Hướng Dẫn Thêm Hiệu Ứng Các Giọt Nước Vào Ảnh Trong Photoshop

0
1059

THÊM NHỮNG GIỌT NƯỚC VÀO ẢNH MỘT CÁCH CHÂN THỰC NHẤT

Trong bài hướng dẫn này, chúng ta sẽ học cách thêm những giọt nước vào ảnh như thể ai đó vừa tạt nước lên khắp bức ảnh một cách chân thực và dễ dàng nhất. Chúng ta sẽ sử dụng một số filter và adjustment để tạo ra một số hình dạng giọt nước ngẫu nhiên, sau đó làm cho chúng giống như giọt nước thực sự bằng cách sử dụng một vài kiểu layer đơn giản để thêm bóng và vùng sáng cho chúng.

Để tăng độ chân thực, chúng ta sẽ sử dụng bản đồ dịch chuyển để làm biến dạng hình ảnh bên dưới những giọt nước. Nghe thì có vẻ phức tạp nhưng thực ra lại rất dễ dàng.

Mình sẽ sử dụng hình ảnh đưới đây làm ví dụ minh họa:

Ảnh gốc.

Và đây là hình ảnh sau khi dùng PTS để tạo thêm những giọt nước vào hình ảnh:

Kết quả cuối cùng.

Bước 1: Tạo Bản Sao Layer Background

Cũng giống như những cách thêm tạo hiệu ứng khác trong PTS, bước đầu tiên chúng ta cần làm là tạo bản sao cho layer Background. Hiện tại hình ảnh đã được mở ra trong PTS, và trong bảng điều khiển Layers cũng đang chỉ hiện hiện có một layer là layer Background:

Bảng điều khiển Layers hiển thị hình ảnh trên layer Background.

Để tạo bản sao của layer Background, bạn có thể nhấn phím Ctrl+J (Win) / Command+J (Mac). Nhìn lại một lần nữa vào bảng điều khiển Layers, có thể thấy rằng hiện tại có hai layer, một là layer Background (bản gốc) và hai là bản sao của hình ảnh (được đặt tên là “Layer 1”):

Nhấn phím Ctrl+J (Win) / Command+J (Mac) để tạo bản sao của layer Background.

Bước 2: Tạo Thêm Một Layer Trống Mới Bên Trên Layer Bản Sao Mới Tạo

Tiếp theo, chúng ta cần thêm một layer trống mới ngay bên trên layer bản sao mới tạo bằng cách nhấn phím Shift+Ctrl+Alt+N (Win) / Shift+Command+Option+N (Mac). Việc dùng thêm phím Alt/Option sẽ yêu cầu PTS không cần mở ra hộp thoại để đặt nên cho layer mới mà trực tiếp đặt tên mặc định cho nó là “Layer 2” và xếp nó nằm ở ngay trên đầu bảng điều khiển Layers:

Nhấn phím Shift+Ctrl+Alt+N (Win) / Shift+Command+Option+N (Mac) để tạo một layer trống mới.

Bước 3: Lấp Đầy Layer Mới Bằng Màu Trắng

Chúng ta sẽ lấp đầy layer trống mới tạo bằng màu trắng. Nhấn phím D để nhanh chóng đặt lại màu foreground và background và mặc định, như thế màu foreground sẽ là màu trắng. Sau đó, với “Layer 2” đang được chọn, hãy nhấn phím Ctrl+Backspace (Win) / Command+Delete (Mac) để tô màu nền cho layer. Trong trường hợp này màu được tô sẽ là màu trắng, hình ảnh bây giờ sẽ được lấp đầy toàn bộ bằng màu trắng:

Nhấn phím Ctrl+Backspace (Win) / Command+Delete (Mac) để tô màu nền cho layer.

Bước 4: Thêm Filter “Add Noise”

Với layer đã được lấp đầy bởi màu trắng, chúng ta cần thêm chút độ nhiều cho nó. Hãy đi tới menu Filter ở đầu màn hình, chọn Noise rồi sau đó chọn Add Noise. Thao tác này sẽ hiển thị hộp thoại “Add Noise” của PTS. Kéo thanh trượt Amount sang bên phải và đảm bảo rằng đã tích chọn tùy chọn GaussianMonochromatic:

Filter > Noise > Add Noise.

Nhấn OK để đóng hộp thoại và hiện tại hình ảnh trông không khác gì màn hình tivi bị nhiễu:

Hình ảnh sau khi thêm độ nhiễu.

Bước 5: Thêm Filter Gaussian Blur

Quay trở lại với menu Filter và lần này chọn Blur, sau đó chọn Gaussian Blur. Thao tác này sẽ mở ra hộp thoại filter Gaussian Blur. Kéo thanh trượt Radius sang phải để tăng mức độ làm mờ cho đến khi bạn thấy độ nhiễu trở nên mờ hơn với màu xám nhạt hơn. Mình đang sử dụng hình ảnh có độ phân giải thấp nên đặt giá trị khoảng 6 pixel là hợp lý. Đối với hình ảnh có độ phân giải cao hơn thì bạn cần đặt giá trị Radius cao hơn để đạt được hiệu ứng tương tự:

Filter > Blur > Gaussian Blur.

Đây là hiệu ứng mà chúng ta cần hướng tới:

Hình ảnh sau khi áp dụng filter Gaussian Blur cho độ nhiễu (nói nôm na là làm mờ độ nhiễu).

Nhấn OK để đóng hộp thoại Gaussian Blur.

Bước 6: Áp Dụng “Threshold”

Đi tới menu Image ở đầu màn hình, chọn Adjustments, rồi chọn Threshold để mở ra hộp thoại Threshold. Threshold sẽ biến mọi thứ trong ảnh thành màu đen hoặc trắng và chúng ta sẽ sử dung nó để tạo ra các hình dạng cơ bản của giọt nước. Nhấp vào thanh trượt ở dưới cùng của hộp thoại Threshold và kéo nó sang trái hoặc phải để tăng/giảm kích thước cũng như số vùng màu đen trogn hình ảnh. Nhưng vùng màu đen này sẽ trở thành giọt nước. Kéo thanh trượt sang phải để tăng kích thước và số vùng màu đen và ngược lại:

Image > Adjustment > Threshold.

Số lượng giọt nước xuất hiện trong hình ảnh bao nhiêu là tùy ở bạn. Khi đã cảm thấy hài lòng thì hãy nhấp OK để đóng hộp thoại. Dưới đây là hình ảnh sau khi đã áp dụng Threshols:

Vùng màu đen sẽ trở thành những giọt nước.

Bước 7: Áp Dụng Một Chút Gaussian Blur Để Làm Mịn Các Cạnh Vùng Màu Đen

Vấn đề suy nhất ở đây là những vùng màu đen có cạnh rất thô và lởm chởm. Mà nước thì đâu có như thế. Vậy nên chúng ta cần khắc phục điều đó bằng cách áp dụng lại filter Gaussian Blur. Vì vừa sử dụng filter này xong nên chúng ta có thể truy cập lại nó nhanh chóng bằng cách nhấn Ctrl+Alt+F (Win) / Command+Option+F (Mac). Thao tác này sẽ hiển thị hộp thoại của filter mà không cần áp dụng nó, như thế chúng ta có thể thay đổi cài đặt trước. Mình không muốn sử dụng cùng một giá trị làm mờ như lúc nãy đã áp dụng vì như thế là quá nhiều. Tất cả những gì cần làm ở đây là làm mịn những cạnh bị thô và để làm được điều đó thì chỉ cần làm mờ chút thôi. Lần này mình sẽ đặt giá trị Radius là 0,8 pixel:

Áp dụng filter Gaussian Blur nhưng với giá trị Radius nhỏ hơn.

Nhấn OK để đóng hộp thoại Gaussian Blur.

Bước 8: Chọn Tất Cả Các Vùng Màu Đen Bằng Magic Wand Tool

Bây giờ, chúng ta đã có các hình dạng sẽ trở thành giọt nước (vùng màu đen) nên có thể xóa tất cả các vùng không cần dùng đến nữa (màu trắng). Đầu tiên, hãy chọn các vùng màu đen trước bằng cách sử dụng Magic Wand Tool. Nhấn chọn nó trên Toolbar hoặc nhấn phím tắt W:

Chọn Magic Wand Tool.

Với Magic Wand Tool được chọn, hãy nhìn lên thanh tùy chọn và đảm bảo tùy chọn Contiguous đã được bỏ chọn. Chúng ta không muốn chọn tất cả các vùng màu đen chỉ bằng một cú nhấp chuột mà cần nhấp vào từng vùng màu đen riêng lẻ để thêm nó vào cùng chọn. Nên cần bỏ chọn Contiguous:

Nhấp vào vùng màu đen bằng Magic Wang Tool để chon từng cái một.

Bước 9: Chuyển Đổi Vùng Chọn Và Xóa Vùng Màu Trắng

Hiện tại đã chọn xong các vùng màu đen, điều chúng ta muốn thực hiện là xóa hết các vùng màu trắng, nên những gì cần làm ở đây là đỏa ngược vùng chọn. Thao tác này sẽ đưa những thứ bên ngoài vào vùng chọn và ngược lại. Nói cách khác vùng màu trắng sẽ trở thành vùng chọn và vùng màu đen sẽ được bỏ chọn. Để làm được điều này chỉ cần nhấn Ctrl+Shift+I (Win) / Command+Shift+I (Mac).

Say đó nhấn phím Backspace/Delete để xóa tất cả vùng màu trắng. Nhấn Ctrl+D (Win) / Command+D (Mac) để bỏ chọn tất cả lựa chọn sau khi hoàn tất:

Hình ảnh sau khi xóa vùng màu trắng.

Bước 10: Giảm Tùy Chọn Fill Của Layer Chứa Vùng Màu Đen Xuống 0%

Ở góc trên bên trái bảng điều khiển Layers có hay tùy chọn là Opacity và Fill. Cả hai tùy chọn này đều kiểm soát khả năng hiển thị của một layer. Tuy nhiên nếu giảm Opacity của một layer xuống 0% thì bạn sẽ ẩn nội dung của cả layer và bất kỳ kiểu layer nào được áp dụng cho layer đó. Còn với Fill thì sẽ chỉ ẩn nội dụng của layer thôi. Mọi kiểu layer được áp dụng vẫn sẽ được hiển thị như cũ (đây là cái mà chúng ta cần để tạo ra hiệu ứng giọt nước). Điều chúng ta muốn là ẩn vùng màu đen đi trong khi vẫn giữ hiển thị kiểu layer nên hãy hạ giá trị Fill xuống 0%:

Hạ Fill xuống 0%.

Các vùng màu đen sẽ biến mất (ẩn hiển thị) và tiếp theo chúng ta sẽ áp dụng kiểu layer cho nó.

Bước 11: Thêm Bóng Đổ

Nhấn vào biểu tượng Layer Styles ở cuối bảng điều khiển Layers:

Nhấn biểu tượng Layer Style.

Chọn Drop Shadow:

Chọn Drop Shadow.

Thao tác này sẽ mở ra hộp thoại Layer Style với các tùy chọn Drop Shadow nằm ở giữa. Giảm Opacity của bóng đổ xuống khoảng 40% và đặt Angle khoảng 120°:

Chú ý phần khoanh tròn.

Đừng nhấn OK vội vì vẫn còn một vài kiểu layer nữa cần thêm vào.

Bước 12: Thêm “Inner Shadow”

Nhấn trực tiếp vào chữ Inner Shadow bên trái hộp thoại Layer Style:

Nhấn trực tiếp vào từ Inner Shadow.

Các tùy chọn Inner Shadow sẽ xuất hiện ở giữa hộp thoại. Tất cả những gì cần làm là thay đổ Blend Mode từ “Multiply” thành “Overlay”:

Đổi Blend Mode từ Multiply thành Overlay.

Bước 13: Thêm “Bevel and Emboss”

Cuối cùng, nhấn trực tiếp vào từ Bevel and Emboss ở bên trái hộp thoại Layer Style:

Nhấn vào Bevel and Emboss.

Thao tác này sẽ hiển thị các tùy chọn “Bevel and Emboss” ở giữa hộp thoại Layer Style. Thay đổi Technique thành Chisel Hard, tăng Depth lên khoảng 60% (nếu thấy quá cao thì hãy cứ tiếp tục hoàn thành các phần còn lại rồi quay lại điều chỉnh giá trị này sau). Tăng Soften lên khoảng 12 pixel để làm cho nước trông có vẻ mịn, đẹp hơn. Nhìn xuống các tù chọn gần cuối, hãy tăng Opacity của Highlight Mode lên 100%. Thay đổi Shadow Mode từ đen sang trắng bằng cách nhấp vào mẫu màu và chọn màu trong Color Picker:

Chú ý phần khoanh đỏ.

Sau khi thực hiện xong các thay đổi đối với tùy chọn Bevel and Emboss, hãy nhấp OK để đóng hộp thoại Layer Style. Hình ảnh bây giờ sẽ trông như thế này:

Hình ảnh hiện tại.

Bước 14: Xóa Những Giọt Nước Ở Vị Trí Không Mong Muốn

Sau khi đã tạo ra được những giọt nước trông giống như thật thì hiện tại có một vài giọt đang che đi đối tượng chính (chàng trai lướt ván). Mình sẽ loại bỏ những giọt nước này đi bằng cách dùng Eraser Tool. Nhấn phím E hoặc chọn nó trên Toolbar đều được:

Chọn Eraser Tool.

Với Eraser Tool trong tay, ta chỉ cần nhấp và kéo chuột qua bất kì giọt nước nào cần xóa, mình sẽ xóa hết mấy giọt trước mặt chàng trai này:

Dùng Eraser Tool xóa những giọt không mong muốn.

Bước 15: Tạo Bản Đồ Dịch Chuyển

Hiệu ứng về cơ bản đã xong, tuy nhiên chúng ta vẫn có thể khiến nó trông thực tế hơn nữa. Nếu như là những giọt nước thật ngoài đời thì nó sẽ khiến cho phần ảnh bên dưới nó trông hơi méo đi chút. Vì thế hãy sử dụng bản đồ dịch chuyển để tăng thêm độ chân thực cho nó. Nghe thì hơi khó nhằn nhưng thực tế chả cần làm gì ngoài tạo một hình ảnh đen trắng cả.

Trước tiên, chọn tất cả các giọt nước trong hình ảnh bằng cách nhấn phím Ctrl (Win) / Command (Mac) rồi nhấp vào hình thu nhỏ của layer giọt nước trong bảng điều khiển Layers:

Nhấn phím Ctrl (Win) / Command (Mac) rồi nhấp vào hình thu nhỏ của layer giọt nước trong bảng điều khiển Layers.

Thao tác này sẽ đặt vùng chọn xung quanh tất cả các giọt nước. Đi tới menu Select, chọn Modify, rồi chọn Border. Thao tác này sẽ mở ra hộp thoại “Border Selection”, nhập giá trị khoảng 10 pixel rồi nhấn OK:

Nhập giá trị 10 pixel rồi nhấn OK.

Quay lại menu Select, chọn Fearther. Nhập giá trị Feather Radius khoảng 4 pixel rồi nhấn OK:

Nhập giá trị 4 pixel vào ô Feather Radius.

Sau khi hoàn tất, quay lại với menu Select lần nữa rồi chọn Save Selection. Khi hộp thoại “Save Selection” xuất hiện, chỉ cần nhấp OK để chấp nhận các tùy chọn mặc đinh và đóng nó lại. Ngoài ra, nhấn Ctrl+D (Win) / Command+D (Mac) để bỏ vùng chọn xung quanh các giọt nước.

Giờ hãy chuyển sang bảng điều khiển Channels (nằm cạnh bảng điều khiển Layers), bạn sẽ thấy lựa chọn đã lưu nằm ở dưới cùng có tên “Alpha 1”. Nhấn để chọn nó:

Nhấn vào Alpha 1 để chọn.

Sau đó nhấp vào mũi tên nhỏ ở góc trên cùng bên phải của bảng Channels rồi chọn Duplicate Channel:

Nhấn chọn Duplicate Channel.

Sau khi hộp thoại Duplicate Channel xuất hiện, hãy đặt DocumentNew. Tùy chọn này sẽ tạo một tài liệu mới từ channel, sau đó nhấn OK:

Đặt Document là New rồi nhấn OK.

Tài liệu mới sẽ xuất hiện trên màn hình. Đây là tài liệu chúng ta sẽ sử dụng cho bản đồ dịch chuyển. Điều duy nhất cần làm là lưu nó lại nên hãy đi tới menu File, chọn Save As hoặc nhấn phím Shift+Ctrl+S (Win) / Shift+Command+S (Mac). Thao tác này sẽ mở ra hộp thoại “Save As”. Đặt một cái tên cho nó, như mình sẽ đặt là “water drops” rồi lưu tài liệu trên desktop để có thể dễ dàng truy cập.

Khi đã lưu tài liệu mới xong thì hoàn toàn có thể đóng nó lại chứ không cần phải mở nó nữa.

Bước 16: Áp Dụng Filter “Displace” Cho Layer 1

Quay trở lại với bảng điều khiển Layers, nhấn vào Layer 1 (bản sao của layer Background) để chọ nó. Trước tiên, chúng ta sẽ áp dụng filter “Displace” cho layer này. Sử dụng bản đồ dịch chuyển mà chúng ta vừa tạo, điều này sẽ mang lại hiệu ứng biến dạng cho phần hình ảnh dưới giọt nước. Vào menu Filter, chọn Distort, rồi chọn Displace. Thao tác này sẽ hiển thị hộp thoại filter Displace. Hạ thấp cả hai tùy chọn Horizontal ScaleVertical Scale xuống 8. Đảm bảo Displacement Map được đặt là Stretch To FitUndefined Areas được đặt là Repeat Edge Pixels:

Filter > Distort > Displace.

Nhấn OK để đóng hộp thoại này và hộp thoại thứ hai sẽ xuất hiện yêu cầu bạn chọn bản đồ dịch chuyển mà bạn muốn sử dụng. Chọn tệp vừa lưu vào desktop sau đó nhấn Open. PTS sẽ ngay lập tức áp dụng bản đồ dịch chuyển cho layer.

Bước 17: Xóa Các Vùng Trên Layer Không Nằm Dưới Giọt Nước

Vấn đề duy nhất ở đây là, một số biến dạng đã được áp dụng cho các khu vực xung quanh bên ngoài giọt nước, trong khi chúng ta chỉ cần sự biến dạng xuất hiện ở khu vực ngay dưới giọt nước thôi. Vậy nên cần phải cắt bỏ những khu vực không mong muốn, chúng ta có thể làm điều đó bằng cách xóa các vùng đó đi. Với “Layer 1” vẫn đang được chọn, giữ phím Ctrl (Win) / Command (Mac) sau đó nhấp vào hình thu nhỏ của layer giọt nước để đặt vùng chọn xung quanh tất cả các giọt nước:

Giữ phím Ctrl (Win) / Command (Mac) sau đó nhấp vào hình thu nhỏ của layer giọt nước để đặt vùng chọn xung quanh tất cả các giọt nước.

Lưu ý rằng mặc dù chúng ta nhấp vào hình thu nhỏ của layer giọt nước thì “Layer 1” vẫn đang hoạt động chứ không phải là layer chứ các giọt nước.

Hiện tại các giọt nước đã được chọn:

Tất cả giọt nước trong hình ảnh đã được chọn.

Hãy nhấn Ctrl+Shift+I (Win) / Command+Shift+I (Mac) để đảo ngược vùng chọn. Với thao tác này, tất cả khu vực xung quanh giọt nước sẽ được đưa vào vùng chọn và các giọt nước sẽ bị loại ra khỏi vùng chọn. Nhấn Delete/Backspace trên bàn phím để xóa vùng không mong muốn trên Layer 1, chỉ để lại các vùng bên dưới giọt nước, tạo hiệu ứng chân thực cho hình ảnh:

Kết quả cuối cùng.

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây