Hướng Dẫn Tạo Hiệu Ứng Ánh Nắng Xuyên Qua Tán Cây Trong Photoshop

0
281

TẠO HIỆU ỨNG ÁNH NẮNG XUYÊN QUA TÁN CÂY BẰNG PHOTOSHOP

Bài hướng dẫn này dành cho phiên bản Photoshop CS5 trở về trước. Nếu bạn đang dùng Photoshop CC hoặc CS6 thì vui lòng xem bài hướng dẫn cách tạo hiệu ứng ánh nắng xuyên qua tán cây dành cho Photoshop CC và Photoshop CS6.

Trong bài hướng dẫn này, chúng ta sẽ tìm hiểu cách thêm các tia ánh nắng mặt trời xuyên qua tán cây. Đây không chỉ là cách tuyệt vời để khiến cho hình ảnh trông thú vị hơn mà còn nó còn dễ thực hiện hơn bạn nghĩ rất nhiều.

Chúng ta sẽ kết thúc công việc bằng cách làm cho các tia nắng trông như đang chiếu xuống mắt đất khi xuyên qua các tán cây. Điều này làm tăng tính chân thực hơn rất nhiều.

Mình sẽ sử dụng hình ảnh dưới đây làm ví dụ minh họa:

Hình ảnh gốc.

Và đây là hình ảnh sau khi thêm hiệu ứng ánh nắng xuyên qua tán cây:

Kết quả cuối cùng.

Bước 1: Tìm Kênh Màu Có Độ Tương Phản Cao Nhất

Với hình ảnh đã được mở ra trong PTS, điều đầu tiên cần làm là tìm ra kênh màu nào trong số ba kênh màu Red, Green và Blue chứa độ tương phản cao nhất. Để làm được điều này, hãy chuyển sang bảng điều khiển Channels. Theo mặc định, bảng này nằm ngay cạnh bảng điều khiển Layers. Bạn sẽ thấy các kênh “Red”, “Green” và “Blue” được liệt kê tại đây. Ba kênh này kết hợp để tạo ra tất cả các màu chúng ta thấy trong hình ảnh. Kênh thứ tư là kênh “RGB” nằm ở trên cùng, nó là sự kết hợp của ba kênh kia (RGB là viết tắt của Red, Green và Blue) và bản thân nó không phải là một kênh:

Bảng điều khiển Channels.

Hãy quan tâm đến ba kênh màu và những gì cần làm là nhấp vào từng kênh và theo dõi hình ảnh xem kênh nào trong ba kênh này mang lại độ tương phản cao nhất trong hình ảnh.

Đầu tiên nhấn vào kênh Red và bạn sẽ thấy hình ảnh chuyển sang màu đen trắng. Hãy ghi nhớ nó trông như thế nào nhé. Sau đó chuyển sang kênh Green. Bạn sẽ lại thấy hình ảnh màu đen trắng ở một phiên bản khác. Tiếp tục nhấn vào kênh Blue và đây là phiên bản đen trắng thứ ba của hình ảnh. Chúng ta cần chọn phiên bản mang lại độ tương phản cao nhất có thể. Nếu hình ảnh của bạn trông giống như hình ảnh ví dụ dưới đây của mình thì đó sẽ là kênh Blue với độ tương phản cao nhất. Tại kênh Blue, bầu trời và hậu cảnh đẹp, sáng trong khi cây cối và mặt đất cực kỳ tối. Đây chính xác là những gì chúng ta cần:

Hình ảnh với phiên bản đen trắng khi chọn kênh Blue với độ tương phản giữa bầy trời và cây cối, mặt đất cao nhất.

Bước 2: Tạo Bản Sao Của Kênh

Sau khi đã biết được kênh Blue là kênh mang lại độ tương phản cao nhất, chúng ta cần tạo một bản sao của nó. Để sao chép một kênh, chỉ cần nhấp vào kênh đó và kéo nó xuống biểu tượng New Channel ở cuối bảng điều khiển Channels:

Tạo bản sao kênh Blue.

Thả chuột và ngay lập tức bạn sẽ thấy bản sao của kênh đó được thêm vào bên dưới cùng. Vì mình đã tạo bản sao của kênh Blue nên PTS đặt tên cho bản sao là “Blue copy”:

Bản sao được PTS đặt tên là “Blue copy”.

Bước 3: Làm Tối Các Vùng Tối Hơn Nữa Bằng Lệnh Levels

Chúng ta cần tăng độ tương phản lên cao hơn nữa trong kênh bản sao bằng cách làm cho các vùng tối trở thành màu đen hoàn toàn bằng lệnh Levels. Hãy đi tới menu Image ở đầu màn hình, chọn Adjustment sau đó chọn Levels hoặc sử dụng phím tắt Ctrl+L (Win) / Command+L (Mac). Thao tác này sẽ hiển thị hộp thoại Levels. Ở ngay bên dưới Histogram (ở ngay trung tâm) bạn sẽ thấy có ba thanh trượt nhỏ. Thanh trượt màu đen ở bên trái, thanh trượt trắng ở bên phải và thanh trượt xám ở giữa. Nhấp vào cái màu den ở bên trái và bắt đầu kéo nó sang bên phải. Khi kéo thanh trượt, bạn sẽ thấy các vùng tối trong hình ảnh trở nên tối hơn nữa. Tiếp tục kéo về bên phải cho đến khi tất cả các vùng tối trong ảnh dường như được lấp đầy bởi màu đen:

Kéo thanh trượt màu đen sang phải cho đến khi các vùng tối được lấp đầy bởi màu đen.

Nhấn OK sau khi hoàn tất để đóng hộp thoại. Đây là hình ảnh của mình sau khi kéo thanh trượt. Các vùng tối bây giờ xuất hiện với màu đen trong khi bầu trời ở phía sau vẫn sáng đẹp:

Bản sao của kênh Blue sao khi lấp đầy các vùng tối bởi màu đen.

Bước 4: Load Kênh Dưới Dạng Vùng Chọn

Giữ phím Ctrl (Win) / Command (Mac) và nhấp trực tiếp vào kênh trong bảng điều khiển Channels:

Nhấn phím Ctrl (Win) / Command (Mac) và nhấp trực tiếp vào kênh trong bảng điều khiển Channels.

Thao tác này sẽ load kênh dưới dạng vùng chọn:

Kênh được load dưới dạng vùng chọn.

Bước 5: Tạo Một Layer Trống Mới

Chuyển sang bảng điều khiển Layers và nhấp vào biểu tượng New Layer ở dưới cùng để thêm một layer trống mới:

Nhấn vào biểu tượng New Layer.

Bạn sẽ thấy hình ảnh trở về với đầy đủ màu sắc ngay khi nhấp vào biểu tượng này, và PTS ngay lập tức thêm một layer trống mới với tên gọi “Layer 1” nằm ngay trên layer Background:

Layer trống mới nằm ngay trên layer Background.

Bước 6: Lấy Đầy Vùng Chọn Với Màu Trắng

Nhấn phím D để đặt lại màu Foreground và Background về mặc định (nếu cần) với màu Foreground là đen và màu Background là trắng. Sau đó sử dụng phím Ctrl+Backspace (Win) / Command+Delete (Mac) để lấp đầy vùng chọn trên layer mới bằng màu trắng. Khó để có thể nhận ra sự thay đổi nếu như ngay từ đầy bầu trời của mình (và các bạn) khá trắng sáng, tuy nhiên hiện tại chúng ta đã lấp đầy khu vực bầu trời bằng một màu trắng đồng nhất và chúng ta sẽ sử dụng nó để tạo ra các tia nắng.

Bước 7: Tạo Bản Sao Của Layer Mới

Với “Layer 1” đang được chọn trong bảng điều khiển Layers, hãy nhấn Ctrl+J (Win) / Command+J (Mac) để tạo bản sao của nó. Ngay lập tức PTS sẽ thêm bản sao của “Layer 1” vào bảng điều khiển Layers với tên gọi “Layer 2”:

Bảng điều khiển Layers hiển thị Layer 2 nằm ngay bên trên Layer 1.

Bước 8: Áp Dụng Filter “Radial Blur” Cho Layer 2

Bây giờ chúng ta sẽ bắt đầu tạo các tia nắng. Với Layer 2 được chọn trong bảng điều khiển Layers, hãy đi tới menu Filter ở đầu màn hình, chọn Blur sau đó chọn Radial Blur. Thao tác này sẽ mở ra hộp thoại Radial Blur. Tăng giá trị tùy chọn Amount lên khoảng 80. Mặc dù giá trị này phụ thuộc và kích thước hình ảnh và khoảng cách ánh sáng muốn chiếu tới đâu. Giá trị này đặt càng cao thì ánh sáng sẽ càng chiếu xa, vì thế hãy thử xem nhé. Tại tùy chọn Blur Method chọn Zoom, đây là thứ tạo nên hình dạng tia nắng. Tại Quality hãy đặt thành Best. Nếu bạn đang chạy PTS trên một máy tính xử lý chậm và chỉ đang thử học cách làm thì với giá trị Amount như kia có thể bạn cần đặt tùy chọn Quality thành “Good” hoặc là “Draft”. Tùy chọn này sẽ tạo ra các tia nắng với chất lượng thấp hơn khi bạn làm thử và PTS sẽ không mất nhiều thời gian để hiển thị chúng. Hãy đặt Quality là Best khi bạn sẵn sàng tạo hiệu ứng thực tế.

Ở góc dưới cùng bên phải của hộp thoại, bạn sẽ thấy tùy chọn Blur Center. Đây là nơi chúng ta sẽ báo cho PTS biết nơi muốn các tia nắng bắt đầu xuất hiện (điểm mà tia nắng sẽ “thu nhỏ” tại đó). Vùng hình vuông đại diện cho hình ảnh (mặc dù hình ảnh của bạn có thể không phải là hình vuông). Nhấp vào vị trí chung nơi bạn muốn các tia nắng bắt đầu phát ra. Mình muốn các tia nắng bắt đầu ở khoảng cách ¼ tính từ tâm từ trên cùng xuống nên mình sẽ nhấp vào vị trí đó trong hình vuông:

Cài đặt filter Radial Blur. Chú ý các vùng khoanh đỏ.

Nhấn OK sau khi hoàn tất để đóng hộp thoại và PTS sẽ tạo ra những tia nắng đầu tiên:

Hình ảnh sau khi áp dụng filter Radial Blur để tạo các tia nắng đầu tiên.

Các tia nắng hiện tại chưa được nổi bật cho lắm nhưng yên tâm chúng ta sẽ khắc phục nó ở bước tiếp theo.

Bước 9: Thêm “Outer Glow”

Để làm cho các tia nắng nổi bật hơn, chúng ta cần thêm chút ánh sáng cho nó. Nhấp vào biểu tượng Layer Styles ở cuối bảng điều khiển Layer:

Nhấp vào biểu tượng Layer Styles.

Sau đó chọn Outer Glow:

Chọn Outer Glow.

Thao tác này sẽ hiển thị hộp thoại Layer Style với các tùy chọn Outer Glow nằm ở giữa. Không cần phải thay đổi bất kỳ tùy chọn nào tại đây cả. Các giá trị mặc định mang lại kết quả rất tốt cho các tia nắng rồi. Vì thế chỉ cần nhấn OK để đóng hộp thoại và áp dụng hiệu ứng Outer Glow:

Nhấn OK để đóng hộp thoại và áp dụng hiệu ứng Outer Glow.

Các tia nắng bây giờ đã nổi bật hơn rất nhiều sau khi áp dụng Outer Glow:

Hình ảnh sau khi áp dụng Outer Glow.

Bước 10: Đổi Blend Mode Thành “Soft Light”

Tuy nhiên, hiện tại các tia nắng có phần quá chói. Vì thế hãy làm dịu chúng đi để trông thực tế hơn bằng cách thay đổi chế độ hòa trộn của layer. Với “Layer 2” vẫn đang được chọn, hãy đi tới tùy chọn Blend Mode ở góc trên cùng bên trái và đổi “Normal” thành “Soft Light”:

Đổi Blend Mode sang “Soft Light”.

Hình ảnh sau khi thay đổi Blend Mode sang “Soft Light”:

Hình ảnh sau khi thay đổi Blend Mode của Layer 2 thành “Soft Light”.

Bước 11: Tạo Bản Sao Layer 2

Với Layer 2 đang được chọn, nhấn Ctrl+J (Win) / Command+J (Mac) để tạo bản sao của nó. PTS sẽ ngay lập tức tạo một bản sao với tên gọi “Layer 2 copy”:

Nhấn Ctrl+J (Win) / Command+J (Mac) để tạo bản sao của Layer 2.

Bước 12: Kéo Dài Tia Nắng Bằng Lệnh Free Transform

Hiện tịa chúng ta có hai bản sao của tia nắng, một ở “Layer 2” và một ở “Layer 2 copy”. Hãy làm cho các tia nắng ở “Layer 2 copy” trở nên dài hơn để tạo ra sự đa dạng bằng cách sử dụng lệnh Free Transform. Tuy nhiên, trước khi làm điều đó thì kiểm tra một chút nếu như bạn đang làm việc với hình ảnh bên trong cửa sổ tài liệu thì hãy nhấn F để chuyển chế độ màn hình sang Full Screen Mode With Menu Bar. Điều này sẽ giúp cho việc xem xét dễ dàng. Sau đó nhấn Ctrl+T (Win) / Command+T (Mac) để mở lệnh Free Transform.

Nếu nhìn kỹ vào giữa hình ảnh, bạn sẽ thấy có một biểu tượng mục tiêu nhỏ. Nhấp vào nó và kéo vào vị trí nơi mà các tia nắng bắt đầu:

Nhấn vào biểu tượng mục tiêu nhỏ trong khung Free Transform và kéo nó đến nơi các tia nắng bắt đầu.

Sauk hi di chuyển biểu tượng mục tiêu vào vị trí mới, hãy nhấn giữ phím Shift+Alt (Win) / Shift+Option (Mac) rồi kéo chốt điều khiển ở góc bất kỳ ra ngoài để kéo dài các tia nắng. Việc giữ phím “Shift” khi kéo sẽ yêu cầu PTS khóa tỷ lệ hình ảnh và giữ phím “Alt/Option” sẽ cho PTS sử dụng vị trí biểu tượng mục tiêu nhỏ vừa di chuyển làm tâm của sự biến đổi. Vì thế các tia nắng sẽ bắt đầu kéo dài từ đó. Mình sẽ kéo chốt điều khiển bên trái để kéo dài các tia nắng:

Hãy nhấn giữ phím Shift+Alt (Win) / Shift+Option (Mac) rồi kéo chốt điều khiển ở góc bất kỳ ra ngoài để kéo dài các tia nắng.

Nhấn Enter (Win) / Return (Mac) để xác nhận.

Bước 13: Thay Đổi Kích Thước Và Định Vị Lại Layer 1 Để Tạo Phản Xạ Ánh Sáng Trên Mặt Đất

Bây giờ, việc tạo các tia nắng xuyên qua tán cây đã hoàn tất. Tuy nhiên hãy tạo thêm một chút tính chân thực hơn bằng cách làm cho chúng như có vẻ đang chiếu sáng lên mặt đất phía dưới. Lúc trước, chúng ta đã tạo vùng chọn từ kênh sao chép, sau đó thêm một layer mới là “Layer 1” và lấy đầy nó bởi màu trắng. Đến hiện tại thì chúng ta chưa làm gì với layer đó cả. Và bây giờ hãy sử dụng nó để tạo ra ánh sáng chiếu trên mặt đất.

Để làm được điều này, trước tiên hãy nhấn chọn “Layer 1” trong bảng điều khiển Layers. Sau đó nhấn Ctrl+T (Win) / Command+T để hiển thị khung Free Transform. Nhấp vào vị trí bất kỳ (ngoại trừ biểu tượng mục tiêu nhỏ) và kéo hình ảnh xuống cho đến khi các khu vực màu trắng xuất hiện trên mặt đất. Những khu vực màu trắng này sẽ trở thành ánh nắng chiếu trên mặt đất. Có thể bạn cần thay đổi kích thước của chúng bằng cách kéo các chốt điều khiển ở giữa phía trên hoặc dưới cùng để đưa nó vào vị trí:

Sử dụng lệnh Free Transform để tạo hiệu ứng ánh nắng chiếu xuống mặt đất.

Bước 14: Đổi Blend Mode Của Layer 1 Thành “Overlay”

Cuối cùng, để cho khu vực màu trắng trông giống như ánh nắng thì chỉ cần thay đổi Blend Mode (của Layer 1) ở góc trên cùng bên trái từ “Normal” sang “Overlay”:

Đổi Blend Mode của Layer 1 thành Overlay.

Vậy là đã xong. Để dễ dàng so sánh hơn thì hãy cùng nhìn lại hình ảnh ban đầu nhé:

Hình ảnh gốc.

Và đây là hình ảnh sau khi tạo hiệu ứng ánh nắng xuyên qua tán cây:

Kết quả cuối cùng.

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây