Hướng Dẫn Chuyển Ảnh Đuôi JPEG Từ Lightroom Sang Photoshop

0
501

CÁCH CHUYỂN ẢNH ĐỊNH DẠNG JPEG TỪ LIGHTROOM SANG PHOTOSHOP

Tìm hiểu cách di chuyển ảnh JPEG từ Adobe Lightroom sang PTS để chỉnh sửa thêm. Sau đó chuyển lại ảnh đã chỉnh sửa về lại Lightroom. Bài hướng dẫn dành cho Lightroom CC và Photoshop CC.

Như mình đã nói ở bài viết trước ‘‘Cách chuyển các tệp Raw từ Lightroom sang Photoshop’’, Lightroom chủ yếu là bộ xử lý hình ảnh raw. Nó được thiết kế để cải thiện và nâng cao giao diện hình ảnh (được chụp bằng máy ảnh và lưu dưới dịnh dạng raw). Tuy nhiên, nó vẫn dễ dàng sử dụng với các tệp không phải tệp raw như JPEG, TIFF và PSD (của riêng PTS).

Mặc dù các tệp raw có lợi thế hơn rất nhiều so với JPEG (xem hướng dẫn Chỉnh sửa ảnh RAW và JPEG để hiểu rõ hơn) thì JPEG cẫn là định dạng phổ biến và được sử dụng rộng rãi nhất để chụp cũng như lưu trữ ảnh. Ở bài viết này, chúng ta sẽ học cách di chuyển các tệp JPEG giữa Lightroom và PTS, tất nhiên những điều này hoàn toàn có thể áp dụng cho TIFF và PSD.

Bước 1: Thực Hiện Các Chỉnh Sửa Ảnh Ban Đầu Trong Lightroom

Như đã nói ở bài hướng dẫn trước, mình sẽ không nói chi tiết về Lightroom hay PTS ở đây, chúng ta sẽ chỉ tập trung chú ý vào cách di chuyển các tệp JPEG. Dưới đây là hình ảnh đang được làm việc với mô-đun Develop của Lightroom. Bức ảnh này được chụp qua cửa kính của cáp treo, khi mà nó chạy qua những ngọn núi. Bức ảnh sẽ cực đẹp nếu như không có sự xuất hiện của những sợi dây cáp kéo dài ở phần trên của bức ảnh:

Một tệp JPEG mở trong mô-đen Develop của Lightroom.

Nhìn cận ảnh để thấy rõ hơn:

Tổng thể thì tuyệt vời, nhưng vấn đề là lại xuất hiện mấy sợi dây cáp.

Bức ảnh được lưu dưới dạng JPEG. Có thể thấy rõ điều này khi nhìn vào thanh phía trên Filmstrip dọc theo bên dưới Lightroom, ngoài tên của bức ảnh ra còn kèm thôi đuôi “.jpg’’ ở cuối:

Thanh phía trên Filmstrip hiển thị tên tệp và phần mở rộng.

Mình muốn loại bỏ những sợi cáp này ra khỏi bức ảnh, nhưng tất nhiên không thể làm điều này trong Lightroom bởi nó vốn dĩ không phải là một trình chỉnh sửa pixel. Thay vì tác động đến bố cục của bức ảnh, Lightroom có khả năng tác động và nâng cao giao diện của bức ảnh và những gì nó hiển thị cho ta thấy đơn giản chỉ là một bản xem trước của hình ảnh khi áp dụng những thay đổi đó. Nó hoàn toàn không tác động lên ảnh gốc, thay vào đó Lightroom tạo ra một bản sao tương tự ảnh gốc rồi áp dụng các chỉnh sửa chúng ta thực hiện lên bản sao đó. Với Lightroom, các bức ảnh gốc luôn được giữ nguyên vẹn.

Lợi ích của cách thức hoạt động này chính là bảo vệ bản gốc không bị phá hủy. Chúng ta có thể tùy ý thực hiện chỉnh sửa tùy thích mà không ảnh hưởng gì đến ảnh gốc. Phần chỉnh sửa đơn giản và trực quan trong Lightroom giúp chúng ta dễ dàng xử lý các vấn đề về độ phơi sáng, độ tương phản hay màu sắc tổng thể của bức ảnh. Đồng thời nó cũng làm nổi bật các chi tiết trong vùng tối hay vùng sáng. Ngoài ra có thể tăng thêm độ sắc nét cho bức ảnh, khắc phục các vấn đề về biến dạng ống kính, hay thậm chí có thể thêm vào một số hiệu ứng cơ bản như tách tông màu hay làm mờ hoặc nét ảnh.

Tuy nhiên có rất nhiều điều không thể thực hiện được trong Lightroom bởi nó chỉ có thể thực hiện những chỉnh sửa không liên quan đến việc thay đổi các pixel trong hình ảnh. Ví dụ để loại bỏ những sợi dây đó, mình cần chỉnh sửa các pixel. Mặc dù Lightroom không làm được, nhưng PTS chắc chắn làm được. Sức mạnh chỉnh sửa pixel của PTS là đỉnh nhất. Khi mà chúng ta học song song cách sử dụng Lightroom và PTS rồi sau đó kết hợp với nhau, tận dụng tối đa thế mạnh của riêng mỗi chương trình thì có thể nói rằng không có gì mà chúng ta không thể thực hiện được với các bức ảnh.

Quy tắc chung trong quy trình làm việc của Lightroom cũng như PTS là thực hiện tối đa các chỉnh sửa có thể áp dụng trong Lightroom. Đôi khi chỉ cần sử dụng mình Lightroom là đã có thể giải quyết hết các vấn đề chỉnh sửa để giúp bức ảnh trở nên hoàn hảo. Tuy nhiên nếu như khi bạn đã thực hiện hết những gì có thể làm trong Lightroom mà hình ảnh vẫn cần chỉnh sửa thêm, tương tự như việc xóa đoạn dây cáp, thì đây chính là lúc cần chuyển ảnh sang PTS.

Bước 2: Chuyển Ảnh Sang PTS

Nhìn vào bảng Basic trong mô đun Develop có thể thấy mình đã thực hiện một số điều chỉnh ban đầu đối với exposure, contrast và color:

Bảng Basic dùng để thực hiện hầu hết các chỉnh sửa ảnh.

Mình đã tăng thêm độ sắc nét ban đầu trong bảng Detail, đồng thời cũng sửa một số biến dạng ống kính ở bảng Lens Corrections. Hiện tại công việc chỉnh sửa bằng Lightroom đã hoàn tất vì thế mình sẽ chuyển nó sang PTS.

Để di chuyển tệp JPEG từ Lightroom sang PTS, hãy di chuột đến menu Photo nằm ở thanh Menu dọc phía trên màn hình (trong Lightroom), chọn Edit In, sau đó chọn Edit in Adobe Photoshop. Phiên bản PTS bạn đang dùng sẽ được ghi rõ ở đó (như của mình là Photoshop CC 2015).

Nhanh gọn hơn thì chúng ta có thể dùng tổ hợp phím:

Windows: Ctrl+E

Macbook: Command+E

Photo > Edit In > Edit in Adobe Photoshop.

Trước khi chuyển tệp đó sang PTS, Lightroom sẽ đưa ra ba tùy chọn để hỏi chính xác tệp bạn muốn gửi qua là gì: Edit a Copy with Lightroom Adjustments, Edit a Copy, và Edit Original. Nếu đây là lần đầu tiên bạn thực hiện thao tác chuyển ảnh này từ Lightroom qua PTS, hãy chọn Edit a Copy with Lightroom Adjustments sau đó chọn Edit. Thao tác này sẽ tạo một bản sao hình ảnh qua PTS với các chỉnh sửa đã được thực hiện trước đó trong Lightroom. (Chúng ta sẽ cùng xem xét hai tùy chọn còn lại sau):

Chọn Edit a Copy with Lightroom Adjustments.

Thao tác nào sẽ giúp khởi chạy PTS (nếu như bạn chưa mở sẵn trước đó) và hình ảnh sẽ được mở ra trong PTS:

Hình ảnh được chuyển sang PTS với những chỉnh sửa đã thực hiện ở Lightroom.

Bước 3: Chỉnh Ảnh Trong PTS

Giờ đây, bạn có thể thực hiện việc xóa bỏ các sợi dây cáp ra khỏi bức ảnh. Mình sẽ thực hiện nhanh thao tác này bởi nó không phải là trọng tâm của bài hướng dẫn. Chúng ta sẽ thêm một layer trống vào để tách biệt với hình ảnh. Hãy nhấp chuột vào biểu tượng New Layer ở cuối bảng Layers:

Nhấp vào biểu tượng New Layer.

PTS ngay lập tức thêm một layer trống mới nằm ngay trên layer nền:

Layer trống mới.

Sử dụng Spot Healing Brush Tool năm ở thanh công cụ dọc phía bên trái màn hình để xóa các sợi dây cáp:

Chọn Spot Healing Brush Tool.

Trên thanh tùy chọn dọc theo phía trên màn hình, hãy đảm bảo bạn đã chọn chính xác Content-AwareSample All Layers:

Chọn Content-AwareSample All Layers.

Hãy bắt đầu với dây thấp nhất. Trước tiên, mình sẽ thay đổi kích thước brush sao cho nhỏ vừa đủ với kích thước của sợi cáp. Sử dụng phím ngoặc vuông trái phải ([]) trên bàn phím để thực hiện việc này. Nhấn phím ‘‘[’’ nhiều lần để brush nhỏ đi và ngược lại nhấn ‘‘]’’ nhiều lần để brush to lên:

Tăng kích thước brush lớn hơn một chút so với khu vực cần xóa.

Vì dây chạy theo đường thằng, nên mình sẽ bắt đầu bằng cách nhấp Spot Healing Brush Tool ở một đầu của sợi dây. Sau đó nhấn giữ phím Shift và kéo brush đến đầu dây bên kia và nhấp lại. Thao tác này yêu cầu PTS vẽ một đường thẳng giữa hai điểm nhấp chuột. Chúng ta có thể thấy một đường xám đậm ở nơi mà mình đã vẽ. Đây là khu vực PTS đang phân tích để tìm ra những gì cần loại bỏ và những gì sẽ được thay thế vào:

Nhấp chuột vào một đầu sau đó nhấn giữ shift kéo đi rồi nhấp chuột ở đầu kia để loại bỏ các đoạn thẳng dài.

Chỉ sau khoảng hai giây, lớp phủ màu xám sẽ biến mất và sợi cáp cũng không còn nữa.

PTS dễ dàng loại bỏ sợi dây đầu tiên một cách nhanh chóng.

Tương tự với sợi dây tiếp theo, trông nó có vẻ như là hai sợi dây chồng chéo lên nhau vì ở phía mép trái của bức ảnh sợi dây này đã phân nhánh làm đôi. Đối với sợi này mình sẽ làm hai lần. Trước tiên ấn chuột trái vào đầu bên phải các sợi dây bằng Spot Healing Brush Tool. Sau đó nhấn giữ phím Shift rồi kích chuột trái để vẽ một đường thẳng giữa cái điểm đã chọn:

Thực hiện thao tác tương tự đối với dây trước.

PTS tiếp tục phân tích để loại bỏ và thay thế đoạn vừa chọn. Để loại bỏ tiếp đoạn dây bị phân nhánh phía trên nó, chúng ta lại tiếp tục nhấp vào một đầu của dây, nhấn giữ shift sau đó nhấp vào đầu còn lại để vẽ một đường thẳng:

Xử lý tiếp đoạn dây phân nhánh.

Sợi dây phân nhánh giờ cũng đã biến mất. Tiếp tục thực hiện tương tự đối với sợi dây cuối cùng ở góc trên bên trái bức ảnh:

Xóa bỏ sợi dây góc trên bên trái bức ảnh.

Chỉ với công cụ Spot Healing Brush Tool của PTS, mình đã loại bỏ được hoàn toàn các sợi dây cáp ra khỏi bức ảnh:

Các sợi dây cáp đã hoàn toàn biến mất.

Bước 4: Lưu Và Đóng Ảnh

Sau khi đã hoàn thành xong các chỉnh sửa trong PTS, để lưu lại bức ảnh vừa chỉnh sửa và chuyển nó quay trở lại Lightroom, hãy di chuột đến menu File và chọn Save. Chú ý ở đây ta chọn ‘‘Save’’ chứ không chọn ‘‘Save As’’. Bởi Lightroom có thể tự động thêm phiên bản đã chỉnh sửa vào danh mục của nó khi mà phiên bản vừa chỉnh sửa xong được lưu cùng thư mục với ảnh gốc, nếu như chọn Save As có thể chúng ta sẽ vô tình lưu sai vị trí tệp. Nhớ kỹ chọn Save để đảm bảo lưu tệp vào cùng một thư mục với ảnh gốc:

File > Save.

Sau khi hình ảnh đã được lưu, chúng ta có thể đóng nó trong PTS bằng cách nhấp vào menu File rồi chọn Close:

File > Close.

Bước 5: Quay Lại Lightroom

Sau khi đã lưu và đóng ảnh trong PTS, chúng ta có thể quay lại Lightroom, bây giờ hình ảnh đã được cập nhật với các chỉnh sửa trong PTS. Các bạn có thể thấy những sợi dây cáp ban đầu giờ đây đã không còn nữa:

Các chỉnh sửa trong PTS đã được cập nhật trên Lightroom.

Tuy rằng nhìn thì chúng giống như là cùng một bức ảnh, nhưng khi nhìn xuống Filmstrip chúng ta sẽ nhận ra có tới hai phiên bản của ảnh này. Một cái là ảnh gốc, còn một cái là ảnh sau khi đã chỉnh sửa trong PTS. Lý do là bởi khi chuyển ảnh qua PTS, chúng ta đã chọn Edit a Copy with Lightroom Adjustments để yêu cầu Lightroom gửi sang PTS bản sao của hình ảnh, chứ không phải bản gốc. Bản sao này chứa các chỉnh sửa của PTS, giờ được chuyển lại qua Lightroom và được thêm vào danh mục cùng với bản gốc.

Có một số cách để nhận biết đó có phải là hình ảnh gốc hay không. Đầu tiên, nếu nhìn vào tên tệp trên Filmstrip, chúng ta sẽ thấy nó có thêm “-Edit” ở đuôi, điều này cho biết đó là phiên bản đã chỉnh sửa. Ngoài ra, ảnh gốc là tệp JPEG, nhưng phiên bản chỉnh sửa thì lại được lưu dưới dạng TIFF (với phần mở rộng là .tif). Điều này là mặc định và hoàn toàn có thể thay đổi nó trong Preferences của Lightroom (chúng ta sẽ xem xét cách thực hiện điều chỉnh này trong một hướng dẫn khác):

Bản chỉnh sửa ở PTS được lưu dưới dụng tệp TIFF và có đuôi –Edit ở cuối tên.

Một cách khác để nhận ra đây không phải ảnh gốc, đó là nhìn vào bảng Basic, tất cả các lựa chọn đều được kéo về 0 bởi Lightroom coi phiên bản đã chỉnh sửa này là một tệp hoàn toàn mới. Chúng ta vẫn có thể thực hiện chỉnh sửa trong Lightroom nếu cần còn quyền truy cập vào lịch sử chỉnh sửa đã thực hiện trước đó thì không thể:

Toàn bộ được kéo hết về 0.

Chỉnh Sửa Thêm Trong PTS

Sau khi trở về Lightroom bỗng nhiên nhận thấy vẫn còn cái cần chỉnh sửa thêm trong PTS, vậy phải làm sao? Tất cả những gì bạn cần làm là chọn đúng phiên bản ảnh đã được chỉnh sửa trước đó trong PTS sau đó đi tới menu Photo, chọn Edit In rồi nhấp vào Edit in Adobe Photoshop:

Photo > Edit In > Edit in Adobe Photoshop.

Lightroom một lần nữa lại hỏi bạn muốn gửi gì qua PTS, nhưng lần này chúng ta không cần gửi một bản sao khác qua nữa mà cái chúng ta cần là tệp mà vừa thực hiện chỉnh sửa trước đó. Vì hai chỉnh sửa Edit a Copy with Lightroom Adjustments và Edit a Copy đều sẽ tiếp tục tạo nên một bản sao khác của hình ảnh, nên mình sẽ không chọn nó. Thay vào đó mình sẽ chọn Edit Original.

Nếu vẫn muốn tạo một bản sao khác (để thực hiện một ý tưởng mới chẳng hạn) thì đừng chọn Edit a Copy with Lightroom Adjustments bởi tùy chọn này sẽ làm phẳng hình ảnh khi mở ra trong PTS, tất cả layer sẽ biến mất hết. Thay vào đó hãy chọn Edit a Copy. Thao tác này sẽ gửi một bản sao mới của tệp sang PTS với tất cả các layer vẫn còn nguyên vẹn.

Vì không cần thêm một bản sao khác nên mình sẽ chọn Edit Original, sau đó nhấp vào Edit:

Chọn Edit Original để làm việc với file tương tự trước đó trong PTS.

Bức ảnh sẽ lại được mở ra trên PTS và sẵn sàng cho những chỉnh sửa tiếp theo:

Bản edit trước đó được mở ra trong PTS.

Nhìn vào tab document, có thể nhận thấy tệp được mở ra là tệp TIFF, không phải ảnh JPEG gốc:

Tab document thể hiện rõ ảnh được chuyển qua từ Lightroom thuộc định dạng nào.

Sau đó nhìn vào bảng Layer, có thể thấy hai layer trước đó vẫn được giữ nguyên:

Hai layer trong lần chỉnh sửa trước đó vẫn được giữ nguyên.

Sau khi hoàn tất chỉnh sửa như mong muốn, tương tự như lúc trước hãy di chuột tới menu File và chọn Save. Sau đó đóng tệp bằng cách quay lạu menu File chọn Close. Khi trở về với Lightroom, bạn sẽ thấy hình ảnh đã được cập nhật những thay đổi mới nhất vừa thực hiện trong PTS.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây