Hướng Dẫn Thêm Vệt Sáng Vào Ảnh Bằng Photoshop

0
68

Trong bài hướng dẫn này, chúng ta sẽ học cách thêm các vệt sáng đầy màu sắc vào ảnh. Bạn sẽ bắt gặp những vệt sáng này trong các qungr cáo về dầu gội đầu hay quảng cáo điện thoại di động. Cách tạo ra nó thực sự rất dễ dàng chỉ bằng Pen Tool cùng một vài kiểu layer đơn giản khác.

Mình sẽ sử dụng hình ảnh dưới đây làm ví dụ minh họa:

Ảnh gốc.

Sau khi thêm các vệt sáng vào thì trông nó sẽ như thế này:

Kết quả cuối cùng.

Bước 1: Thêm Layer Trống Mới

Chúng ta sẽ thêm các vệt sáng trên một layer riêng biệt nên việc đầu tiên cần làm là thêm một layer trống mới vào tài liệu bằng cách nhấn vào biểu tượng New Layer ở cuối bảng điều khiển Layers:

Nhấn vào biểu tượng New Layer.

Thao tác này sẽ thêm một layer trống mới có tên gọi Layer 1, nằm ngay bên trên layer Background:

Layer trống mới được thêm vào ngay bên trên layer Background.

Bước 2: Chọn Pen Tool

Chúng ta sẽ thêm các vệt sáng bằng cách vẽ các đường dẫn (Path) sau đó chuốt lại bằng cọ. Để vẽ các đường dẫn thì chúng ta cần sử dụng Pen Tool nên hãy nhấn chọn Pen Tool trên Toolbar hoặc nhấn phím P:

Chọn Pen Tool.

Bước 3: Chọn Tùy Chọn “Paths” Trên Thanh Tùy Chọn

PTS cung cấp cho người dùng ba thứ khác nhau có thể làm với Pen Tool. Chúng ta có thể sử dụng nó để vẽ các hình dạng dựa trên vecto, vẽ đường dẫn hoặc vẽ các hình dựa trên pixel. Chúng ta có thể thay đổi giữ ba tùy chọn này bằng cách nhấp vào biểu tượng của chúng trong thanh tùy chọn. Bạn sẽ thấy có ba biểu tượng hình vuông nhỏ được nhóm lại với nhau ở bên trái của thanh tùy chọn. Hãy nhấp vào biểu tượng ở giữa, đó chính là biểu tượng tùy chọn Path:

Biểu tượng “Paths”.

Bước 4: Vẽ Một Đường Dẫn Tại Nơi Bạn Muốn Vệt Sáng Xuất Hiện

Với Pen Tool và tùy chọn Path đã được chọn, giờ mọi thứ đã sẵn sàng để vẽ đường dẫn đầu tiên. Mình muốn các vệt sáng xuất hiện ở nửa dưới của bức ảnh, xung quanh vùng vai và cổ của người phụ nữ nên đó sẽ là nơi mình vẽ vệt sáng đầu tiên. Bạn nên tạo một chút đường cong để cho vệt sáng trở nên thú vị hơn. Mình sẽ bắt đầu bằng cách nhấp vào vị trí bất kỳ ở dưới cùng bên trái hình ảnh để thêm điểm neo đầu tiên, sau đó kéo các chốt điều hướng theo hướng mong muốn. Nếu chưa sử dụng Pen Tool bao giờ thì hãy xem qua bài viết Hướng Dẫn Sử Dụng Pen Tool Trong Photoshop:

Nhấp vào tài liệu để thêm điểm neo, sau đó kéo các chốt điều khiển hướng ra ngoài.

Mình sẽ tiếp tục vẽ phần còn lại của đường dẫn đầu tiên bằng cách nhấp vào kéo thêm một vài lên bằng Pen Tool. Vậy là mình sẽ có một đường dẫn chạy từ trái sang phải qua vùng vai và cổ của người phụ nữ:

Đường dẫn đầu tiên đã được thêm vào hình ảnh.

Bước 5: Chọn Brush Tool

Đường dẫn đầu tiên đã có, bước tiếp theo cần làm là tạo nét cho nó bằng cọ vẽ. Chúng ta sẽ sử dụng Brush Tool để thực hiện điều này nên hãy nhấn chọn Brush Tool trên Toolbar hoặc nhấn phím B:

Chọn Brush Tool.

Bước 6: Chọn Cọ “40 Sampled Tip”

PTS có sẵn một vài dạng cọ vẽ có thể áp dụng được cho hiệu ứng vệt sáng và có một cái mình khá là ưng ý. Để chọn nó chúng ta cần mở bảng Brushes:

Nhấn biểu tượng chuyển đổi bảng Brushes.

Khi bảng Brushes xuất hiện, hãy nhấp vào dòng chữ Brush Tip Shape ở góc trên cùng bên trái của bảng Brushes. Sau đó,, trong vùng chọn Brush tip ở bên phải, hãy cuộn xuống gần cuối danh sách và chọn 40 Sampled Tip. Nó chỉ hiện “40” trong khu vực xem trước, nếu bạn đã bật Tool Tips (Mẹo công cụ) thì sẽ thấy dòng chữ “Sampled Tip” xuất hiện khi di chuột qua loại cọ đó:

Nhấn vào chữ Brush Tip Shape rồi chọn cọ 40 Sampled Tip.

Bước 7: Hạ Giá Trị Spacing Xuống 1%

Ở cuối bảng Brushdes, ngay phía trên khu vực xem trước cọ vẽ thì bạn sẽ nhìn thấy tùy chọn Spacing. Bất cứ khi nào vẽ bằng cọ vẽ trong PTS, mặc dù nó thường xuất hiện giống như bạn đang vẽ một nét kéo dài liên tục, tuy nhiên thực tế là PTS đang “đóng dấu” hình ảnh nhiều lần bằng cọ. Nếu chúng chưa đủ gần như thì sẽ xuất hiện dưới dạng một nét vẽ liên tục.

Tuy chọn Space xác định khoảng cách giữa các mẫu này xuất hiện và theo mặc định thì tùy chọn này được đặt thành 30% cho cọ 40 Sampled Tip. Không gian trống như thế là quá lớn nên mình sẽ giảm xuống còn 1%. Nếu bạn nhìn vào khu vực xem trước cọ vẽ sau khi giảm giá trị Space xuống 1% thì bạn sẽ thấy cọ vẽ xuất hiện dưới dạng một nét vẽ liên tục:

Giảm giá trị Space xuống 1%.

Bước 8: Đặt Control Là Pen Pressure

Nếu vẽ đường dẫn ngay bây giờ thì hiệu ứng vệt sáng trông sẽ không đẹp lắm vì cọ sẽ xuất hiện cùng kích thước chính xác dọc theo đường dẫn. Chúng ta cần cọ thuôn nhọn ở cả hai đầu để tạo ảo giác rằng vệt sáng thực sự bắt đầu ở một đầu này và kết thúc ở đầu còn lại. Để làm được điều đó, cần yêu cầu PTS mô phỏng lực nhấn bút như thể chúng ta đã vẽ bằng bút máy tính bảng ấy.

Nhấp trực tiếp vào dòng chữ Shape Dynamics nằm ngay bên dưới Brush Tip Shape. Hãy đảm bảo rằng bạn nhấp trực tiếp vào dòng chữ đó chứ không phải ô trống ở bên cạnh. Nhấp vào ô đó sẽ mở ra các tùy chọn Shape Dynamics nhưng không cho phép chúng ta thay đổi bất kỳ tùy chọn nào trong đó hết. Khi nhấp trực tiếp vào dòng chữ Shape Dynamics, bạn sẽ thấy các tùy chọn Shape Dynamics xuất hiện ở bên phải. Trên cùng là dòng chữ “Size Jitter” cùng với thanh trượt, ngay bên dưới nó là tùy chọn Control. Đây là nơi chúng ta quyết định cách kiểm soát kích thước bàn chải. Chúng ta cần PTS mô phỏng lực nhấn bút nên hãy chọn Pen Pressure:

Tại tùy chọn Control, hãy chọn Pen Pressure.

Tại thời điểm này, tất cả những gì chúng ta cần làm là báo cho PTS biết rằng chúng ta muốn kiểm soát kích thước của bút vẽ theo áp lực của bút. Nhưng nếu bạn không thực sự kết nối bút vẽ với máy thì phải làm sao? Nếu như chưa kết nối thì bạn sẽ thấy một biểu tượng cảnh báo nhỏ xuất hiện bên trái từ “Control”, báo cho bạn biết cần phải có bút cảm ứng. Tuy nhiên đừng lo về điều đó. Lát nữa chúng ta sẽ yêu cầu PTS mô phỏng lực bút nên việc có kết nối với bút hay không thì cũng không quan trọng lắm.

Bước 9: Đặt Màu Foreground Thành Màu Trắng

Với cọ vẽ trong tay, giờ chúng ta cần chọn màu cho nó. Chúng ta sẽ tô màu trắng nên tất nhiên cần chọn màu Foreground là màu trắng. Nhấn phím D để đảm bảo màu Foreground và màu Background đã được đặt về mặc định với màu Foreground là màu đen và màu Background là màu trắng. Sau đó nhấn phím X để hóa đổi hai màu với nhau. Lúc này màu Foreground sẽ là màu trắng và màu Background sẽ làm màu đen:

Hoán đổi màu Foreground và màu Background.

Bước 10: Lưu Đường Dẫn

Chúng ta đã có đường dẫn, có cọ vẽ và đã đặt màu Foreground thành màu trắng. Giờ mọi thứ đã sẵn sàng để tạo ra vệt sáng đầu tiên. Chuyển sang bảng Paths (được nhóm cùng bảng Layers và Channels), bạn sẽ thấy đường dẫn được liệt kê với tên gọi “Work Path” cùng với bản xem trước của nó nằm ở bên trái. Bất cứ khi nào bạn tạo một đường dẫn mới thì PTS sẽ tự động đặt tên cho đường dẫn mới đó là “Work Path”. Tức là mọi thứ chỉ mang tính tạm thời, nếu bạn không lưu đường dẫn lại trước khi vẽ một đường dẫn mới thì đường dẫn cũ sẽ biến mất và bị thay thế bởi đường dẫn mới. Trong nhiều trường hợp thì đây không phải vấn đề to tát gì, tuy nhiên mọi người vẫn nên lưu đường dẫn lại để phòng trường hợp lúc sau muốn quay lại làm việc với đường dẫn đó.

Để lưu đường dẫn, chúng ta chỉ cần đổi tên cho nó là được. Hãy nhấp đúp vào tên “Work Path” và PTS sẽ mở ra hộp thoại Save Path với tên gợi ý “Path 1” đã được nhập sẵn. Nhấn OK để đóng hộp thoại và PTS sẽ đổi tên đường dẫn thành “Path 1”, như thế cũng có nghĩa là đường dẫn đã được lưu:

Bảng điều khiển Paths hiển thị đường dẫn đã được đổi tên thành “Path 1”.

Bước 11: Chuốt Lại Đường Dẫn Bằng Cọ

Hãy cùng tạo vệt sáng đầu tiên nhé. Nhấp vào mũi tên nhỏ nằm bên phải góc trên cùng của bảng Path, bạn sẽ thấy có một menu hiện ra, chọn Stroke Path:

Chọn Stroke Path.

Thao tác này sẽ mở ra hộp thoại Stroke Path. Chúng ta muốn tạo nét cho đường dẫn bằng cọ nên hãy đảm bảo tùy chọn Tool đặt là Brush. Sau đó, yêu cầu PTS mô phỏng lực bút bằng cách nhấp vào ô bên cạnh từ Simulate Pressure:

Đặt Tool là Brush rồi chọn Simulate Pressure.

Nhấ vào OK để thoát khỏi hộp thoại và PTS sẽ chuốt lại đường dẫn bằng cọ vẽ, tạo ra vệt sáng đầu tiên. Lưu ý cách nét cọ giảm dần ở cả hai đầu nhờ tùy chọn “Simulate Pressure”:

Hình ảnh sau khi chuốt lại đường dẫn bằng cọ vẽ.

Nếu cảm thấy nét vẽ quá dày hay quá hẹp thì chỉ cần nhấn Ctrl-Z (Win) / Command-Z (Mac) để hoàn tác nét vẽ. Sau đó điều chỉnh kích thước cọ lớn hoặc nhỏ hơn bằng phím “[” hoặc “]”. Phím “[” có tác dụng làm cho cọ nhỏ đi và phím “]” có tác dụng làm cho cọ lớn hơn sau đó thử lại.

Chúng ta đã thêm vệt sáng đầu tiên, tuy nhiên hiện tại trông nó chưa giống vệt sáng lắm mà giống một nét vẽ màu trắng hơn. Để biến nó trở thành vệt sáng thì ta cần thêm chút màu sắc và hiệu ứng phát sáng bằng cách sử dụng một vài kiểu layer đơn giản.

Bước 12: Thêm “Outer Glow”

Quay trở lại với bảng điều khiển Layers, bạn sẽ thấy nét vẽ màu trắng đã xuất hiện ở khu vực xem trước của Layer 1. Hãy nhấp vào biểu tượng Layer Styles ở cuối bảng điều khiển Layers và chọn Outer Glow:

Chọn Outer Glow.

Thao tác này sẽ mở ra hộp thoại Layer Style với các tùy chọn dành cho Outer Glow. Thay đổi tùy chọn Blend Mode thành Linear Light, điều này sẽ khiến cho ánh sáng trở nên mạnh hơn. Sau đó chọn màu cho ánh sáng bằng cách nhấp vào mẫu màu ngay bên dưới từ Noise. Thao tác này sẽ mở ra Color Picker. Bạn có thể chọn màu bạn thích tại đây hoặc lấy mẫu màu trực tiếp từ ảnh. Để lấy mẫu màu, chỉ cần di chuyển con trỏ chuột sang hình ảnh cho tới khi biểu tượng con trỏ chuột biến thành biểu tượng Eyedropper. Di chuyển biển tượng này tới nơi bạn muốn lấy mẫu rồi nhấp chuột. Mình sẽ lấy mẫu tại vùng da của cô gái để sử dụng làm màu outer glow:

Lấy mẫu màu.

Sau khi chọn màu xong, nhấn OK để đóng Color Picker. Cuối cùng, tăng Size của vùng sáng lên khoảng 30 pixel (việc tăng hay giảm giá trị này tùy thuộc vào độ phân giải của hình ảnh):

Đổi Blend Mode, màu và Size.

Đừng vội đóng hộp thoại Layer Style vì chúng ta vẫn cần thêm một kiểu layer nữa. Dưới đây là vệt sáng của mình sau khi thêm ánh sáng bên ngoài:

Vệt sáng sau khi áp dụng outer glow.

Bước 13: Thêm “Inner Glow”

Chúng ta đã thêm ánh sáng bên ngoài vào vệt sáng, giờ hãy cùng thêm ánh sáng phía bên trong nhé. Với hộp thoại Layer Style vẫn đang mở, nhấn vào dòng chữ Inner Glow ở bên trái hộp thoại (ngay bên dưới Outer Glow):

Nhấp vào chữ Inner Glow.

Bạn sẽ thấy các tùy chọn dành cho Inner Glow xuất hiện ở cột giữa của hộp thoại. Tiếp tục đổi Blend Mode thành Linear Light. Sau đó nhấp vào mẫu màu bên dưới Noise rồi chọn một màu từ Color Picker hoặc lấy mẫu màu trực tiếp từ ình ảnh. Mình sẽ lấy mẫu màu tại vùng da sậm hơn của người phụ nữ:

Lấy mẫu màu ở vùng da sậm hơn.

Khi đã chọn xong, hãy nhấn OK để đóng Color Picker. Cuối cùng, tăng giá trị Size lên khoảng 10 pixel (tất nhiên giá trị này cũng phụ thuộc vào độ phân giải của hình ảnh):

Thay đổi Blend Mode, màu và Size.

Nhấn OK sau khi hoàn tất để đóng hộp thoại Layer Style, vệt sáng hiện tại trông sẽ như thế này:

Vệt sáng xuất hiện với ánh sáng rực rỡ đầy màu sắc.

Đường tối mỏng chúng ta có thể nhìn thấy ở giữa vệt sáng chính là đường dẫn, đường quá để ý đến nó vì sau khi hoàn thành thì nó cũng sẽ biến mất.

Bước 14: Chỉnh Sửa Đường Dẫn Để Tạo Một Biến Thể Nhỏ

Hãy làm cho vệt sáng trở nên thú vị hơn bằng cách thêm một vài vệt nữa vào đó. Chúng ta có thể thực hiện điều này một cách dễ dàng bằng cách chỉnh sửa đường dẫn để tạo ra một số biến thể nhỏ của nó và rồi chỉnh lại từng biến thể bằng cọ vẽ. Hãy chuyển sang bảng Path để có thể chỉnh sửa đường dẫn nhé. Nhấn giữ phím Ctrl (Win) / Command (Mac) rôi di chuyển con trỏ chuột trực tiếp lên bất kỳ phần nào của đường dẫn. Ngay sau khi đi qua đường dẫn, bạn sẽ thấy con trỏ chuột biến thành một con trỏ màu trắng, điều đó có nghĩa là hiện người dùng có quyền truy cập tạm thời vào Direct Selection Tool của PTS, đây chính là công cụ chúng ta cần để chỉnh sửa đường dẫn:

Nhấn giữ “Ctrl” (Win) / “Command” (Mac) rồi di h=chuột qua đường dẫn để tạm thời truy cập Direct Selection Tool (con trỏ màu trắng).

Dùng Direct Selection Tool nhấp vào đường dẫn, sau đó thực hiện một số điều chỉnh nhỏ cho đường dẫn để tạo ra một đường dẫn khác. Bạn có thể kéo một điểm neo đến vị trí mới hoặc di chuyển các chốt điều hướng để điều chỉnh các đường cong của đường dẫn hoặc thậm chí kéo một đoạn đường dẫn tới vị trí khác. Chỉ cần không chạm vào các điểm neo ở hai đầu của đường dẫn là được, vì chúng ta cần mỗi biến thể được tạo đều bắt đầu và kết thúc tại cùng một vị trí. Vậy nên ngoài hai điểm neo ở hai đầu, tất cả các phần còn lại của đường dẫn đều có thể được chỉnh sửa tùy theo ý muốn. Chúng ta không cần tạo ra những thay đổi quá lớn, hãy chỉ tạo nên những thay đổi nhỏ và tinh tế là được.

Ở đây, chúng ta đã thay đôi một chút hai đường cong chính của đường dẫn bằng cách kéo hai chốt điều khiển hướng kéo dài ra từ điểm neo ở giữa. Bạn có thể thấy các đường cong của đường dẫn không còn khớp với đường cong của vệt sáng đầu tiên nữa:

Tạo biến thể của đường dẫn bằng cách di chuyển các điểm neo, chốt điều hướng và các đoạn đường dẫn.

Bây giờ chúng ta có thể dùng cọ để chuốt lại đường dẫn. Nhưng trước khi thực hiện thì cần chỉnh lại kích thước của cọ cho nhỏ đi một chút, mình sẽ nhấn phím “[” vài lần để giảm kích thước cọ.

Để tạo nét biến thể của đường dẫn, chúng ta không cần phải tìm chọn Stroke Path trong menu như trước nữa mà chỉ cần nhấp vào biểu tượng Stroke Path ở phía dưới cùng của bảng Paths:

Nhấn vào biểu tượng Stroke Path ở cuối bảng điều khiển Paths.

PTS sẽ chuốt lại đường dẫn mới bằng cọ vẽ. Bởi vì chúng ta vẫn đang làm việc trên cùng một layer trong bảng điều khiển Layers nên các kiểu Outer Glow và Inner Glow vẫn được áp dụng cho vệt sáng mới này:

Đường dẫn mới được chuốt bằng cọ và tự động áp dụng hai kiểu layer.

Bước 15: Tạo Một Vài Biến Thể Path Và Stroke Bằng Cọ

Lặp lại các bước trước một hai lần để tạo thêm các biến thể của đường dẫn và chuốt từng cái bằng cọ. Hãy thử đổi kích thước cọ mỗi lần để tăng sự thú vị nhé. Nếu không thích nét cọ vừa thêm thì chỉ cần nhấn Ctrl+Z (Win) / Command+Z (Mac) để hoàn tác sau đó chỉnh sửa lại đường dẫn và thử lại.

Nếu muốn nhìn xem vệt sáng trông sẽ như thế nào nếu không bị đường dẫn chắn tầm nhìn thì chỉ cần nhấp vào một vùng trống bất kỳ dưới đường dẫn trong bảng Paths. Thao tác này sẽ bỏ chọn đường dẫn và ẩn nó khỏi chế độ xem. Để hiển thị lại đường dẫn, chỉ cần nhấp vào nó trong bảng điều khiển Paths. Chúng ta cần hiển thị đường dẫn khi chuốt nó bằng cọ vẽ, nếu như đường dẫn không hiển thị thì các biểu tượng ở dưới cùn của bảng Paths sẽ chuyển sang màu xám và không khả dụng.

Dưới đây là hình ảnh của mình sau khi chỉnh sửa đường dẫn vài lần và chuốt từng biến thể bằng cọ vẽ. Bởi vì chúng ta đang làm việc trên cùng một layer trong bảng điều khiển Layers nên kiểu layer Inner Glow và Outer Glow sẽ tự động được áp dụng. Mình đã ẩn đi đường dẫn để mọi người có thể nhìn thấy vệt sáng một cách tổng quan hơn:

Vệt sáng đầu tiên.

Bước 16: Copy Layer Style

Bằng cách đó, chúng ta đã tạo xong vệt sáng đầu tiên. Có thể bạn sẽ muốn tạo thêm một vài vệt sáng nữa và nếu như thế thì bạn nên đặt từng vệt sáng vào một layer riêng biệt. Tuy nhiên chúng ta có thể cắt giảm một số bước bằng việc sao chép các kiểu layer đã áp dụng cho vệt sáng đầu tiên và chỉ cần dán chúng vào layer mới thôi. Hãy cùng quay trở lại với bảng điều khiển Layers, với Layer 1 vẫn đang được chọn, bạn chỉ cần đi tới menu Layer, chọn Layer Style rồi chọn Copy Layer Style:

Layer > Layer Style > Copy Layer Style.

Bước 17: Thêm Layer Trống Mới

Nhấn vào biểu tượng New Layer ở cuối bảng điều khiển Layers để thêm một layer trống mới. PTS sẽ tự động thêm một layer mới có tên “Layer 2” nằm ngay bên trên Layer 1:

Layer trống mới được thêm vào ngay bên trên Layer 1.

Bước 18: Dán Kiểu Layer Của Layer 1 Vào Layer Mới

Với layer trống mới đang được chọn, hãy đi tới menu Layer, chọn Layer Style rồi chọn Paste Layer Style:

Layer > Layer Style > Paste Layer Style.

Hai kiểu layer Outer Glow và Inner Glow từ Layer 1 sẽ được thêm vào Layer 2 và nó sẽ tự động áp dụng cho vệt sáng thứ hai mà chúng ta tạo:

Bước 19: Thêm Vệt Sáng Khác

Với layer trống mới được tạo và các kiểu từ Layer 1 được áp dụng sang Layer 2, chúng ta có thể dễ dàng tạo ra vệt sáng hai. Chỉ cần vẽ một đường dẫn bằng Pen Tool, lưu đường dẫn bằng cách đổi tên cho nó, sau đó chuốt đường dẫn bằng cọ vẽ. Khi đã tạo được vệt sáng chính, hãy nhấn giữ Ctrl (Win) / Command (Mac) để truy cập Direct Selection Tool và chỉnh sửa đường dẫn, di chuyển các điểm neo, chốt điều hướng và các đoạn đường dẫn sau đó chuốt từng biến thể bằng cọ, mỗi lần chuốt nên sử dụng một kích thước cọ khác nhau.

Và đây là kết quả mình có được sau khi tạo thêm vệt sáng thứ hai:

Hình ảnh với vệt sáng thứ hai được thêm vào.

Nếu không muốn cả hai vệt sáng của cùng màu thì chỉ cần thay đổi màu bằng cách chỉnh kiểu layer. Bây giờ mình muốn thay đổi màu của vệt sáng thứ hai thì mình sẽ nhấp đúp vào biểu tượng Layer Style ở ngoài cùng bên phải của Layer 2:

Nhấp đúp vào biểu tượng Layer Style ở ngoài cùng bên phải của Layer 2.

Thao tác này sẽ mở ra hộp thoại Layer Style. Tất cả những gì chúng ta cần làm là nhấp vào từ Outer Glow ở phía bên trái hộp thoại, sau đó nhấp vào mẫu màu và chọn một màu mới từ Color Picker hoặc lấy mẫu màu trực tiếp từ hình ảnh. Nhấn OK để đóng Color Picker. Rồi tiếp tục nhấn vào từ Inner Glow để truy cập vào các tùy chọn dành cho nó. Nhấp vào mẫu màu, chọn màu mới rồi nhấn OK để đóng Color Picker. Sau đó nhấn tiếp OK để đóng hộp thoại Layer Style. Bạn có thể chỉnh sửa màu sắc của các vệt sáng bất cứ lúc nào chỉ bằng việc chỉnh sửa các kiểu layer.

Dưới đây là kết quả cuối cùng mình đạt được sau khi chỉnh sửa các kiểu layer trên Layer 2 và thay đổi chút màu của vệt sáng thứ hai (mình đã lấy mẫu màu từ khu vực tóc của cô gái):

Kết quả cuối cùng.

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây