Hướng Dẫn Chuyển Các Tệp Ảnh Raw Từ Lightroom Sang Photoshop

0
1983

Tìm hiểu về cách di chuyển các tệp raw từ Adobe Lightroom sang PTS để chỉnh sửa thêm. Làm cách nào để đưa lại ảnh quay về Lightroom sau khi đã hoàn tất chỉnh sửa? Chúng ta sẽ tìm hiểu về Lightroom CC và Photoshop CC cũng như cách chuyển đổi hình ảnh linh hoạt giữa 2 trình sửa ảnh này.

Cả Lightroom và Photoshop đều là những trình chỉnh sửa ảnh tuyệt vời. Thay vì cạnh tranh xem cái nào chỉnh sửa ảnh tốt hơn thì mỗi cái lại có điểm mạnh điểm yếu riêng bù trừ lẫn nhau. Lightroom khá tuyệt vời cho các chỉnh sửa ban đầu của hình ảnh do tính chất không phá hủy và điểu chỉnh trực quan của nó. Chúng ta dễ dàng chỉnh exposure (độ phơi sáng), white balance (cân bằng trắng), enhance contrast (tăng cường độ tương phản) và color saturation (độ bão hòa màu), thêm một số độ sắc nét cho bức ảnh và nhiều hơn thế nữa.

Tuy nhiên Lightroom lại không phải là một trình chỉnh sửa pixel, nó hoạt đồng bằng cách lưu trữ các chỉnh sửa và nâng cao giao diện hình ảnh. Những gì chúng ta thấy trên Lightroom tựa như một bản xem trước hình ảnh xem liệu nó sẽ ra sao nếu áp dụng những chỉnh sửa đó. Lợi ích của quy trình làm việc như vậy chính là nó không phá hủy ảnh gốc. Tuy nhiên nhược điểm là chúng ta chỉ chỉnh sửa được những phần không phá hủy đến cấu trúc ảnh gốc. Tại một số điểm, chúng ra cần thực hiện thay đổi đối với các pixel trong chính hình ảnh đó.

Lightroom không thể làm điều đó bởi nó không phải là trình chỉnh sửa pixel. Nhưng PTS thì hoàn toàn có thể. Điểm mạnh của PTS chính bản thân nó là một công cụ chỉnh sửa pixel, khiến cho việc chỉnh sửa cục bộ trở nên tuyệt vời. Ở PTS có rất nhiều tính năng mà Lightroom không hề có, ví dụ như selection tools, layer và layer mask, blend mode, khả năng thêm văn bản và đồ họa hình ảnh v.v. Ngoài ra PTS cũng cho phép làm việc sáng tạo hơn do có nhiều bộ lọc và khả năng kết hợp nhiều hình ảnh lại với nhau. Đây là điều mà Lightroom không thể làm được.

Một quy trình làm việc tuyệt vời chính là bắt đầu chỉnh sửa toàn diện với Lightroom. Sau khi đã hoàn thành tất cả chỉnh sửa có thể làm trong Lightroom, chúng ta sẽ chuyển hình ảnh sang PTS để chỉnh sửa sáng tạo hơn. Tuy nhiên, khi bắt đầu làm việc trong Lightroom thì kết thúc công việc cũng phải tại Lightroom. Bởi vì Lightroom quản lý và sắp xếp hình ảnh, theo dõi các chỉnh sửa được lưu trữ. Lightroom lưu trữ tất cả thông tin này trong một cơ sở dữ liệu gọi là catelog (danh mục). Vì Lightroom và PTS có liên kết chặt chẽ với nhau cho nên Lightroom có thể tự động thêm phiên bản đã chỉnh sửa của hình ảnh vào catolog của nó khi chúng ta lưu lại công việc chỉnh sửa trong PTS. Dĩ nhiền nó có thể làm được điều này chỉ khi chúng ta làm theo đúng các bước trong bài hướng dẫn sau đây, chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ các bước đó xuyên suốt bài viết này.

Lightroom được thiết kế chủ yếu như một trình chỉnh sửa ảnh raw, tuy nhiên nó vẫn có thể hoạt động tốt với các tệp như JPEG, TIFF, PSD v.v. Nhưng trong bài này chúng ta sẽ chỉ tập trung vào tệp raw. Có một khác biệt nhỏ giữ chuyển tệp raw và tệp định dạng khác từ Lightroom sang PTS, cho nên chúng ta sẽ đề cập đến các tệp định dạng khác ở bài sau.

Bước 1: Thực Hiện Việc Chỉnh Ảnh Ban Đầu Trong Lightroom

Để giúp mọi người theo dõi bài hướng dẫn này một cách dễ dàng, mình sẽ không trình bày chi tiết về Lightroom hay PTS tại đây. Thay vào đó mình sẽ lướt qua nhanh một số điểm không thực sự quan trọng, mục đích chính là để các bạn có thể tập trung chú ý vào cách di chuyển các tệp tho giữa Lightroom và PTS.

Như đã đề cập, Lightroom là môi trường làm việc ban đầu cực tốt. Bạn có thể nhìn xuống ảnh dưới để thấy mình đang làm việc trong mô đun Develop của Lightroom. Bức ảnh này được người ta chụp lại khi đang đi du thuyền ở Alaska (tinh mắt hơn sẽ thấy một con tàu du lịch khác ở phía xa):

Một tệp raw được mở trong mô đun Develop của Lightroom.

Hãy nhìn vào bảng điều khiển cơ bản bên tay phải, có thể thấy rằng mình đã thực hiện một số thay đổi tổng thế bước đầu với white balance (cân bằng trắng), exposure (độ phơi sáng), contrast (độ tương phản), color saturation (độ bão hòa màu) v.v.

Những thay đổi tổng thể ban đầu.

Điều quan trọng cần lưu ý ảnh này là tệp raw, tức là nó được máy ảnh chụp ở định dạng raw. Tại sao có thể biết nó là tệp raw? Hãy nhìn vào thanh chạy dọc ở phía trên, tệp hiện có đuôi “.dng”. DNG là viết tắt của Digital Negative, nó là định dạng tệp raw của riêng Adobe. Mỗi hãng máy ảnh lại có một định dạng ảnh raw bằng 3 chữ cái riêng:

Ví dụ: Canon “.crw” hoặc “cr2”, Nikon “.nef” v.v.

Điểm quan trọng ở đây không phải là phần mở rộng cụ thể, mà nó chính là một tệp raw chứ không phải JPEG, TIFF hay PSD. Chúng ta sẽ đề cập đến những điều này trong hướng dẫn tiếp theo:

Phân đuôi mở rộng gồm ba chữ cái cho biết loại tệp chúng ta đang làm việc.

Bước 2: Chuyển Ảnh Sang PTS

Nếu như mình đã hoàn tất công việc với Lightroom và giờ đây muốn thêm những thứ khác vào ảnh của bạn thì lúc này cần chuyển tệp raw sang PTS (bởi Lightroom không có chức năng add thêm thứ gì đó vào ảnh).

Có thể bạn sẽ nghĩ tới cách lưu lại ảnh trong Lightroom rồi sau đó quay ra mở PTS và thực hiện mở tệp raw theo cách thủ công. Tuy nhiên, có thể bạn không biết, Lightroom và PTS liên kết hoạt động khá chặt chẽ. Để chuyển tệp raw sang PTS, chỉ cần di chuột tới menu Photo (trong Lightroom) nằm ở thanh menu phía trên màn hình, Chọn Edit In, sau đó ấn vào Edit in Adobe Photoshop (phiên bản cụ thể của bạn cũng sẽ đi kèm ngay phía sau, như của mình là Photoshop CC 2015). Hoặc đơn giản hơn bạn có thể dử dụng phím tắt:

Windows: Ctrl+E

Macbook: Command+E

Di chuột tới Photo > Edit In > Edit in Adobe Photoshop.

Thao tác này sẽ mở PTS (nếu như bạn chưa mở sẵn PTS) và sau đó hình ảnh sẽ được mở ra trong PTS:

Bức ảnh tương tự giờ đây đã được chuyển từ Lightroom sang PTS.

Vậy Điều Gì Đã Xảy Ra Với Camera Raw?

Nếu như bạn đã từng làm việc với Camera Raw trước đây, chắc chắn bạn sẽ tự hỏi “Làm thế nào để PTS có thể mở trực tiếp một tệp raw?”

Thông thường khi chúng ta cố gắng mở một tệp raw trong PTS, hình ảnh sẽ mở ra trong plugin Adobe Camera Raw. Đó là bởi PTS không thể hoạt động với các tệp raw. PTS vốn dĩ là một trình chỉnh sửa pixel, không phải trình chỉnh sửa ảnh raw. Nó cần một trình hoặc plugin khác (ví dụ như Camera Raw) để chuyển đổi tệp raw thành pixel trước khi mở ra.

Adobe Camera Raw thường xuất hiện khi chúng ta cố gắng mở tệp raw vào PTS.

Tuy nhiên, plugin Camera Raw lại không xuất hiện khi chuyển tệp raw từ Lightroom sang PTS. Khi đó, hình ảnh được mở trực tiếp trong PTS. Tại sao điều này có thể xảy ra khi mà PTS vốn dĩ không thể mở các tệp raw?

Lý do là bởi vì Lightroom và Camera Raw sử dụng cùng một công cụ xử lý thô chính xác. Thực chất khi chúng ta chuyển một tệp thô từ Lightroom sang PTS, Camera Raw đã “lặng lẽ” kiểm tra các chỉnh sửa chúng ta đã thực hiện trên Lightroom, sau đó chuyển đổi tương tự để chuyển ảnh từ tệp raw sang pixel. Hay nói cách khác, tệp raw hoàn toàn không được mở trực tiếp trên PTS. Camera Raw đã tác động ở “phía sau” để chuyển đổi nó thành hình ảnh dựa trên pixel bằng cách sử dụng các chỉnh sửa mà chúng ta đã thực hiện trên Lightroom.

Bước 3: Chỉnh Sửa Ảnh Trên Photoshop

Sau khi ảnh đã được mở trong PTS, chúng ta có thể giờ đây có thể add thêm những gì mình thích vào ảnh. Mình sẽ sử dụng Type Tool nằm trên Toolbar phía bên trái màn hình:

Chọn Type Tool trong PTS.

Mình chọn font chữ Tahoma Bold trong thanh tùy chọn và set chữ màu trắng, sau đó mình sẽ nhấp vào bên trong ảnh và bắt đầu viết chữ vào. Vì bức ảnh được chụp ở Alaska nên mình sẽ thêm là “ALASKA’’. Sau khi viết xong, nhấn Ctrl+Enter (Windows) hoặc Command+Return (Macbook):

Thêm chữ vào ảnh trong PTS.

Để chỉnh kích cỡ và thay đổi vị trí văn bản, di chuột tới menu Edit ở phía trên màn hình rồi chọn Free Transform:

Đi tới Edit > Free Transform.

Thao tác này sẽ xuất hiện khung Free Transform xung quanh văn bản. Nhấn và giữ phím Shift để khóa tỷ lệ khung hình của văn bản khi nhấp và kéo các chốt để thay đổi kích thước. Sau đó, di chuột vào trong văn bản, nhấp và kéo để di chuyển đến đúng vị trí cần thiết. Để xác nhận nhấn phím Enter (Windows) hoặc Return (Macbook):

Thay đổi kích thước và di chuyển văn bản với Free Transform.

Bước 4: Lưu Và Đóng Hình Ảnh

Đây là ảnh sau khi đã được chèn thêm văn bản:

Ảnh sau khi chèn thêm chữ.

Bước tiếp theo đây rất quan trọng bởi cần đảm bảo Lightroom ghi nhận những gì mình đã làm với hình ảnh. Sau tất cả, hai chương trình liên kết với nhau một cách chặt chẽ.

Để lưu lại công việc sau khi chuyển ảnh từ Lightroom sang PTS, chuyển đến menu File trên đầu màn hình rồi chọn Save. Quan trọng là bạn phải ấn vào “Save” chứ không phải “Save As”. Lý do chọn như vậy, là để Lightroom có thể thêm phiên bản đã chỉnh sửa vào danh mục của nó (chính là cơ sở dữ liệu). Phiên bản đã chỉnh sửa cần được lưu trong cùng thư mục với ảnh gốc. Nó sẽ không hoạt động nếu bạn lưu nó ở một nơi khác. Nếu chọn “Save As” rất dễ có khả năng chúng ta sẽ lưu sai vị trí vì thế hãy nhớ chọn “Save” để tệp được tự động lưu cùng vị trí với ảnh gốc:

Đi tới File > Save.

Khi đã lưu lại quá trình chỉnh sửa, bạn có thể đóng ảnh trong PTS bằng cách di chuột tới menu File và chọn Close:

Đi tới File > Close.

Bước 5: Quay Lại Lightroom

Khi ảnh đã đóng, hãy quay lại Lightroom. Tại đây bạn sẽ thấy hình ảnh hiện đã được cập nhật các chỉnh sửa vừa thực hiện trong PTS:

Lightroom cập nhật các chỉnh sửa đã thực hiện trong PTS.

Tuy nhiên nếu nhìn xuống Filmstrip dọc theo phần dưới cùng của Lightroom, ta có thể nhận ra rằng có hai phiên bản cho bức ảnh đó. Tại sao ư? Khi tiến hành chuyển tệp raw từ Lightroom sang PTS thì vốn dĩ Lightroom không chuyển ảnh gốc. Thay vào đó nó tạo ra một bản sao của hình ảnh rồi chuyển bản sao đó sang PTS. Lý do tất nhiên là bởi PTS không thể làm việc trực tiếp với các tệp raw cho nên nó cần một phiên bản pixel để hoạt động.

Mình sẽ tăng kích thước Filmstrip để có thể nhìn rõ hơn các hình thu nhỏ. Lưu ý chỉ một trong số chúng hiển thị văn bản mình đã thêm vào PTS (cái hiện được chọn ở bên trái). Đây là bản sao mà Lightroom gửi qua PTS và sau đó được gửi trở lại Lightroom. Phiên bản còn lại (bên phải) không hiển thị văn bản đã được thêm vào trong quá trình làm việc với PTS bởi nó là ảnh gốc. Nó cho thấy những điều chỉnh mình đã thực hiện trong Lightroom nhưng không có gì khác:

Danh mục của Lightroom bao gồm cả ảnh gốc và bản sao được chỉnh sửa bằng PTS.

Một cách khác để nhận ra phiên bản bên trái là bản đã được chỉnh sửa qua trong PTS đó là tên của tệp. Thứ nhất, hình ảnh không còn là một tệp raw (ảnh ban đầu có định dạng “.dng”). Bản mới này được lưu dưới dạng tệp TIFF (đuôi “.tif”). Thứ hai, tên của tệp cũng đã thay đổi, “-Edit’’ tự động được thêm vào phía cuối tên:

Bản sao tự động được lưu lại dưới dạng tệp TIFF.

Có một cách nữa để nhận ra đây không phải ảnh gốc. Nếu nhìn vào bảng Basic, chúng ta thấy rằng tất cả các điều chỉnh về Exposure, Contrast, Color v.v. đã được đặt lại về 0 (các điều chỉnh ban đầu thực hiện trên tệp raw được đưa vào bản sao khi chuyển qua PTS). Chúng ta vẫn có thể thực hiện thêm các điều chỉnh trong Lightroom nếu cần thiết, tuy nhiên nó sẽ không linh hoạt được như lúc làm việc với ảnh raw ban đầu. Đó là lý do tại sao bạn chỉnh sửa trên Lightroom trước khi chuyển tệp sang PTS:

Bảng Basic đã không còn hiểu thị những điều chỉnh đã được thực hiện trên tệp thô ban đầu.

Chỉnh Sửa Thêm Trong PTS

Nếu như cần chỉnh sửa thêm cho ảnh trong PTS thì phải làm sao? Tất nhiên chúng ta không thể làm điều đó trong Lightroom mà cần phải mở lại ảnh trong PTS.

Như đã nói bên trên, bản sao sau khi được chỉnh sửa ở PTS đã được lưu lại dưới dạng tệp TIFF, tuy nhiên dù là ở định dạng nào thì khi chuyển từ Lightroom sang PTS chúng ta vẫn làm theo cách ban đầu. Di chuột tới menu Photo trong Lightroom, chọn Edit In sau đó chọn Edit in Adobe Photoshop. Hoặc dùng tổ hợp phím:

Windows: Ctrl+E

Macbook: Command+E

Photo > Edit In > Edit in Adobe Photoshop.

Lần này sẽ có chút khác biệt so với trước. Khi chuyển tệp raw sang PTS, Lightroom sẽ tự động tạo bản sao của hình ảnh và gửi bản sao đó sang, bởi vì PTS không thể làm việc trực tiếp với các tệp raw. Nhưng lần này, chúng ta chuyển sang loại tệp có thể hoạt động trong PTS (tệp TIFF). Do đó Lightroom sẽ hỏi liệu chúng ta muốn mở bản nào trong PTS:

Với các tệp không phải tệp raw, Lightroom sẽ hỏi bạn muốn chuyển bản nào sang PTS.

Lựa chọn đầu tiên: “Edit a Copy with Lightroom Adjustments”. Đây không phải là cái chúng ta muốn chuyển (trong trường hợp này). Tùy chọn này sẽ tạo ra một bản sao khác của hình ảnh, bao gồm tất cả thay đổi bổ sung mà chúng ta thực hiện trong Lightroom kể từ lần cuối cùng chỉnh sửa trong PTS. Trong trường hợp này mình chưa thực hiện thay đổi nào ở Lightroom cho nên không có gì ở đây để đưa vào.

Lý do chính khiến cho đây không phải là lựa chọn tốt khi chỉnh sửa lại ảnh trong PTS là bởi nó sẽ làm phẳng hình ảnh và loại bỏ các layer của bạn. Trong trường hợp này, layer Type của mình sẽ được hợp nhất với hình ảnh khiến cho mình không thực hiện được bất kỳ chỉnh sửa nào với nó nữa. Tùy chọn Edit a Copy with Lightroom Adjustments chỉ hữu ích trong các trường hợp khác (khi tìm hiểu về cách làm việc với tệp JPEG trong Lightroom), còn ở đây chúng ta không nên chọn nó.

Lựa chọn thứ hai: “Edit a Copy”. Đây là lựa chọn tốt hơn so với lựa chọn trên, bởi nó sẽ không làm phẳn hình ảnh của bạn. Tuy nhiên nó vẫn sẽ tạo ra một bản sao khác mà thực sự không cần thiết.

Lựa chọn thứ ba “Edit Original” chính là lựa chọn tốt nhất để chỉnh sửa lại ảnh trong PTS. Nó sẽ không tạo bất kỳ bản sao thừa thãi nào, cho phép bạn chỉnh sửa lại cùng một tệp và tất nhiên sẽ không làm phẳng hình ảnh, các lớp layer đã thêm trước đó vẫn còn nguyên vẹn. Điều này có thể gây ra chút nhầm lẫn khi hình ảnh xuất hiện trong PTS vì nó sẽ giống như là các điều chỉnh gần nhất của bạn bị thiếu đi. Tuy nhiên đó chỉ là tạm thời. Ngay sau khi bạn lưu công việc trong PTS và quay lại Lightroom, các điều chỉnh trên Lightroom của bạn sẽ lại hiển thị cùng các thay đổi bạn đã thực hiện trong PTS.

Mình sẽ chọn Edit Original, sau đó nhấn Edit:

Chọn “Edit Original” sau đó nhấn “Edit”.

Ảnh một lần nữa mở ra trong PTS (ảnh định dạng TIFF):

Hình ảnh được chỉnh sửa trước đó được mở lại trong PTS.

Nhìn vào tab document dọc bên trên hình ảnh, có thể thấy rằng đây là tệp giống như trước đó:

Tên tệp khớp với tên bên Lightroom.

Nếu nhìn vào bảng Layer, layer Type mình tạo trước đó vẫn còn nguyên. Chính xác những gì mình đã làm:

Bảng Layer hiển thị các layer trước đó vẫn được giữ nguyên.

Để blend văn bản với hình ảnh, trước tiên cần đảm bảo layer type được chọn. Sau đó thêm lớp layer mask bằng cách ấn vào biểu tượng “Add Layer Mask” ở cuối bảng Layer. Mình sẽ thực hiện bước này nhanh gọn bởi nó không phải trọng tâm của bài hướng dẫn:

Thêm layer mask và layer Type.

Sau khi thêm layer mask, mình chọn Gradient Tool trên Toolbar:

Chọn Gradient Tool.

Với công cụ Gradient Tool, nhấp chuột phải (đối với Windows) hoặc Control (Macbook) để mở Gradient Picker, chọn Gradient ‘‘đen sang trắng’’ bằng cách nhấp đúp vào hình thu nhỏ của nó. Sau khi đã chọn gradient hãy đóng Gradient Picker lại:

Chọn màu “đen sang trắng” trong Gradient Picker.

Để blend hình ảnh cùng văn bản, hãy nhấp vào gần cuối văn bản và kéo về phía trung tâm, nhấn giữ phím Shift khi kéo để giới hạn góc khi di chuyển, điều này giúp cho dễ dang kéo thẳng lên theo chiều dọc:

Kéo gradient đen sang trắng trên layer mask từ dưới cùng về trung tâm văn bản.

Thả chuột để hoàn thành gradient. Vì đã vẽ gradient trên layer mask, không phải layer chính, nên sẽ không thấy gradient thực sự trong tài liệu. Thay vào đó phần chữ bây giờ như hòa vào làm một với dãy núi phía sau:

Hiệu ứng sau khi vẽ gradient trên layer mask.

Cuối cùng để blend văn bản và hình ảnh, mình sẽ thay đổi chế độ blend của layer Type ở phía bên trái bảng điều khiển từ Normal sang Soft Light:

Đổi chế độ blend cú layer Type sang Soft Light.

Và đây là thành quả:

Thành quả cuối cùng.

Sau khi đã hoàn thành trong PTS, chúng ta sẽ lưu công việc giống như trước đây. Di chuột đến menu File và chọn Save:

File > Save.

Sau đó đóng ảnh trong PTS, lại di chuột đến File rồi chọn Close:

File > Close.

Với hình ảnh được lưu và đóng trong PTS, sau khi quay lại Lightroom, chúng ta có thể thấy tệp hiện đã được cập nhật những chỉnh sửa vừa xong trong PTS:

Danh mục của Lightroom một lần nữa cập nhật những thay đổi đã được thực hiện trong PTS.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây