Hướng Dẫn Thêm Ảnh Phản Chiếu Vào Kính Râm Trong Photoshop

0
347

THÊM HÌNH ẢNH PHẢN CHIẾU VÀO KÍNH RÂM TRONG PHOTOSHOP

Trong bài hướng dẫn này, chúng ta sẽ học cách thêm hình ảnh phản chiếu vào kính râm. Đây là một hiệu ứng phổ biến trong PTS và nó đã mở ra một thế giới sáng tạo nghệ thuật, chúng ta có thể khiến cho người đeo kính râm đang như thể nhìn vào cái gì hay ai đó theo ý muốn.

Mình sẽ sử dụng hình ảnh dưới đây làm ví dụ minh họa:

Ảnh gốc.

Nếu nhìn kĩ thì có thể thấy rằng có hình ảnh phản chiếu (rất mờ) trong kính râm của cô gái và có vẻ như cô ấy đang đứng ở bên đường. Nhưng mình lại muốn biến tấu một chút, làm cho cô gái như thể đang đứng trên một bãi biển. Vậy nên mình sẽ tăng đọ phản chiếu của kính và trông như thể cô đang nhìn về phía biển:

Hình ảnh sử dụng để tạo phản chiếu.

Và đây là hiệu ứng mình muốn hướng tới:

Kết quả cuối cùng.

Bước 1: Tạo Vùng Chọn Một Bên Mắt Kính

Chúng ta cần thực hiện riêng từng mắt kính, nên hãy cùng bắt đầu với mắt kính bên trái (tương đương với phía bên phải của cô gái). Mắt kính còn lại chỉ cần thực hiện các bước tương tự. Trước tiên ta cần chọn mặt kính. Hãy sử dụng một công cụ lựa chọn mà bạn ưa thích (Lasso Tool, Pen Tool…):

Tạo vùng chọn xung quanh mắt kính bên trái bằng công cụ lựa chọn ưa thích.

Bước 2: Tạo Layer Trống Mới

Với mắt kính đã được chọn, nhấp vào biểu tượng New Layer ở cuối bảng điều khiển Layers để thêm một layer trống mới phía trên layer Background (layer chứa hình ảnh gốc):

Nhấn vào biểu tượng New Layer để thêm layer trống mới.

PTS sẽ thêm một layer mới ngay bên trên layer Background và đặt tên cho nó là “Layer 1”. Nhấp đúp trực tiếp vào tên “Layer 1” và đổi tên thành “left lens” để dễ dàng nhận diện hơn (bạn có thể đặt tên theo ý thích riêng):

Layer mới được thêm vào bên trên layer Background.

Bước 3: Lấp Đầy Vùng Chọn Trên Layer Mới Bằng Màu Đen

Với layer “left lens” đang được chọn, nhấn phím D để đặt lại màu Foreground và Background để màu Foreground là màu đen và màu Background là màu trắng), sau đó nhấn phím Alt+Backspace (Win) / Option+Delete (Mac) để lấp đầy vùng chọn với màu đen:

Mắt kính bên trái được lấp đầy bởi màu đen.

Nhấn Ctrl+D (Win) / Command+D (Mac) sau khi hoàn tất để bỏ chọn vùng chọn.

Nhìn thì giống như chúng ta đã tô màu đen lên mắt kính bên trái, nhưng thực tế là chúng ta đã tạo một layer mới và tô vùng chọn trên một layer mới ngay phía trên layer Background nên hình ảnh ban đầu không hề bị ảnh hưởng. Vùng chọn được tô màu đen và hình ảnh gốc hoàn toàn tách biệt với nhau.

Bước 4: Kéo Hình Ảnh Thứ Hai Vào Tài Liệu

Tại thời điểm này, chúng ta cần đưa hình ảnh sẽ sử dụng làm hình phản chiếu trên mắt hình vào tài liệu. Vậy nên hãy mở hình ảnh thứ hair a (nếu chưa mở) ở một cửa sổ tài liệu riêng. Bạn có thể chuyển qua các chế độ màn hình (Screen Mode) khác nhau cho từng tài liệu bằng cách nhấn F. Nhấn phím V để chọn Move Tool, sau đó nhấp vào vị trí bất kỳ trong hình ảnh thứ hai và kéo nó vào tài liệu chứa ảnh kính mắt:

Sử dụng Move Tool để kéo hình ảnh thứ hai vào hình ảnh cô gái đeo kính râm.

Nhìn vào bảng điều khiển Layers lúc này, chúng ta sẽ thấy hình ảnh thứ hai đã được thêm vào một layer nằm ngay trên layer “left lens”. Nhấp đúp vào tên layer và đổi thành “left reflection”:

Hình ảnh thứ hai được thêm vào layer nằm ngay bên trên layer “left lens”.

Bước 5: Tạo Mặt Nạ Cắt (Clipping Mask)

Hiện tại, hình ảnh trên layer “left reflection” đang chặn phần lớn hình ảnh kính râm khỏi chế độ xem. Những gì chúng ta muốn là nó chỉ xuất hiện bên trong mắt kính bên trái. Ta có thể thực hiện điều này dễ dàng bằng cách sử dụng “left lens” làm mặt nạ cắt cho “left reflection”. Có nghĩa là, khu vực duy nhất của bức ảnh bãi biển sẽ hiển thị trên mắt kính là khu vực có màu đen trên layer bên dưới nó. Bất kỳ khu vực nào nằm ở khu vực trong suốt trên layer “left lens” sẽ bị ẩn hiển thị”.

Để tạo mặt nạ cắt, thì với layer “left reflection” được chọn hãy đi tới menu Layer rồi chọn Create Clipping Mask hoặc sử dụng phím tắt Alt+Ctrl+G (Win) / Option+Command+G (Mac). Thao tác này sẽ biến layer “left lens” thành mặt nạ cắt cho layer “left reflection” và hình ảnh bãi biển (hoặc bất kỳ hình ảnh nào bạn sử dụng) hiện đang nằm gọn gàng trong mắt kính bên trái:

Hình ảnh nằm gọn trong mắt kính bên trái.

Nhìn vào bảng điều khiển Layers, chúng ta có thể thấy rằng layer “left reflection” hiện đang thụt vào bên phải với mũi tên nhỏ hướng xuống layer “left lens”, biểu thị rằng layer “left reflection” hiện đang được cắt bởi layer “left lens”:

Bảng điều khiển Layers hiển thị “left reflection” bị cắt bởi layer “left lens” bên dưới.

Bước 6: Thay Đổi Kích Thước Và Định Vị Lại Hình Ảnh Với Free Transform

Bây giờ hình ảnh phản chiếu đã nằm trong mắt kính bên trái, hãy thay đổi kích thước và đặt lại vị trí của nó. Chúng ta có thể thực hiện cả hai điều cùng lúc bằng lệnh Free Transform. Nhấn Ctrl+T (Win) / Command+T (Mac) để hiển thị khung Free Tranform và xử lý xung quanh hình ảnh thứ hai. Mặc dù có chỉ có thể nhìn thấy một phần hình ảnh bên trong mắt kính nhưng PTS sẽ đặt khung Free Tranform và xử lý xung quanh kích thước thực tế của hình ảnh. Nếu không nhign thấy một số chốt điều khiển vì chúng nằm ngoài khu vực óc thể nhìn trong cửa sổ tài liệu thì hãy nhấn F để chuyển chế độ xem sang Full Screen Mode With Menu Bar. Chế độ này sẽ cho phép bạn nhìn thấy tất cả các chốt điều khiển (nhấn F thêm vài lần nếu muốn quay lại chế độ xem cửa sổ tài liệu). Sau đó kéo chốt điều khiển bất kỳ ở góc vào trong để thay đổi kích thước hình ảnh. Nhấn giữ phím Shift khi kéo để hạn chế tỷ lệ hình ảnh, giữ phím Alt khi kéo để thay đổi kích thước từ tâm của hình ảnh:

Thay đổi kích thước hình ảnh.

Nếu cần xoay hình ảnh thì chỉ việc di chuyển chuột ra bên ngoài chốt điều khiển ở góc bất kỳ. Bạn sẽ thấy con trỏ chuột thay đổi thành một đường cong với mũi tên nhỏ ở mỗi đầu. Nhấp và kéo bằng chuột để xoay hình ảnh.

Để di chuyển hình ảnh, chỉ cần nhấp vào điểm bất kỳ bên trong khung Free Transform và di chuyển hình ảnh xung quanh bằng chuột. Hãy nhớ đừng nhấp vào biểu tượng mục tiêu nhỏ ở giữa nếu không thì bạn sẽ di chuyển mục tiêu chứ không phải là di chuyển hình ảnh. Nhấn Enter (Win) / Return (Mac) khu hoàn tất để chấp nhận chuyển đổi. Đây là hình ảnh của mình sau khi di chuyển và thay đổi kích thước hình ảnh bãi biển bên trong mắt kính:

Hình ảnh phản chiếu sau khi được di chuyển và thay đổi kích thước.

Bước 7: Thêm “Inner Shadow”

Hãy thêm một chút bóng đổ vào hình ảnh phản chiếu nó nó trông giống như một phần của mắt kính chứ không phải chỉ là ghép ảnh lên. Hãy hấn chọn layer “left lens” trong bảng điều khiển Layers rồi nhấp vào biểu tượng Layer Styles ở cuối bảng điều khiển Layers:

Nhấn chọn layer “left lens” rồi nhấn vào biểu tượng “Layer Styles”.

Chọn Inner Shadow:

Chọn Inner Shadow.

Thao tác này sẽ mở ra hộp thoại Layer Styles với tùy chọn Inner Shadow nằm ở giữa. Mình muốn bóng xuất hiện chủ yếu ở góc trên cùng bên phả I của ống kính nên sẽ đặt Angle là 65°, đặt Distance là 1 px và giảm Sỉz xuống 3 px. Bạn có thể đặt một giá trị khác tùy ý muốn:

Chỉnh sửa các tùy chọn được khoanh đỏ.

Và đây là hình ảnh sau khi áp dụng Inner Shadow:

Bóng đổ xuất hiện ở góc trên cùng bên phải của mắt kính bên trái một cách tinh tế.

Bước 8: Áp Dụng Filter “Spherize”

Ngay bây giờ, hình ảnh mà chúng ta sử dụng để phản chiếu hoàn toàn phằng, tuy nhiên trong thực tế mắt kính thường hay cong nhẹ. Vì vậy hãy thêm độ cong nhẹ vào hình ảnh phản chiếu để chân thực hơn. Nhấn vào layer “left lens” trong bảng điều khiển Layers, sau đó nhấn giữ Ctrl (Win) / Command (Mac) rồi nhấp trực tiếp vào hình thu nhỏ của layer “left lens” trong bảng điều khiển Layers:


Nhấn giữ Ctrl (Win) / Command (Mac) rồi nhấp trực tiếp vào hình thu nhỏ của layer “left lens”.

Thao tác này sẽ mở lại vùng chọn xung quanh mắt kính bên trái:

Vùng chọn trong mắt kính bên trái lại xuất hiện.

Chúng ta sẽ áp dụng filter Spherize cho layer “left reflection” và bằng cách tải lại vùng chọn lúc trước thì nó sẽ cho phép người dùng chỉ áp dụng filtẻ cho khu vực bên trong vùng chọn thay vì áp dụng cho toàn bộ layer.

Với vùng chọn đã được tải lại, hãy đi tới menu Filter rồi chọn Distort sau đó chọn Spherize. Khi hộp thoại filter Spherize xuất hiện, tại tùy chọn Mode hãy chọn Horizontal Only, sau đó sử dụng thanh trượt để tăng giá trị Amount lên khoảng 25-30%. Mình sẽ nâng lên khoảng 30# vì mắt kính của cô gái dường như có khá nhiều đường cong:

Hộp thoại Sepherize.

Nhấn OK để xác nhận và đóng hộp thoại. Nhấn Ctrl+D (Win) / Command+D (Mac) sau khi hoàn tất để bỏ vùng chọn. Dưới đây là hình ảnh sau khi áp dụng bộ lọc Spherize cho hình ảnh bên trong mắt kính, sự khác biệt rất nhỏ nhưng chính nó lại tạo nên khác biệt to lớn giữa thực tế và nhân tạo:

Hình ảnh sau khi áp dụng filter Spherize cho ảnh bên trong ống kính.

Bước 9: Tạo Bản Sao Layer “Left Reflection”

Với layer “left reflection” đang được chọn, hãy sử dụng phím tắt Ctrl+J (Win) / Command+J (Mac) để tạo bản sao của layer này. PTS sẽ ngay lập tức tạo một bản sao mới và đặt tên cho nó là “left reflection copy”. Layer mới này sẽ xuất hiện ở ngay bên trên layer gốc “left reflection” trong bảng điều khiển Layers. Nhấn vào tên của layer bản sao mới tạo và đổi tên nó thành “multiply”:

Tạo bản sao của layer “left reflection” và đặt tên cho nó là “multiply”.

Bước 10: Đặt Layer “Multiply” Thành Layer Bị Cắt Bởi Layer “Left Lens”

Sau khi tạo bản sao layer “left reflection”, có một vấn đề nho nhỏ ở đây. Layer “left reflection” ban đầu đang bị cắt bởi layer “left lens”, nhưng bản sao chúng ta vừa tạo lại không bị cắt. Có nghĩa là nó không bị giới hạn trong phạm vi mắt kính. Tất cả những gì chúng ta cần làm để khắc phục điều đó là thực hiện tương tự những gì đã làm với layer “left reflection” ban đầu. Đi tới menu Layer và chọn Create Clipping Mask hoặc dùng tổ hợp phím Alt+Ctrl+G (Win) / Option+Command+G (Mac) để khiến cho layer “multiply” bị cắt bởi layer “left lens” sao cho chỉ có phần thuộc phạm vi mắt kính bên trái mới hiển thị. Chúng ta có thể thấy trong bảng điều khiển Layers, cả layer “left reflection” và layer “multiply” đều đang bị cắt bởi layer “left lens” ở bên dưới chúng:

Bảng điều khiển Layers hiển thị hai layer “left reflection” và “multiply” đều bị cắt bởi layer “left lens”.

Bước 11: Đặt Blend Mode Thành “Multiply”

Lý do mình đặt tên cho layer mới là “multiply” là bởi chúng ta sẽ thay đổi blend mode của layer này thành “Multiply”. Điều này sẽ cho phép chúng ta làm hình ảnh bên trong mắt kính tối đi, không còn quá sáng nữa. Chỉ cần đi tới tùy chọn Blend Mode ở góc trên cùng bên trái bảng điều khiển Layers nhấp vào mũi tên tam giác ở bên phải từ “Normal” và chọn “Multiply”:

Đổi Blend Mode từ “Normal” sang “Multiply”.

Ngay sau khi đổi Blend Mode, hình ảnh bên trong mắt kính sẽ tối hơn so với trước:

Hình ảnh bên trong mắt kính trở nên tối hơn sau khi thay đổi Blend Mode.

Nếu thấy hình ảnh bên trong mắt kính bị tối quá thì chỉ cần đi tới tùy chọn Opacity rồi giảm độ mờ của layer “Multiply” cho tới khi cảm thấy hi lòng với độ sáng làm được. Hoặc nếu muốn hình ảnh tối hơn nữa thì hãy chọn layer “left reflection” rồi giảm giá trị Opacity của nó. Bằng cách này thì bạn sẽ hòa trộn hình ảnh với màu đen đặc từ layer “left lens” bên dưới nó (đó là lý do tại sao chúng ta lấp đầy vùng chọn trong mắt kính bởi màu đen). Ở đây mình đã giảm Opacity của layer “left reflection” xuống 80% để hòa trộn với một chút màu đen từ layer “left lens”:

Giảm Opacity của layer “Multiply” để làm sáng hình ảnh phản chiếu hoặc giảm Opacity của layer “left reflection” để làm tối hình ảnh phản chiếu.

Hình ảnh phản chiếu bây giờ trông tối hơn trước nhiều:

Hình ảnh phản chiếu tối hơn trước, mang lại cho mắt kính vẻ ngoài ấn tượng.

Việc làm cho hình ảnh phản chiếu tối hay sáng ở mức độ nào là tùy quyết định ở các bạn, không bắt buộc phải theo một quy chuẩn nhất định nào cả, miễn sau kết quả thật sự tốt là được.

Bước 12: Chọn Gradient Tool Từ Trắng Đến Trong Suốt

Để hoàn thành công việc trên mắt kính bên trái, chúng ta cần làm cho nó có hình dạng cong và 3D hơn một chút, giống như thể mặt trời đang phản chiếu trên mắt kính. Mình sẽ thêm gradient vào góc trên cùng bên phải của mắt kính. Chọn Gradient từ trên Toolbar hoặc nhấn phím tắt G:

Chọn Gradient Tool.

Mình muốn thêm một gradient từ trắng sang trong suốt nên mình sẽ nhấn phím X để hoán đổi màu Foreground và màu Background, biến màu Foreground thành màu trắng. Sau đó với Gradient Tool được chọn, nhấp chuột phải (Win) / Control nhấp chuột (Mac) ở bất kỳ đâu bên trong tài liệu để hiển thị Gradient Picker và chọn gradient thứ hai từ bên trái sang ở hàng trên cùng:

Chọn gradient từ trắng sang trong suốt.

Bước 13: Tải Lại Vùng Chọn Xung Quanh Mắt Kính Trái Một Lần Nữa

Nhấn phím Ctrl (Win) / Command (Mac) và nhấp trực tiếp vào hình thu nhỏ của layer “left lens” trong bảng điều khiển Layers để tải lại vùng chọn một lần nữa:

Nhấn phím Ctrl (Win) / Command (Mac) và nhấp trực tiếp vào hình thu nhỏ của layer “left lens” trong bảng điều khiển Layers.

Bước 14: Tạo Thêm Layer Mới Nằm Ở Trên Cùng Trong Bảng Điều Khiển Layers

Hãy đảm bảo rằng layer trên cùng (“Multiply”) đang được chọn rồi sau đó nhấp vào biểu tượng New Layer ở cuối bảng điều khiển Layer để thêm một layer trống mới nằm ở phía trên cùng, đặt tên cho nó là “highlight”:

Thêm layer trống mới ở trên cùng bảng điều khiển Layers và đặt tên là “highlight”.

Bước 15: Kéo Một Dải Gradient Trắng Sang Trong Suốt Trên Layer “Highlight”

Để thêm phần nổi bật hơn, chúng ta chỉ cần kéo một dải gradient từ trắng sang trong suốt trên layer “highlight”, bắt đầu kéo từ góc trên cùng bên phải của mắt kính và kéo theo đường chéo về phía trung tâm:

Kéo gradient từ góc bên phải chéo về phía trung tâm.

Thả chuột và PTS sẽ vẽ gradient từ trắng sang trong suốt tạo thêm phần nổi bật cho mắt kính. Vì chúng ta có vùng chọn xung quanh mắt kính nên gradient chỉ giới hạn ở bên trong khu vực mắt kính bên trái. Nhấn Ctrl+D (Win) / Command+D (Mac) để bỏ chọn vùng chọn. Và đây là hình ảnh sau khi thêm điểm nổi bật ở góc trên phải của mắt kính:

Chút ánh sáng được thêm vào mắt kính bên trái để tạo sự nổi bật.

Bước 16: Thực Hiện Lại Các Bước Vừa Xong Đối Với Bên Mắt Kính Còn Lại

Chúng ta đã hoàn thành xong công việc trên mắt kính bên trái, Giờ chỉ cần thêm hình ảnh phản xạ vào mắt kính bên phải với các bước tương tự như vừa thực hiện với mắt kính bên trái:

Tạo vùng chọn mắt kính bên phải

Thêm layer mới và đặt tên là “right lens”

Lấp đầy vùng chọn bằng màu đen

Kéo hình ảnh thứ hai vài tài liệu chứ ảnh mắt kính và đặt tên là “right reflection”

Tạo mặt nạ cắt để layer “right reflection” bị cắt bởi layer “right lens”

Sử dụng Free Transform để thay đổi kích thước và định vị lại hình ảnh bên trong mắt kính

Thêm kiểu layer “Inner Shadow” vào layer “right lens”

Áp dụng filter “Spherize” cho layer “right reflection”

Tạo bản sao của layer “right reflection” và đặt tên là “multiply”

Đặt Blend Mode của layer “multiply” thành “Multiply”

Giảm Opacity của layer “multiply” để làm sáng hình ảnh phản chiếu hoặc giảm Opacity của layer “right reflection” để làm tối hình ảnh phản chiếu.

Tạo điểm nổi bật ở góc trên cùng bên phải mắt kính bằng Gradient Tool từ trắng sang trong suốt

Hãy nhớ rằng khi bạn định vị lại hình ảnh trong mắt kính bằng lệnh Free Transform thì hình ảnh phản chiếu bên trong mắt kính bên phải sẽ đến từ một góc hơi khác so với hình ảnh phản chiếu trong ống kính bên trái. Vì vậy, để làm mọi thứ trông chân thực hơn thì cần điều chỉnh vị trí của hình ảnh phản chiếu bên phải sao cho nó hơi lệch tâm so với bên trái. Sau khi hoàn tất các bước bên trên thì công việc cùa bạn coi như đã hoàn tất.

Và đây là kết quả cuối cùng sau khi mình đã thực hiện các bước tương tự với mắt kính bên trái, giảm Opacity của layer “right reflection” xuống 90% thay vì 80% (như đã làm với mắt kính bên trái). Lý do là vì khuôn mặt của cô gái hơi nghiêng một chút so với hướng của mặt trời. Nên mình sẽ làm cho hình ảnh phản chiếu trong mắt kính gần mặt trời hơn sẽ có vẻ sáng hơn chút để tạo tính chân thực:

Kết quả cuối cùng.

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây