Hướng Dẫn Sử Dụng Filter Lighting Effects Tạo Tiêu Điểm Vào Ảnh Trong PTS

0
479

TẠO ĐIỂM NHẤN BẰNG ÁNH SÁNG

Trong bài hướng dẫn này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách thêm tiêu điểm vào ảnh bằng filter Lighting Effects. Các bạn sẽ thấy được việc thêm nhiều nguồn ánh sáng vào cùng một bức ánh thực ra rất dễ dàng. Thay vì giới hạn với một nguồn sáng duy nhất thì chúng ta có thể kiểm soát cả nơi phát ra ánh sáng và phản xạ của nó.

Mình sẽ sử dụng hình ảnh dưới đây làm ví dụ:

Ảnh minh họa.

Mình muốn tạo sự thú ý hơn đến bông hoa và gương mặt của cô gái, trong khi đó sẽ giảm bớt tầm quan trọng của phần còn lại. Có rất nhiều cách khác nhau để làm điều đó trong PTS, nhưng ở đây ta sẽ tập trung và việc sử dụng ánh sáng. Thậm chí một tia sáng le lói cũng đủ để thực hiện thủ thuật này. Dưới đây là kết quả mà mình muốn hướng tới:

Kết quả cuối cùng.

Bước 1: Tạo Bản Sao Layer Background

Điều đầu tiên chúng ta cần làm là sao chép layer Background vì nó chứa dữ liệu hình ảnh gốc và chúng ta thì luôn cần giữ nó nguyên bản phòng trường hợp cần sử dụng đến. Nhấn phím Ctrl+J (Win) / Command+J (Mac) và bạn sẽ thấy trong bảng điều khiển Layers đã xuất hiện thêm một layer có tên gọi “Layer 1”. Nó chính là bản sao của layer Background:

Nhấn “Ctrl+J” (Win) / “Command+J” (Mac) để tạo bảo sao layer Background.

Thông thường mình sẽ đổi cho layer một cái tên mang tính mô tả hơn nhưng vì hiệu ứng này chỉ cần hai layer nên không nhất thiết phải thay đổi tên.

Bước 2: Mở Filter Lighting Effects

Với “Layer 1” được chọn trong bảng điều khiển Layers, hãy mở filter Lighting Effects của PTS bằng cách nhấn vào menu Filter trên đầu màn hình, chọn Render rồi sau đó chọn Lighting Effects. Thao tác này sẽ hiển thị hộp thoại Lighting Effects với khu vực xem trước nằm bên trái và các tùy chọn cùng cài đặt nằm bên phải:

Hộp thoại filter Lighting Effects.

Nếu chưa bao giờ sử dụng filter Lighting Effects thì có thể bạn sẽ nghĩ bản thân khó có thể sử dụng nó. Tuy nhiên đừng quá lo, chúng ta chỉ cần tập trung vào một vài điều thôi.

Bước 3: Chọn Flashlight

Tùy chọn đầu tiên cần thay đổi là tùy chọn ở trên cùng: Style. Nhấp vào mũi tên trở xuống để hiển thị danh sách các kiểu có sẵn. Hãy nhấn chọn Flashlight:

Chọn Flashlight.

Ngay sau khi chọn “Flashlight”, hình ảnh trong khu vực xem trước ở bên trái hộp thoại Lighting Effects sẽ thay đổi để hiển thị kiểu chiếu sáng mới. Kiểu Flashlight gần giống như những gì bạn muốn thấy nếu chiếu đèn pin vào một đối tượng nào đó. Lưu ý phần còn lại của hình ảnh sẽ tối đi và chỉ khu vực được chiếu sáng bởi nguồn ánh mới có thể nhìn thấy:

Khu vực xem trước ở bên trái hiển thị cách mà hiệu ứng ảnh hưởng đến hình ảnh.

Bước 4: Kéo Nguồn Sáng Để Định Vị Lại

Nguồn sáng hiện nằm ở vị trị trung tâm của hình ảnh. Nhưng đây không phải là nơi mà mình muốn. Mình muốn nó trong có vẻ phát ra từ bông hoa mà cố gái đang cầm vì thế ta cần đặt lại vị trí của nó. Nếu quan sát kỹ, bạn sẽ thấy nguồn sáng được bao quanh bởi một vòng tròn mỏng có chốt hình vuông ở bốn điểm trên, dưới, trái và phải. Một vòng tròn nhỏ ở giữa cho biết tâm của nguồn sáng. Để định vị lại nguồn sáng, chúng ta chỉ cần nhấp chuột vào vòng tròn nhỏ ở giữa và kéo nguồn sáng đến vị trí mới. Mình sẽ kéo nó tới chỗ bông hoa:

Dễ dàng di chuyển nguồn sáng bằng cách nhấp vào vòng tròn ở giữa và kéo chuột.

Bước 5: Thay Đổi Kích Thước Nguồn Sáng (Nếu Cần)

Mình cần mở rộng khu vực bị ảnh hưởng bởi nguồn sáng nên mình sẽ tăng kích thước của nguồn sáng bằng cách nhấp vào tay cầm trên cùng rồi kéo nó lên trên. Với kiểu Flashlight đang được áp dụng, việc bạn kéo tay cầm nào không hề quan trọng vì đèn có hình tròn cố định. Các kiểu chiếu sáng khác sẽ cung cấp cho người dùng các kết quả khác nhau tùy thuộc vào bạn kéo tay cầm ở vị trí nào, nhưng với Flashlight thì không:

Kéo tay cầm bất kỳ để mở rộng nguồn sáng.

Tiếp theo chúng ta sẽ tăng thêm ánh sáng vào hình ảnh.

Bước 6: Thêm Nguồn Sáng Thứ Hai Bằng Cách Sao Chép Nguồn Sáng Gốc

Giờ chúng ta đã có nguồn sáng trên bông hoa và các bạn hoàn toàn có thể dừng lại nếu chỉ muốn dồn sự tập trung vào bông hoa. Nhưng mình thì muốn làm cho có vẻ như ánh sáng từ bông hoa đang phản chiếu vào gương mặt của cô gái nên mình sẽ cần một nguồn sáng thứ hai và nguồn sáng nà mình vẫn sử dụng kiểu “Flashlight”. Cách dễ nhất lúc này là sao chép nguồn sáng ban đầu sau đó đặt vị trí nguồn sáng thứ hai vào nơi mong muốn. Chúng ta có thể thực hiện cả hai điều này cùng lúc.

Để sao chép nguồn sáng, nhấn giữ phím Alt (Win) / Option (Mac) sau đó nahasp vào vòng tròn ở giữa nguồn sáng rồi kéo nó để định vị lại. Bằng cách nhấn giữ phím Alt/Option khi kéo, thay vì di chuyển nguồn sáng ban đầu thì chúng ta đã tạo ra một bản sao của nó và bản sao này cũng được áp dụng kiểu “Flashlight”. Tất cả những gì chúng ta cần làm là kéo nó đến nơi mong muốn. Mình sẽ kéo nó xuống đáy mũi của cô gái:

Nhấn giữ Alt/Option khi kéo nguồn sáng ban đầu để tạo bản sao của nó.

Mình muốn làm cho nguồn sáng thứ hai này nhỏ hơn nên sẽ kéo núm điều khiển ở trên cùng về phía tâm để giảm kích thước:

Giảm kích thước nguồn sáng thứ hai bằng cách kéo tay cầm bên trên về phía tâm.

Bước 7: Thêm Nguồn Sáng Khác Khi Cần

Có lẽ mình sẽ thêm một nguồn sáng thứ ba để tăng thêm hiệu ứng. Mình sẽ thêm một cái ngay bên dưới mắt phải của cô gái. Những gì mình cần làm là sao chép một nguồn sáng hiện có. Và mình sẽ sao chép nguồn sáng vừa tạo bằng cách nhấn giữ Alt (Win) / Option (Mac) để tạo bản sao của nó khi kéo. Mình sẽ di chuyển nguồn sáng mới ngay dưới mắt phải. Sau đó giảm kích thước nguồn sáng thứ ba này một chút bằng cách kéo một tay cầm bất kỳ về phía tâm:

Thêm nguồn sáng thứ 3 ở khu vực mắt phải.

Trông khá ổn rồi nên mình sẽ hoàn tất việc thêm nguồn sáng bằng cách nhấp vào phím OK để đóng Filter Lighting Effects. Lúc này PTS sẽ áp dụng các nguồn sáng cho hình ảnh trong cửa sổ tài liệu:

PTS áp dụng các hiệu ứng ánh sáng cho hình ảnh ngay khi bạn đóng hộp thoại.

Bước 8: Giảm Opacity (Nếu Cần)

Nếu thấy hiệu ứng ánh sáng quá mạnh, bạn chỉ cần giảm giá trị Opacity của “Layer 1” xuống. Tùy chọn Opacity nằm ngay trên đầu bảng điều khiển Layers (cho bạn nào đang lăn tăn không biết nó ở đâu). Giảm giá trị Opacity của một layer sẽ cho phép các layer bên dưới nó hiển thị xuyên qua. Mình sẽ hạ giá trị này xuống khoảng 80% để làm dịu hiệu ứng:

Giảm Opacity để giảm cuồng độ của hiệu ứng ánh sáng.

Và đây là kết quả cuối cùng:

Và đây là kết quả của việc tạo điểm nhấn bằng ánh sáng.

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây