Cách Phóng To Hình Ảnh Giữ Nguyên Chất Lượng Trong Photoshop

0
758

CÁCH TỐT NHẤT ĐỂ PHÓNG TO HÌNH ẢNH TRONG PHOTOSHOP

Hướng dẫn cách nâng cấp và phóng to hình ảnh trong Photoshop CC 2018 mà không làm giảm chất lượng và vẫn giữ chi tiết cũng như kết cấu trông tuyệt vời bằng cách sử dụng Preserve Details 2.0.

Nguyên tắc chung khi thay đổi kích thước hình ảnh trong PTS là bạn có thể làm cho hình ảnh nhỏ hơn kích thước ban đầu, nhưng không thể làm cho nó lớn hơn (nếu bạn quan tâm tới chất lượng hình ảnh). Để thu nhỏ hình ảnh, chỉ cần lấy giảm bớt số lượng pixel đi. Nghe thì có vẻ không ổn nhưng nó lại có kết quả tuyệt vời khi phiên bản nhỏ thường trông sẽ sắc nét hơn so với bản gốc.

Nhưng khiến cho hình ảnh lớn hơn so với kích thước bạn đầu thì lại khác hoàn toàn. PTS cần thêm các pixel để tạo ra những chi tiết mà trước đây không hề có. PTS sẽ phải đoán xem các pixel mới sẽ trông như thế nào, sau đó cố gắng kết hợp các pixl mới với các pixel gốc. Hiếm khi có được kết quả tuyệt vời. Tùy thuộc vào phương pháp lấy mẫu lại mà bạn sử dụng, phiên bản phóng to có thể sẽ mềm mại hơn, xỉn màu hơn hoặc cũng có thể sẽ hầm hố quá mức.

Đó là cách mà các phiên bản PTS trước đây hoạt động. Tùy nhiên từ bản 2018 trở về đây, PTS đã cung cấp thêm một thuật toán nâng cấp hoang toàn mới với tên gọi Preserve Details 2.0 (bản nâng cấp hơn của thuật toán Preserve Details trong các phiên bản PTS cũ hơn). Cho tới thời điểm này thì nó là công nghệ nâng cấp tiên tiến nhất mà PTS cung cấp. Adobe và PTS sẽ chứng minh cho bạn thấy phóng to hình ảnh lên là việc rất dễ dàng mà không hề làm cho bức ảnh trở thành thảm họa.

Thuật toán Preserve Details 2.0 chỉ khả dụng trên Photoshop CC 2018 trở lại đây vì thế bạn cần sử dụng trình Photoshop CC và hãy nhớ cập nhật phiên bản mới nhất nhé!

Cách Nâng Cấp Hình Ảnh Bằng Preserve Details 2.0

Bước 1: Mở Ảnh

Hãy mở hình ảnh bạn muốn phóng to trong PTS. Mình sẽ sử dụng hình ảnh dưới đây để chỉ cho bạn thấy những điều tuyệt vời mà Preserve Details 2.0 có thể làm được:

Mở ảnh trong PTS. (Nguồn: Adobe Stock)

Bước 2: Bật “Preserve Details 2.0”

Mặc dù đã được thêm vào Photoshop CC 2018 nhưng nó vẫn chưa hiện hữu ngay trong Photoshop. Để sử dụng nó chúng ta cần kích hoạt nó trong hộp thoại Preferences. Đi tới menu Edit (Windows) hoặc Photoshop CC (Macbook) rồi chọn Technology Previews:

Chọn Technology Previews.

Thao tác này sẽ mở hộp thoại Preferences với tùy chọn Technology Previews. Tích chọn Enable Preserve Details 2.0 Upscale rồi bấm OK để đóng hộp thoại:

Chọn “Enable Preserve Details 2.0 Upscale”.

Bước 3: Mở Hộp Thoại Image Size

Đi tới menu Image rồi chọn Image Size để mở hộp thoại:

Image > Image Size.

Để khu vực xem trước hình ảnh lớn hơn, hãy nhấp và kéo góc dưới cùng bên phải của hộp thoại ra ngoài để mở rộng nó:

Mở rộng hộp thoại Image Size.

Bước 4: Chọn “Resample”

Trong các tùy chọn thay đổi kích thước ở bên phải, hãy đảm bảo rằng bạn đã tích chọn Resample. Điều này báo cho PTS biết rằng chúng ta muốn thực hiện việc thêm hoặc xóa pixel đối với hình ảnh:

Chọn “Resample”.

Bước 5: Thay Đổi Giá Trị Witdh Và Height

Nhập giá trị mới vào hai mục WidthHeight. Hai mục này được liên kết với nhau theo mặc định, vì thế việc thay đổi giá trị một mục sẽ khiến cho mục còn lại thay đổi theo. Mục đích của chúng ta là tìm hiểu xem Preserve Details 2.0 có thể tạo nên sự khác biệt đến mức nào nên hãy thử nâng hai giá trị này lên mức 400% xem sao nhé:

Tăng giá trị Width và Height thành 400%.

Bước 6: Thay Đổi Phương Pháp Lấy Mẫu Lại Thành “Preserve Details 2.0”

Theo mặc định thì phương pháp lấy mẫu lại sẽ được đặt là Automatic. Có nghĩa là PTS sẽ tự động chọn thuật toán nó coi là tốt nhất:

Automatic được chọn theo mặc định.

Vấn đề đặt ra là chúng ta đã kích hoạt Preserve Details 2.0 trong Preferences và cho đến thời điểm này thì nó là lựa chọn tốt nhất để phóng to hình ảnh nhưng PTS sẽ không tự động chọn nó (khi Resample được chọn theo mặc định là Automatic) mà nó sẽ chọn thuật toán Preserve Details trong các phiên bản cũ. Chúng ta bắt buộc phải chọn Preserve Details 2.0 theo cách thủ công.

Nhấn vào “Automatic” sẽ hiện ra một danh sách các thuật toán lấy mẫu lại của PTS. Chọn Preserve Details 2.0. Nếu như không thấy nó xuất hiện tại đây, hãy quay lại hộp thoại Preferences một lần nữa để kiểm tra và bật nó lên:

Chọn “Preserve Details 2.0”.

Xem Trước Thành Quả

Ngay sau khi chọn Preserve Details 2.0, cửa sổ xem trước ở bên trái sẽ hiển thị cho bạn thấy hình ảnh được nâng cấp trông như thế nào khi sử dụng tùy chọn này. Bạn có thể kéo hình ảnh tùy ý trong khung cửa sổ xem trước để xem các phần còn lại của bức ảnh:

Cửa sổ xem trước hiển thị kết quả khi chọn “Preserve Details 2.0”.

So Sánh Các Phương Pháp Nâng Cấp

Bicubic Smoother

Hãy làm một phép so sánh nhanh để hiểu rõ hơn về mức độ cải tiến của Preserve Detail so với các phương pháp khác trước đây. Trước tiên, chọn khu vực có chi tiết tốt để hiển thị trong cửa sổ xem trước. Sau đó nhấp lại vào phương pháp lấy mẫu và chọn thử Bicubic Smoother:

Chọn “Bicubic Smoother”.

Đây là phương pháp nâng cấp tốt nhất trong phiên bản Photoshop CS6 trở về trước. Như đúng tên gọi của nó, Bicubic Smoother sẽ cố gắng giải quyết mọi vấn đề bằng cách làm mịn toàn bộ hình ảnh. Hãy nhìn vào phần mắt và những lọn tóc phía trước mặt của người phụ nữ, có thể thấy rằng khu vực này bây giờ trông mềm mại, không còn sắc nét và ít chi tiết hơn so với trước rất nhiều:

Bicubic Smoother làm cho hình ảnh sau khi nâng cấp trở nên mềm mại quá mức.

Preserve Details (Bản Gốc)

Trước Preserve Details 2.0, Adobe đã giới thiệu một thuật toán nâng cấp có tên gọi Preserve Details trong Photoshop CC:

Chọn “Preserve Details”.

Bảo tồn chi tiết tốt hơn nhiều so với việc chỉ giữ các chi tiết quan trọng trong hình ảnh. Giờ đây có thể thấy mắt và tóc của người phụ nữ đã sắc nét hơn nhiều. Tuy nhiên so với Bicubic Smoother khiến cho mọi thứ trở bên quá mềm mại, thì Preserve Details lại ngược lại. Trông hình ảnh có vẻ hơi thô, đặc biệt là làn da. Đó chính là điều mà bạn không muốn khiến nó trở nên quá đà:

Preserve Detals khiến cho hình ảnh quá sắc nét.

Preserve Details 2.0

Giờ hãy chọn lại Preserve Details 2.0 (mới cập nhật từ phiên bản Photoshop CC 2018) một lần nữa để so sánh:

Chọn “Preserve Details 2.0”.

Preserve Details 2.0 sử dụng trí tuệ nhân tạo tiên tiến để phát hiện và duy trì các chi tiết hình ảnh quan trọng mà không làm mờ bất kì thức gì khác. Ngay sau khi chọn thuật toán này, bức ảnh trông đẹp hơn rất nhiều. Không bị quá mềm như Bicubic Smoother hay quá thô, sắc như Preserve Details. Hãy để ý đến độ sắc nét đáng kinh ngạc của mắt và tóc cô gái này. Bạn có thể sẽ ngỡ rằng hình ảnh thực sự được chụp ở độ phân giải cao. Bởi vì Preserve Details 2.0 đã tránh làm sắc nét kết cấu da của cô gái nên trông bức ảnh đẹp tuyệt vời như vốn dĩ nó là như thế.

Hãy nhớ chúng ta đã nâng cấp hình ảnh lên 400% (mức quá lớn so với bình thường) nhưng ngay cả ở mức độ này thì nó vẫn mang lại một kết quả quá xuất sắc:

Kết quả được cải thiện đáng kể khi áp dụng “Preserve Details 2.0”.

Đặt Cạnh Nhau Để So Sánh

Dưới đây là ba hình ảnh được đặt cạnh nhau để có thể so sánh nhanh chóng cả ba phương pháp. Đầu tiên là Bicubic Smoother, ở giữa là Preserve Details và cuối cùng là Preserve Details 2.0. Với tỷ lệ 400%, có thể thấy cả hai phương pháp trước đều thua xa Preserve Details 2.0. Lưu ý hình ảnh này đã được thay đổi kích thước và nén cho phù hợp với web cho nên nếu sử dụng hình ảnh của chính bạn thì sự khác biệt sẽ còn ấn tượng hơn nữa:

Đầu tiên là Bicubic Smoother, ở giữa là Preserve Details và cuối cùng là Preserve Details 2.0.

Cuối cùng hãy nhớ rõ để nâng cấp hình ảnh, cần đảm bảo Preserve Details 2.0 được chọn làm phương pháp lấy lại mẫu, sau đó nhấn OK để đóng hộp thoại Image Size. Và đó là cách sử dụng Preserve Details 2.0 để nâng cấp hình ảnh cho kết quả tuyệt vời nhất trong Photoshop CC 2018.

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây