Hướng Dẫn Chỉnh Sửa Biến Ảnh Mới Thành Ảnh Cũ Trong Photoshop

0
502

Trong bài hướng dẫn này, chúng ta sẽ tìm hiểu một cách hơi ngược đời một chút đó là biến một bức ảnh mới chụp thành một bức ảnh xưa cũ như được chụp từ rất nhiều năm về trước bằng cách kết hợp một số hiệu ứng riêng biệt để tạo ra kết quả cuối cùng.

Chúng ta sẽ xem cách thay thế màu gốc của ảnh bằng tông màu nâu đỏ cổ điển, thêm ánh sáng dịu vào ảnh và làm tối các cạnh, thêm độ nhiễu, bụi và các vết trầy xước. Làm mờ ảnh bằng cách làm sáng màu đen lên và làm tối màu trắng đi. Ngoài ra chúng ta cũng sẽ học cách khôi phục lại một số màu gốc của ảnh sau khi hoàn tất. Nghe thật thú vị đúng ko!

Tương tự như nhiều hiệu ứng hình ảnh khác, kết quả phụ thuộc khá nhiều vào hình ảnh mà bạn sử dụng. Nếu như bạn dùng hình ảnh ai đó ngồi trong một chiếu oto đời 2008, mặc độ thời thượng và nghe iPod thì việc cố gắng làm cho bức ảnh trông như thể được chụp cách đây 40 50 năm là điều không thực sự hiệu quả, trừ khi bạn có mục đích nhất định (ví dụ như sử dụng hình ảnh để chứng minh xuyên không là có thật).

Mình sẽ sử dụng bức ảnh dưới đây làm ví dụ minh họa:

Ảnh gốc.

Và đây là hình ảnh sau khi áp dụng hiệu ứng để biến nó trở thành bức ảnh xưa cũ:

Kết quả cuối cùng.

Tất nhiên có rất nhiều cảnh để biến một bức ảnh trở nên cũ kỹ và đây chỉ là một trong những cách đó.

Bước 1: Thêm Lớp Điều Chỉnh Hue/Saturation

Với hình ảnh đã được mở ra trong PTS, điều đầu tiên chúng ta càn làm là thay thế màu sắc tươi sáng của ảnh bằng tông màu nâu đỏ cổ điển bằng cách sử dụng lớp điều chỉnh Hue/Saturation. Nhấn vào biểu tượng New Adjustment Layer ở cuối bảng điều khiển Layers:

Nhấn biểu tượng New Adjustment Layer.

Sau đó chọn Hue/Saturation:

Chọn Hue/Saturation.

Thao tác này sẽ mở ra hộp thoại Hue/Saturation. Nhấp vào bên trông ô Colorize ở bên phải hộp thoại, sau đó kéo thanh trượt Hue đến khoảng 40 để có tông màu nâu đỏ đẹp mắt:

Chọn tùy chọn Colorize ở góc dưới bên phải hộp thoại Hue/Saturation và đặt giá trị Hue thành 40.

Bấm OK sau khi hoàn tất để thoát khỏi hộp thoại. Bây giờ nhìn vào bảng điều khiển Layers ta sẽ thấy layer điều chỉnh Hue/Saturation nằm phía trên layer Background (layer chứa ảnh gốc):

Bảng điều khiển Layers hiển thị điều chỉnh Hue/Saturation mới được thêm vào.

Nhìn vào hình ảnh trong cửa sổ tài liệu, có thể thấy rằng màu màu ảnh gốc đã được thay thế bằng tông màu nâu đỏ:

Màu ảnh gốc đã được thay thế bằng màu nâu đỏ.

Bước 2: Hợp Nhất Hai Layer Thành Một Layer Mới

Tiếp theo, chúng ta cần hợp nhất các layer hiện có vào thành một layer mới nằm trên chúng. Để làm điều đó, với layer điều chỉnh vẫn được chọn trong bảng điều khiển Layers, nhấn giữ Alt (Win) / Option (Mac) sau đó trong khi vẫn giữ phím này hãy đi tới menu Layer và chọn Merge Visible. Hoặc sử dụng phím tắt Shift+Ctrl+Alt+E (Win) / Shift+Command+Option+E (Mac):

Tùy chọn “Merge Visible” nằm trong menu Layer.

Thông thường, khi chọn tùy chọn Merge Visible thì PTS sẽ hợp nhất tất cả các layer vào một layer hiện có trong bảng điều khiển Layers, đây thường là điều chúng ta không muốn vì nó sẽ làm mất các layer ban đầu. Bằng việc nhấn giữ phím Alt/Option khi chọn Merge Visible (hoặc dùng phím tắt) thì chúng ta sẽ yêu cầu PTS tạo một layer hoàn toàn mới và hợp nhất mọi thứ vào layer mới đó trong khi vẫn giữ nguyên các layer ban đầu. Bây giờ, nếu nhìn vào bảng điều khiển Layers, chúng ta có thể thấy rằng PTS đã tạo một layer mới phía trên hai layer trước đó và đã hợp nhất hai layer con lại vào nó. Chúng ta có thể thấy hình ảnh với tông màu nầu đỏ trong hình thu nhỏ xem trước của layer mới:

Bảng điều khiển hiển thị hai layer đã được hợp nhất vào một layer mới nằm ngay bên trên chúng.

Bước 3: Đổi Tên Layer Mới Thành “Glow”

Chúng ta sẽ sử dụng layer đã hợp nhất để mang lại cho hình ảnh ánh sáng có độ tương phản cao đẹp mắt. Và vì chúng ta sẽ thêm một vài layer nữa nên hãy theo dõi những gì đang làm với từng layer bằng cách đặt cho chúng cái tên mô tả hơn so với tên “Layer 1”, “Layer 2” … của PTS. Nhấp đúp chuột vào tên “Layer 1” trong bảng điều khiển Layers và đổi tên nó thành “Glow”:

Đổi tên layer thành “Glow”.

Tất nhiên là không cần phải đổi tên các layer nếu như bạn cảm thấy không cần thiết. Nhưng nếu làm việc nghiêm túc với hàng trăm layer và chúng cứ để tên theo kiểu “Layer 10 copy 2” và “Layer 50 copy 7” thì chắc sẽ phát rồ mất thôi.

Tiếp theo chúng ta sẽ thêm hiệu ứng phát sáng vào ảnh.

Bước 4: Áp Dụng Filter Gaussian Blur Cho Layer Đã Hợp Nhất

Để tạo hiệu ứng phát sáng có độ tương phản cao, chúng ta cần làm mờ layer hợp nhất. Để làm được điều đó, với layer “Glow” đã được chọn trong bảng điều khiển Layers, đi tới menu Filter chọn Blur rồi chọn Gaussian Blur. Đây là filter được sử dụng phổ biến nhất trong việc làm mờ hình ảnh:

Filter > Blur > Gaussian Blur.

Sau khi hộp thoại Gaussian Blur xuất hiện, hãy kéo thanh trượt Radius ở cuối hộp thoại về bên phải cho tới khi giá trị của nó ở khoảng 6 pixel. Mình đang làm việc với hình ảnh có độ phân giải thấp nên đây là giá trị phù hợp nếu hình ảnh của bạn có độ phân giải cao hơn thì hãy chọn giá trị cao hơn chút. Chúng ta cần áp dụng độ mờ vừa đủ để loại bỏ hầu hết các chi tiết khỏi hình ảnh mà không đi xa tới mức không thể nhận ra điều gì:

Làm mờ layer bằng filter Gaussian Blur.

Nhấn OK sau khi hoàn tất để đóng hộp thoại. Dưới đây là hình ảnh say khi áp dụng hiệu ứng làm mờ cho layer hợp nhất. Mình chỉ làm mờ nó chứ không biến nó trở nên mờ quá giới hạn (tới mức không nhìn được gì trong ảnh):

Hình ảnh trong cửa sổ tài liệu đã trở nên mờ hơn trước nhiều.

Bước 5: Đổi Blend Mode Của Layer Đã Làm Mờ Thành “Overlay”

Bây giờ, sau khi đã làm mờ layer hợp nhất, hãy đi tới tùy chọn Blend Mode ở góc trên cùng bên trái bảng điều khiển Layers và đổi từ “Normal” thành “Overlay”:

Đổi Blend Mode của layer Glow thành Overlay.

Nhìn vào hình ảnh trong cửa sổ tài liệu, có thể thấy ánh sáng bây giờ đã mềm hơn, độ tương phản cao hơn và đây là hiệu ứng tuyệt vời để sử dụng trên hình ảnh ngay cả khi bạn không cố làm cho nó trông cũ hơn:

Hình ảnh xuất hiện với ánh sáng mềm và độ tương phản cao hơn.

Bước 6: Giảm Opacity Của Layer Glow

Hiệu ứng phát sáng quá mạnh thì chúng ta có thể điều chỉnh nó bằng cách giảm Opacity của layer Glow xuống khoảng 70%:

Giảm giá trị Opacity.

Nhìn lại hình ảnh một lần nữa, ánh sáng hiện giờ đã không còn mạnh như trước:

Hình ảnh sau khi giảm giá trị Opacity của layer Glow.

Bước 7: Thêm Layer Trống Mới Và Đặt Tên Nó Là “Edges”

Cho tới giờ, chúng ta đã thay thế màu gốc của ảnh bằng tông màu nâu cổ điển và thêm hiệu ứng ánh sáng dịu giúp loại bỏ một số chi tiết nhỏ khỏi hình ảnh. Điều tiếp theo cần làm là làm tối các cạnh của bức ảnh. Để làm được điều này, chúng ta cần làm tạo một layer trống mới. Với layer “Glow” hiện đang được chọn, nhấn giữ phím Alt (Win) / Option (Mac) và nhấp vào biểu tượng New Layer ở cuối bảng điều khiển Layers:

Nhấn giữ phím Alt / Option và nhấn biểu tượng New Layer.

Bằng việc giữ phím Alt/Option khi nhấp vào biểu tượng New Layer chúng ta sẽ yêu cầu PTS mở ra hộp thoại New Layer trước khi thêm layer mới vào. Như thế chúng ta sẽ có thể chỉnh một số tùy chọn khác trong hộp thoại. Tuy nhiên lúc này chúng ta chỉ cần đặt tên cho nó thôi, mình sẽ đặt tên cho nó là “Edges”:

Đặt tên cho layer mới là “Edges”.

Nhấn OK khi hoàn tất để đóng hộp thoại và PTS sẽ ngay lập tức thêm layer mới. Nhìn vào bảng điều khiển Layers, chúng ta sẽ thấy layer “Edges” nằm phía trên các layer khác:

Layer mới có tên “Edges” nằm ngay trên cùng trong bảng điều khiển Layers.

Bước 8: Lấp Đầy Layer Mới Bằng Màu Đen

Chúng ta cần tô màu đen cho layer mới và để làm được điều đó hãy sử dụng lệnh Fill. Đi tới menu Edit rồi chọn Fill hoặc dùng phím tắt Shift+F5. Thao tác này sẽ mở ra hộp thoại Fill. Tại tùy chọn Use trong mục Content hãy chọn Black (màu đen) làm màu muốn tô cho layer. Ngoài ra, hãy đảm bảo trong mục Blending, tùy chọn Mode đặt là Normal và Opacity để 100%:

Chọn màu đen làm màu muốn tô cho layer mới.

Nhấn OK sau khi hoàn tất để đóng hộp thoại và PTS sẽ tô màu đen cho layer mới. Hình ảnh của sẽ xuất hiện với màu đen đặc trong cửa sổ tài liệu:

Cửa sổ tài liệu được lấp đầy bởi màu đen.

Bước 9: Chọn Elliptical Marquee Tool

Chọn Elliptical Marquee Tool trong Toolbar (công cụ này ẩn sau Rectangular Marquee Tool):

Chọn Elliptical Marquee Tool.

Bước 10: Kéo Một Lựa Chọn Hình Elip Lớn

Với Elliptical Marquee Tool được chọn, nhấp vào góc trên cùng bên trái của hình ảnh và kéo xuống góc dưới cùng bên phải để tạo ra vùng chọn hình elip lớn bên trong tài liệu:

Kéo vùng chọn hình elip lớn.

Bước 11: Thêm Layer Mask

Chúng ta sẽ sử dụng vùng chọn hình elip để đục một lỗ xuyên qua vùng đen đặc, cho phép hiển thị hình ảnh bên dưới. Để làm được điều này chúng ta cần thêm một layer mask. Bây giờ, bất cứ khi nào thêm layer mask vớ vùng chọn đang hoạt động, PTS sẽ sử dụng vùng đó để xác định phần nào của layer vẫn hiển thị và phần nào sẽ bị ẩn. Theo mặc định, mọi thứ bên ngoài vùng chọn sẽ bị ẩn khỏi chế độ xem. Điều đó có nghĩa là nếu chúng ta thêm một layer mask với vùng chọn elip đang hoạt động thì PTS sẽ giữ vùng tô đen bên trong vùng chọn hiển thị và ẩn vùng bên ngoài vùng chọn. Đây là điều ngược lại hoàn toàn so với những gì chúng ta muốn. Cái chúng ta cần là khi vực bên trong vugnf chọn bị ẩn để có thể nhìn thấy hình ảnh ở bên dưới, trong khi khu vực bên ngoài vùng chọn vẫn hiển thị.

Chúng ta cần yêu cầu PTS thực hiện ngược lại hoàn toàn với những gì nó thường làm khi thêm layer mask và điều đó được thực hiện bằng cách giữ phím Alt (Win) / Option (Mac) rồi nhấp biểu tượng Layer Mask ở cuối bảng điều khiển Layers:

Giữ phím Alt (Win) / Option (Mac) rồi nhấn biểu tượng Layer Mask ở cuối bảng điều khiển Layers.

Nhìn vào bảng điều khiển Layers hiện tại có thể thấy rằng PTS đã thêm một hình thu nhỏ layer mask vào layer “Edges” và có thể thấy rrong hình thu nhỏ rằng khu vực bên trong vùng chọn được tô đen, tức là nó đang bị ẩn khỏi chế độ xem. Trong khi khu vực bên ngoài lựa chọn được tô màu trắng, tức là nó vẫn hiển thị trong tài liệu:

Hình thu nhỏ layer mask được thêm vào trên layer “Edges”.

Nhìn vào hình ảnh trong cửa sổ tài liệu, có thể thấy rằng chúng ta đã đục một lỗ xuyên qua vùng đne đặc, cho phép hình ảnh hiển thị xuyên qua đó:

Hình ảnh huyển thị xuyên qua lỗ được tạo bởi layer mask.

Bạn có thấy rằng đây là lần thứ ba trong hướng dẫn này chúng ta cố gắng thực hiện điều gì đó khác đi bằng cách nhấn giữ phím Alt/Option không? Lần tới khi thực hiện điều gì đó trong PTS, hãy thử giữ phím Alt/Option trong khi thực hiện xem điều gì sẽ xảy ra nhé. Sẽ không có điều gì quá tồi tệ xảy ra mà biết đâu bạn lại khám phá ra được tính năng nào đó mà í tai biết tới.

Bước 12: Áp Dụng Gaussian Blur

Hiện tại, tất cả những gì mình thực sự tạo ra là một khung ảnh không có gì đặc biệt. Hãy áp dụng filter Gaussian Blur cho layer “Edges” để làm mềm quá trình chuyển đổi giữa vùng đen đặc và ảnh. Với layer “Edges” được chọn trong bảng điều khiển layers, đi tới menu Filter chọn Blur rồi chọn Gaussian Blur. Thao tác này sẽ mở ra hộp thoại Gaussian Blur.Kéo thanh trượt Radius về bên phải, bạn sẽ thấy các cạnh sắc nét ngăn vách vùng màu đen với ảnh bắt đầu mờ và dịu đi. Mình sẽ tăng giá trị Radius lên khoảng 25 pixel. Đối với hình ảnh có độ phân giải cao thì bạn nên sử dụng giá trị Radius cao hơn (khoảng 40 pixel hoặc hơn):

Tăng giá trị Radius trong hộp thoại Gaussian Blur để làm mềm quá trình chuyển đổi giữa vùng màu đen và ảnh.

Nhấn OK sau khi hoàn tất để đóng hộp thoại và áp dụng hiệu ứng làm mờ. Đây là hình ảnh của mình với sự chuyển tiếp mượt mà giữa vùng màu đen và ảnh:

Sự chuyển tiếp mượt mà.

Bước 13: Giảm Opacity Của Layer “Edges”

Vấn đề duy nhất còn lại là vùng đen đặc đang chặn hoàn toàn hình ảnh phía bên dưới nó. Trong khu chúng ta chỉ muốn làm tối các cạnh đi chứ không phải chắn hoàn toàn. Bước cuối cùng chúng ta cần làm ở đây là hạ Opacity của layer “Edges” xuống. Với layer “Edges” được chọn, hãy đi tới tùy chọn Opacity xuống khoảng 35%:

Giảm Opacity của layer “Edges” xuống.

Việc này sẽ mang lại cho chúng ta hiệu ứng với các cạnh tối một cách tinh tế hơn nhiều:

Các cạnh đã trở nên tối hơn.

Bước 14: Thêm Layer Trống Mới Và Đặt Tên Là “Noise”

Lúc này, chúng ta đã hoàn thành hiệu ứng với các cạnh, hãy tiếp tục với công việc làm nhiễu hình ảnh để khiến nó trông sần sùi hơn. Nhấn giữ phím Alt (Win) / Option (Mac) và nhấp vào biểu tượng New Layer để thêm một layer trống mới:

Nhấn giữ Alt/Option rồi nhấn biểu tượng New Layer.

Việc nhấn giữ Alt/Option sẽ yêu cầu PTS mở ra hộp thoại New Layer để đặt tên cho layer mới trước khi nó được thêm vào. Mình sẽ đặt là “Noise”:

Đặt tên layer mới là Noise.

Nhấn OK sau khi hoàn tất để đóng hộp thoại, PTS sẽ ngay lập tức tạo một layer trống mới với tên gọi “Noise”:

Bảng điều khiển layer hiển thị layer “Noise”.

Bước 15: Lấp Đầy Layer Mới Bằng Màu Đen

Tiếp theo, chúng ta sẽ tô màu đen cho layer mới này. Mở lệnh Fill bằng cách đi tới menu Edit rồi chọn Fill hoặc dùng phím tắt Shift+F5. Khi hộp thoại Fill xuất hiện, bạn sẽ thấy các tùy chọn được tự động đặt theo những gì lần trước đó chúng ta đã cài đặt với Contents được dặt alf Black và tùy chọn Mode được đặt là Normal, Opacity là 100%:

Chú ý khu vực khoanh đỏ.

Nhấp OK để xác nhận các tùy chọn và thoát khỏi hộp thoại. PTS sẽ lấp đầy layer mới bằng màu đen:

Hình ảnh một lần nữa bị lấp đầy bởi màu đen đặc.

Bước 16: Thêm Noise

Với layer “Noise” được chọn, đi tới menu Filter, chọn Noise rồi sau đó chọn Add Noise:

Filter > Noise > Add Noise.

Thao tác này sẽ mở ra hộp thoại Noise. Mình muốn thêm nhiều độ nhiễu vào nên sẽ kéo thanh trượt Amount lên khoảng 130% hoặc hơn (không có một giá trị chính xác ở đây) chỉ cần chắc chắn rằng chúng ta đang thêm nhiều độ nhiễu vào ảnh. Ngoài ra hãy đảm bảo đã chọn tùy chọn Gaussian và Monochromatic ở cuối hộp thoại:

Đặt giá trị Amount khoảng 130% để thêm nhiều độ nhiễu vào ảnh và chọn tùy chọn Gaussian và Monochromatic.

Nhấn OK để đóng hộp thoại và Hình ảnh trông sẽ như thế này:

Layer được lấp đầy bởi độ nhiễu.

Bước 17: Đổi Blend Mode Của Layer “Noise” Thành “Soft Light”

Chúng ta cần hòa trộn độ nhiễu vào hình ảnh và bước đầu tiên cần làm là thay đổi Blend Mode. Với layer “Noise” được chọn, đi tới tùy chọn Blend Mode trong bảng điều khiển Layers rồi thay đổi từ “Normal” thành “Soft Light”:

Đổi Blend Mode thành Soft Light.

Ngay sau khi đổi Blend Mode thành Soft Lifght, bạn sẽ thấy hình ảnh cùng độ nhiễu được thêm vào (mặc dù độ nhiễu khá cao):

Hình ảnh hiển thị qua độ nhiễu.

Bước 18: Giảm Opacity Của Layer “Noise”

Đi tới tùy chọn Opacity và giảm độ mờ của layer “Noise” xuống khoảng 10 – 15% để chỉ còn lại một chút nhiễu thôi. Mình sẽ hạ xuống mức 13%:

Giảm Opacity của layer “Noise”.

Và đây là hình ảnh của mình sau khi giảm độ mờ của layer Noise:

Hình ảnh trông đã tự nhiên hơn rất nhiều.

Bước 19: Thêm Layer Trống Mới Tên “Grain” Và Lấp Đầy Nó Bởi Màu Đen

Chúng ta cần thêm một layer trống mới và tô màu đen cho nó giống như hai lần trước đó đã làm. Giữ phím Alt (Win) / Option (Mac) rồi nhấp vào biểu tượng New Layer. Khi hộp thoại New Layer xuất hiện thì hãy đặt tên cho nó, mình sẽ đặt là “Grain”. Nhấp vào OK để đóng hộp thoại và PTS sẽ thêm layer trống mới với tên gọi chúng ta vừa đặt vào bảng điều khiển Layers.

Sau đó, để tô màu đen cho layer này, chỉ cần đi tới menu Edit rồi chọn Fill hoặc nhấn phím Shift+F5. Trong hộp thoại Fill, hãy giữ nguyên các cài đặt như trước đó chúng ta đã cài sau đó nhấn OK để đóng hộp thoại và PTS sẽ nhanh chóng tô màu đen cho layer mới.

Sau khi xong, bạn sẽ có layer mới có tên “Grain” nằm ở trên cùng trong bảng điều khiển Layers và nó được lấp đầy bởi màu đen đặc:

Bảng điều khiển Layers hiển thị layer Grain mới được thêm vào.

Hình ảnh trong cửa sổ tài liệu một lần nữa được lấp đầy bởi màu đen.

Bước 20: Áp Dụng Filter Grain

Chúng ta sẽ sử dụng filter “Grain” của PTS để thêm chút hao mòn vào hình ảnh bằng cách thêm vài vết trầy xước. Mình sẽ không thêm quá nhiều hiệu ứng hao mòn mà chỉ cần làm một chút để nó trông như một bức ảnh cũ nằm nằm trông hộp vài năm rồi. Với layer “Grain” được chọn, đi tới menu Filter, chọn Texture rồi chọn Grain:

Filter > Texture > Grain.

Khi hộp thoại filter Grain xuất hiện, trước tiên hãy đặt tùy chọn Type thành Vertical, sau đó tăng giá trị Intensity lên 70Contrast lên 80. Bạn thử các giá trị vài lần đồng thời theo dõi khu vực xem trước. Những gì chúng ta đang cố đạt được là một vài đường kẻ màu trắng để trở thành bụi và vết xước trên hình ảnh:

Điều chỉnh tùy chọn filter Grain để tạo ra vài đườn kẻ màu trắng sử dụng làm bụi và vết trầy xước.

Nhấn OK khi hoàn tất để đóng hộp thoại. Nhìn vào hình ảnh trong hộp thoại, trông nó sẽ như thế này:

Các đường kẻ màu trắng hiển thị trên nền đen đặc.

Bước 21: Thay Đổi Blend Mode Của Layer Grain Thành “Screen”

Để biến các chấm và đường kẻ màu trắng thành thứ tạo nên hiệu ứng trông như bụi và vết trầy xước thì hãy đi tới tùy chọn Blend Mode và thay đổi từ “Normal” thành “Screen”:

Đổi Blend Mode của layer Grain thành Screen.

Chế độ “Screen” sẽ ngay lập tức ẩn tất cả các vùng màu đen trên layer, chỉ để lại các chấm và đường kẻ màu trắng có thể nhìn thấy tạo nên hiệu ứng vết xước và bụi một cách hết sức tinh tế:

Hình ảnh bây giờ trông đã giống cũ hơn với hiệu ứng bụi và các bết trầy xước.

Có thể bạn sẽ thắc mắc tại sao mình lại đặt tên layer là “Grain” chứ không phải cái tên miêu tả rõ về bụi và vết xước. Lý do là bởi PTS có một filter tên là “Dust & Scratches” được sử dụng để loại bỏ bụi và vết trầy xước. Để tránh nhầm lẫn thì mình sẽ không dùng cái tên đó mà dùng tên của filter “Grain” cho dễ hiểu hơn. Việc đặt tên gì cho các layer không thực sự quan trọng miễn là tên đó có giúp bạn cảm thấy thuận tiện là được.

Bước 22: Thêm Lớp Điều Chỉnh Levels

Một trong những điều có xu hướng xảy ra với các bức ảnh cũ đó là trông nó sẽ mờ dần. Màu đen đậm và trắng sáng trong ảnh và nhìn tổng thể hơi “buồn”. Thông thường, lệnh Levels của PTS được sử dụng để khôi phục lại những vùng tối và sáng đã bị hủy hoại bởi thời gian, tuy nhiên chúng ta cũng có thể sử dụng nó để thúc đẩy quá trình trở nên cũ kỹ của hình ảnh.

Trước khi làm bất cứ điều gì thì chúng ta cần thêm một lớp điều chỉnh Levels. Với layer “Grain” đang được chọn, nhấp vào biểu tượng New Adjustment Layer ở cuối bảng điều khiển Layers và chọn Levels:

Chọn Levels.

Bước 23: Giảm Độ Tương Phản Tổng Thể Của Hình Ảnh Với Các Thanh Trượt Output

Như mình đã nói từ trước, màu đen đặc trong ảnh có xu hướng sáng dần theo thời gian vậy nên để làm sáng màu đen trong ảnh chúng ta chỉ cần nhấp vào thanh trượt màu đen ở bên trái và kéo nó sang phải. Khi kéo, bạn sẽ thấy phần tối nhất của hình ảnh bắt đầu sàng dần lên. Chúng ta không cần làm cho nó quá sáng nên hãy chỉ kéo cho tới khi giá trị trong ô tùy chọn Ouput Levels ở khoảng 30:

Kéo thanh trượt màu đen sang phải.

Màu trắng trong ảnh cũng cần được làm tối đi chút nên hãy nhấp vào thanh trượt màu trắng ở bên phải và kéo nó sang trái. Khi kéo, bạn sẽ thấy vùng sáng nhất trong ảnh bắt đầu mờ dần đi. Đừng khiến cho nó trở nên tối quá mà hãy chỉ kéo cho tới khi giá trị tại ô Ouput Levels ở khoảng 235:

Kéo thanh trượt màu trắng sang trái.

Nhấn OK sau khi hoàn tất để đóng tất để đóng hộp thoại Levels. Nhìn vào bảng điều khiển Layers chúng ta sẽ thấy lớp điều chỉnh Levels đã xuất hiện:

Bảng điều khiển Layers hiển thị lớp điều chỉnh Levels (layer Levels 1).

Nhìn vào ảnh chúng ta sẽ thấy hiện nó đã mất đi một chút độ tương phản tổng thể. Để có thể dễ dàng xem những gì đã làm, hãy chia hình ảnh thành “Before và after”. Phía bên trái là hình ảnh lúc trước khi thêm lớp điều chỉnh Levels và phía bên phải là hình ảnh sau khi áp dụng lớp điều chỉnh Levels. Lưu ý, màu đen giờ đây không còn là màu đen đặc và màu trắng cùng không còn là trắng tinh nữa:

Hình ảnh đã không còn độ tương phản cao như ảnh gốc.

Vậy là gần xong rồi. Giờ chỉ cần thêm lại một chút xíu màu gốc vào ảnh nữa là ổn.

Bước 24: Chọn Layer Hue/Saturation

Như mình đã nói, bước cuối cùng này sẽ là mang một số màu ảnh gốc quay trở lại như thể màu trong ảnh bị phai màu theo thời gian.

Lúc đầu mình đã sử dụng lớp điều chỉnh Hue/Saturatuon để thay thế tông màu ảnh gốc bằng tông màu nâu đỏ. Ảnh ban đầu cùng màu gốc vẫn nằm an toàn bên dưới lớp điều chỉnh đó trên layer Background. Để mang một số màu gốc quay trở lại chúng ta chỉ cần giảm Opacity của lớp điều chỉnh Hue/Saturation là được.

Đầu tiên, chọn lớp điều chỉnh Hue/Saturation trong bảng điều khiển Layers:

Chọn layer Hue/Saturation trong bảng điều khiển Layers.

Bước 25: Giảm Opacity Của Layer Hue/Saturation

Với layer Hue/Saturation đã được chọn, đi tới tùy chọn Opacity trong bảng điều khiển Layers và giảm xuống khoảng 90%:

Giảm Opacity để mang một số màu ảnh gốc quay trở lại.

Thao tác này sẽ mang lại 10% màu ảnh gốc và đây là kết quả chúng ta đạt được:

Kết quả cuối cùng.

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây