím tắt Ctrl+J (Win) / Command+J (Mac) để tạo bản sao.

Bước 12: Kéo Layer “Colorize” Vào Giữa Channel Mixer và Layer Grain

Tiếp theo, nhấp vào layer “colorize” và kéo nó vào giữa Channel Mixer và layer “grain”. Bạn sẽ thấy một đường phân chia khi kéo đến gần vị trí đó, nhả chuột để thả layer vào vị trí:

Kéo layer “colorize” vào giữa lớp điều chỉnh Channel Mixer và layer “grain”.

Bước 13: Đổi Blend Mode Thành “Overlay” Và Giảm Opacity Xuống 50%

Cuối cùng, thay đổi blend mode của layer “colorize” từ Normal thành Overlay và giảm Opacity xuống 50%:

Đặt blend mode là Overlay và giảm Opacity 50%.

Vậy là đã hoàn tất. Chúng ta đã đưa một số màu ban đầu trở lại hiệu ứng. Đưới đây là hình ảnh ban đầu:

Hình ảnh ban đầu.

Kết quả cuối cùng:

Kết quả cuối cùng.

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây