Hướng Dẫn Làm Quen Với Giao Diện Và Tính Năng Trong Photoshop

0
570

LÀM QUEN VỚI GIAO DIỆN PHOTOSHOP

Tìm hiểu về giao diện PTS và tính năng của nó. Bài viết bao gồm cửa sổ Document, Toolbar, Option Bar, thanh Menu, bảng điều khiển, không gian làm việc và tính năng tìm kiếm.

Trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn về giao diện của PTS, các tính năng chính mà giao diện cung cấp. PTS là một chương trình tuyệt đỉnh nơi ta có thể làm được rất nhiều điều, thế nhưng giao diện của nó lại cực kỳ đơn giản. Thực tế chỉ có một số phần chúng ta cần nắm rõ.

Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cửa sổ Document (nơi hiển thị và thực hiện việc chỉnh sửa ảnh), Toolbar (thanh công cụ), Option Bar (liên quan trực tiếp tới Toolbar, nó hiển thị tất cả tùy chọn cho thanh công cụ mà ta đã chọn), thanh Menu dọc theo giao diện chứa tất cả các loại tùy chọn và lệnh liên quan đến file, edit, image, select, layer, type v.v, khu vực bảng điều khiển dọc bên phải giao diện. Chúng ta sẽ cùng xem xét tổng quát những tính năng này tại đây còn những bài viết sau trong chương này sẽ giải thích chi tiết hơn.

Thêm vào đó chúng ta sẽ cùng tìm hiểu tính năng Tìm Kiếm mới được thêm vào trong PTS gần đây, cũng như tìm hiểu bước đầu về không gian làm việc và cách tùy chỉnh hình thức giao diện. Mình sẽ sử dụng Photoshop CC để hướng dẫn, tuy nhiên nó vẫn phù với Photoshop CS6. Đây là bài học đầu tiên trong số 10 bài học về Tìm Hiểu Giao Diện PTS.

Giao Diện PTS

Dưới đây là giao diện của PTS khi chúng ta mở một hình ảnh. Các bạn có thể xem lại bài viết về cách mở ảnh trong PTS ở chương trước:

Giao diện PTS. (Nguồn: Adobe Stock)

Cửa Sổ Document (Cửa Sổ Tài Liệu)

Cửa sổ document là khu vực lớn ở giữa giao diện nơi hình ảnh được hiển thị. Đó cũng chính là nơi chúng ta thực hiện công việc chỉnh sửa. Khu vực hiển thị hình ảnh được gọi và canvas. Vùng tối xung quanh đó là pasteboard (bảng dán). Paste không có nhiệm vụ nào khác ngoài việc lấp đầy khoảng trống xung quanh bức ảnh khi mà bản thân bức ảnh không thể lấp đầy được cửa sổ document:

Hình ảnh hiển thị trong cửa sổ document.

Tab Document

Phía trên cửa sổ document chính là tab document. Tab hiển thị tên và loại tệp của bức ảnh cũng như mức độ thu phóng của nó. Đây cũng là nơi chúng ta thực hiện chuyển đổi giữa các cửa sổ document với nhau khi mở nhiều hình ảnh cùng lúc trong PTS (chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn vấn đề này trong bài học khác):

Tab document.

Độ Thu Phóng và Status Bar (Thanh Trạng Thái)

Chúng ta có thể tìm thấy thêm thông tin về hình ảnh ở phía dưới cùng bên trái cửa sổ Document. Mức thu phóng hiện tại được hiển thị giống như trên tab document. Ngay bên cạnh là Status Bar. Theo mặc định, status bar sẽ hiển thị cấu hình màu của ảnh. Ví dụ như ảnh dưới của mình là Adobe RGB (1998). Của bạn có thể sẽ khác một chút chẳng hạn như sRGB IEC61966-2.1. Có thể xem lại bài viết về cấu hình màu trong bài hướng dẫn Cài đặt màu cơ bản trong PTS ở chương 1:

Mức thu phóng hiện tại (bên trái) và Status Bar (bên phải)

Nhấp và giữ chuột trên Status Bar để xem thêm thông tin bổ sung về hình ảnh như chiều rộng, chiều cao, độ phân giải hay thông tin về màu sắc:

Status Bar hiển thị thêm thông tin về hình ảnh.

Bạn hoàn toàn có thể thay đổi thông tin mà Status Bar hiển thị bằng cách nhấp mũi tên bên phải của Status Bar để mở ra một menu nơi có thể xem các chi tiết khác nhau như kích Document Size (kích thước tài liệu) hay Dimensions (chiều rộng, chiều cao và độ phân giải). Mình sẽ chọn Document Profile để đặt nó về mặc định:

Sử dụng Status Bar để xem thêm thông tin.

Toolbar (Thanh Công Cụ)

Toolbar (hay còn được gọi là Toolbox, Tools panel) là nơi chứa tất cả các công cụ chỉnh sửa của PTS. Nó nằm ở phía bên trái giao diện. Có rất nhiều công cụ ở đây, như là: chọn, chỉnh sửa và xử lý hình ảnh, vẽ, thêm chữ hay hình vào ảnh của bạn v.v.

Toolbar trong PTS.

Mở Rộng Toolbar

Theo mặc định, Toolbar được đặt thành một dạng cột dài, đơn lẻ. Chúng ta có thể nhấp vào mũi tên kép ở trên cùng để kéo cho nó trở nên to và ngắn hơn. Nhấp lại lần nữa vào mũi tên kép để quay lại bố cục mặc định:

Toolbar có thể hiển thị thành cột đơn hoặc kép.

Công Cụ Ẩn Của Toolbar

Thực tế PTS có nhiều công cụ hơn rất nhiều so với những gì chúng ta tìm thấy. Hầu hết các công cụ trên Toolbar đều có các các công cụ khác được lồng ghép vào cùng một chỗ. Hãy nhấp và giữ vào biểu tượng của một công cụ để xem menu các công cụ ẩn sau nó:

Hầu hết các công cụ đều chứ thêm các công cụ ẩn sau nó.

Option Bar (Thanh Tùy Chọn)

Option Bar được liên kết trực tiếp với Toolbar. Nó hiển thị các tùy chọn cho bất kỳ công cụ nào được chọn trong Toolbar. Có thể thấy Option Bar nằm ngay trên cửa sổ document, dọc theo đầu giao diện. Bởi mình lựa chọn Rectangular Marquee Tool nên Option Bar đang hiển thị các tùy chọn cho công cụ này:

Tùy chọn cho công cụ đã chọn sẽ xuất hiện trong Option Bar.

Nếu như mình chọn một công cụ khác, ví dụ Crop Tool (công cụ cắt):

Chọn Crop Tool.

Khi đó các tùy chọn trong Option Bar sẽ thay đổi:

Option Bar thay đổi mỗi khi chọn các công cụ khác nhau.

Menu Bar

Dọc trên cùng giao diện được gọi là thanh Menu. Đây là nơi chúng ta tìm thấy các lệnh và tùy chọn khác nhau, tất cả chúng được nhóm thành các danh mục khác nhau. Ví dụ menu File chứ các tùy chọn để mở, lưu và đóng tài liệu. Menu Layer liệt kê các tùy chọn dành cho layer. Các bộ lọc của PTS được chứ trong Menu Filter v.v. (Chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn về những mục này ở bài học khác) Lưu ý mục “Photoshop CC” bên trái thanh menu trong ảnh minh họa dưới đây chỉ hiển thị ở phiên bản dành cho Macbook:

Menu Bar chạy dọc phía trên.

Bảng Điều Khiển (Panels)

Dọc phía bên phải của giao diện là các bảng điều khiển cho phép chúng ta quyền truy cập và các loại lệnh và tùy chọn khác nhau. Quan trọng nhất là bảng điều khiển Layer. Đây là nơi chúng ta thực hiện thêm, xóa và làm việc với các layer. Ngoài ra còn rất nhiều bảng điều khiển khác, chúng ta sẽ xem xét kĩ hơn sau:

Bảng điều khiển nằm ở cột phía bên phải giao diện.

Nhóm Bảng Điều Khiển

Để tiết kiệm không gian, Adobe đã nhóm các bảng có liên quan lại với nhau. Ví dụ, nhìn vào bảng điều khiển Layer, tương tự như cửa sổ document, mỗi bảng điều khiển đều có một tab ở phía trên hiển thị tên của nó. Nhưng lưu ý có hẳn hai tab khác nhau ở bên phải của tab Layer. Đây là các bảng điều khiển khác được lồng vào cùng với bảng Layer. Tên của bảng điều khiển hiện đang được mở sẽ sáng hơn các bảng còn lại:

Bảng điều khiển Layer là một trong ba bảng trong nhóm.

Chuyển Đổi Giữa Các Bảng Trong Một Nhóm

Để chuyển sang một bảng khác trong cùng một nhóm, hãy nhấp vào tab của bảng đó. Ở đây mình mở bảng Channels. Chỉ cần ấn vào tab Layer là có thể quay trở về bảng điều khiển Layer:

Kích vào các tab trong nhóm để chuyển đổi giữa các bảng điều khiển trong nhóm.

Tìm Thêm Các Bảng Điều Khiển Khác Ở Đâu?

Theo mặc định thì chỉ hiện sẵn một số bảng điều khiển. Tuy nhiên còn rất nhiều bảng điều khiển khác trong PTS. Bạn có thể tìm thấy nó tại menu Window trên thanh menu:

Nhấn vào mục Window trên thanh menu.

Các bảng điều khiển được liệt kê đơn lẻ thành một cột dài. Để chọn một bảng điều khiển, chỉ cần nhấp vào tên của nó. Dấu tích ở bên trái tên của bảng điều khiển nghĩa là bảng đó đã được mở. Khi bạn tích lại một lần nữa thì bảng điều khiển đã mở sẽ được đóng lại.

Tất cả các bảng điều khiển trong PTS có thể tìm thấy tại menu Window.

Thanh Tìm Kiếm

Trong Photoshop CC mới được update thêm thanh tìm kiếm. Nó cho phéo chúng ta nhanh chóng tìm ra các công cụ hay lệnh, cũng như các hướng dẫn về những chủ đề khác nhau hoặc ảnh từ Adobe Stock. Để sử dụng thanh tìm kiếm, hãy nhấp vào biểu tượng kính lúp ở phía trên bên phải của PTS, nằm ngay trên cột bảng điều khiển. Nếu bạn đang sử dụng Photoshop CC mà không tìm thấy biểu tượng tìm kiếm, hãy thử xem phiên bản của bạn đã được cập nhật chưa nhé:

Nhấp vào biểu tượng tìm kiếm.

Thanh tìm kiếm sẽ mở ra khi nhấp vào biểu tượng kính lúp. Nhập cụm từ cần tìm kiếm vào đó, ví dụ: Crop. Kết quả tìm kiếm sẽ hiện ra, ở đây có 2 kết quả là công cụ Crop và công cụ Perspective Crop (cắt phối cảnh). Quá trình tìm kiếm còn đưa ea thêm kết quả về lệnh Crop and Straighten Photos, lệnh Trim và lệnh Crop. Nhấp vào công cụ hay lệnh cần dùng để chọn nó. Bên dưới các công cụ và lệnh là hướng dẫn của Adobe về cách cắt và làm thẳng ảnh, cũng như những hình ảnh liên quan đến “Crop” trên Adobe Stock. Nhấp vào một hướng dẫn hay ảnh dẽ mở ra trình duyệt web và chuyển hướng bạn tới trang web Adobe hoặc Adobe Stock.

Ngay bên dưới cụm từ tìm kiếm là một menu cho phép bạn lựa chọn giới hạn cho kết quả tìm được. Theo mặc định sẽ hiển thị kết quả ở All. Để lựa chọn giới hạn chỉ tìm kiếm trong các công cụ và lệnh của PTS, hãy nhấn vào Photoshop. Để xem hướng dẫn về cụm từ tìm kiếm chọn Learn. Và chọn Stock để giới hạn chỉ xem hình ảnh trên Adobe Stock:

Sử dụng tính năng tìm kiếm để nhanh chóng tìm được cái bạn cần dùng.

Workspaces (Không Gian Làm Việc)

Cuối cùng, hãy xem qua về Workspaces. Không gian làm việc trong PTS là một tập hợp các preset và các sắp xếp của giao diện. Nó có thể kiểm soát được bảng nào đang được hiển thị trên màn hình cùng với cách sắp xếp của bảng đó. Workspace có thể thay đổi bố cục của các công cụ trong Toolbar. Các mục trong thanh Menu hay các phím tắt đầu có thể thay đổi tùy chỉnh như một phần của không gian làm việc.

Photoshop mặc định sử dụng không gian làm việc có tên gọi Essentials. Đó là một không gian làm việc chung, đa năng với bố cục giao diện phù hợp với nhiều loại tác vụ khác nhau. Bên cạnh đó còn có những không gian làm việc khác để bạn lựa chọn. Chúng ta có thể chuyển đổi giữa các không gian làm việc bằng cách sử dụng tùy chọn Workspace ở phía trên bên phải của PTS. Trong Photoshop CC, tùy chọn này được biểu thị bằng một biểu tường, còn đối với Photoshop CS6, nó là một hộp lựa chọn với tên của không gian làm việc hiện đang chọn được hiển thị trong hộp:

Biểu tượng Workspace trong Photoshop CC.

Nhấp vào biểu tượng hoặc hộp lựa chọn để mở menu và các không gian làm việc khác mà ta có thể lựa chọn. PTS bao gồm một số không gian làm việc được tích hợp sẵn. Mỗi người tùy chỉnh giao diện sao cho phù hợp với công việc cụ thể. Như đã nói, Essentials là không gian làm việc chung, đa năng. Nếu như bạn là một nhà thiết kế web chắc chắn bạn sẽ muốn chọn không gian làm việc Graphic and Web. Photography thì hoàn toàn phù hợp cho việc chỉnh sửa ảnh. Hãy theo dõi bảng điều khiển và thanh công cụ khi bạn chuyển đổi giữa hai không gian làm việc, để thấy được sự khác biệt.

Chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn về không gian làm việc trong một bài viết khác. Lưu ý mình mặc định sử dụng Essentials trong mọi bài hướng dẫn cho nên mình khuyên các bạn nên thực hành với Essentials trong quá trình học PTS:

Sử dụng menu Workspace để dễ dàng chuyển đổi giữa các không gian làm việc.

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây