Tùy Chọn Cơ Bản Cho Người Mới Bắt Đầu Với Photoshop

0
1927
Color Theme mặc định trong photoshop cơ bản.

Trong bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu cách cải thiện hiệu suất của Photoshop, tùy chỉnh giao diện, lưu lại bản sao lưu công việc và các tùy chọn quan trọng cần nắm rõ trong Photoshop Preferences (Cả trong Photoshop CC và Photoshop CS6).

Chúng ta cùng tìm hiểu về một số Preferences cần thiết trong PTS mà người mới làm quen với PTS cần nắm được. Preferences là nơi chứa toàn bộ các loại tùy chọn về kiểm soát giao diện, hành vi và hiệu suất của PTS. Thực tế có nhiều tùy chọn trong Preferences hơn những gì mình giới thiệu ở bài viết này, tuy nhiên đa số cài đặt mặc định đều ổn. Chúng ta sẽ cùng xem xét các tùy chọn đáng để quan tâm khi bắt đầu học PTS. Một số tùy chọn cho phép bạn tùy chỉnh giao diện, một số thì khác thì giúp tăng tốc quá trình làm việc và có những tùy chọn giúp cho máy của bạn hoạt động trơn tru. Ngoài ra còn một số tùy chọn khác, nhưng mình sẽ nhắc đến ở các bài học sau này khi cần thiết.

Mình sẽ sử dụng Photoshop CC trong bài hướng dẫn này, tuy nhiên các bạn dùng Photoshop CS6 vẫn có thể theo dõi dễ dàng vì nó không khác nhau đâu. Chỉ có đúng một tùy chọn là có sự khác nhau giữa hai phiên bản, còn lại tất cả các tùy chọn đều giống nhau. Như đã nói từ trước, Preferences được chia thành nhiều loại. Trong một số trường hợp, tùy thuộc vào phiên bản PTS bạn đang sử dụng, tùy chọn có thể sẽ nằm trong một danh mục khác. Mình sẽ chỉ ra những điểm khác biệt này ở phía dưới.

Cách Truy Cập Vào Photoshop Preferences:
Như mình đã nói, Preferences được chia thành rất nhiều mục. Trước tiên hãy bắt đầu với General. Để truy cập vào Preferences trên máy tính Windows, bạn di chuột đến mục Edit nằm ở thanh Menu phía trên màn hình. Từ đây, chọn Preferences ở gần cuối danh sách, sau đó chọn General. Đối với Macbook, chỉ chuột đến mục Photoshop ở thanh Menu, chọn Preferences, sau đó chọn General:

Edit (Windows) / Photoshop (Mac) > Preferences > General

Hộp Thoại Tùy Chọn Preferences:

Thao tác này sẽ mở hộp thoại Preferences. Các danh mục chúng ta có thể lựa chọn được liệt kê trong cột nằm phía bên trái. Còn các tùy chọn cho danh mục đó sẽ hiện ở giữa. Ảnh bên dưới đang hiển thị tùy chọn của mục General. Lưu ý, trong Photoshop CC, Adobe đã thêm một số danh mục mới vào Preferences như Workspace, Tools và History Log. Mặc dù nó chỉ có sẵn trong Photoshop CC, chúng ta vẫn có thế tìm thấy các tùy chọn này trong CS6.

Hộp thoại Preferences trong Photoshop.

General Preferences
Export Clipboard
Trong General, đầu tiên chúng ta nhìn vào Export Clipboard. Tùy chọn này có thể ảnh hưởng đến hiệu suất tổng thể của máy tính. Khi chúng ta Copy và Paste ảnh trong PTS, các mục được sao chép sẽ được đặt vào trong clipboard. Clipboard chính là một phần của bộ nhớ máy tính (RAM) được dành riêng cho PTS sử dụng. Hệ điều hành máy tính cũng có clipboard của riêng nó (phần bộ nhớ riêng).

Khi “Export Clipboard” bật lên, tất cả các mục được lưu trữ trong clipboard của PTS cũng được xuất sang clipboard của hệ điều hành. Nó cho phép bạn dán các mục đã sao chép vào một ứng dụng khác sau đó, ví dụ như Adobe Illustrator hay InDesign. Tuy nhiên dung lượng files của PTS có thể rất lớn. Việc xuất các tệp có dung lượng lớn vào bộ nhớ hệ điều hành có thể gây ra các lỗi và các vấn đề về hiệu suất cho máy tính.
Theo mặc định “Export Clipboard” được chọn sẵn để giúp máy của bạn chạy mượt hơn. Hãy bỏ chọn mục này. Nếu như cần di chuyển tệp từ PTS sang một ứng dụng khác, bạn chỉ cần lưu tệp trong PTS rồi mở tệp đã lưu này trong ứng dụng đó.

Bỏ chọn “Export Clipboard” để cải thiện hiệu suất.

Interface Preferences (Tùy Chọn Giao Diện)
Tiếp đến chúng ta cùng xem xét một vài tùy chọn cho phép tùy chỉnh giao diện của PTS. Hãy nhấp chuột vào mục Interface nằm ở phía bên trái.

Chuyển từ General sang Interface.

Color Theme (Chủ Đề Màu)
Đầu tiên là Color Theme (Chủ đề màu). Nó kiểm soát màu tổng thể của giao diện PTS. Trong trường hợp này “Color” có ý chỉ các sắc thái khác nhau của màu xám. Adobe cung cấp bốn chủ đề màu sắc khác nhau để chúng ta lựa chọn. Mỗi chủ đề được thể hiện bằng một mẫu. Trong đó, mẫu màu thứ hai bên trái được chọn làm mặc định.

Các mẫu Color Theme.

Adobe đã bắt đầu sử dụng theme màu tối hơn này trong PTS CS6 và PTS CC. Trước phiên bản CS6, giao diện có màu sáng hơn nhiều.

Color Theme mặc định trong photoshop

Để chọn một chủ đề màu khác, hãy nhấp vào mẫu của nó. Có 4 chủ đề màu để lựa chọn thứ tự từ tối đến sáng dần. Mình sẽ chọn cái sáng nhất. Lưu ý, chủ đề màu cũng ảnh hưởng tới màu của hộp thoại PTS.

Chọn màu sáng nhất.

Giờ đây giao diện của PTS đã sáng sủa hơn rất nhiều. Adobe thiết kế màu tối hơn với mục đích khiến cho nó ít ảnh hưởng đến sự tập trung của chúng ta. Cá nhân mình đồng ý với điều này và luôn dùng chủ đề mặc định của PTS. Tuy nhiên cũng có một số người thích dùng giao diện sáng hơn. Lựa chọn tùy vào sở thích của bạn để cảm thấy thoải mái nhất và bạn cũng có thể thay đổi chủ đề màu bất cứ khi nào bạn muốn.

Highlight Color (Photoshop CC) (Màu Nổi Bật)
Trong Photoshop CC, Adobe đã thêm tùy chọn Highlight Color vào Interface Preferences. Đây là tùy chọn không có sẵn trên CS6. “Highlight Color” chính là màu mà PTS sử dụng để làm nổi bật layer đang được chọn trong bảng các Layer.

Highlight Color trong Interface Preferences.

Màu đánh dấu được mặc định là màu xám, phù hợp với chủ đề màu tổng thể. Chúng ta có thể thấy bảng điều khiển PTS Layers với lớp nền màu xám như ảnh dưới đây. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các layer trong PTS Layers:

Hoặc bạn có thể đổi sang màu xanh dương (blue):

UI Font Size (Kích Thước Font Chữ)

Một tùy chọn khác đáng được quan tâm trong Interface Preferences chính là UI Font Size. Tùy chọn này có sẵn trong cả PTS CC và CS6. “UI Font Size” kiểm soát kích thước chữ trong giao diện PTS. “UI” là viết tắt của “User Interface”. Ở phần này, Adobe cài đặt mặc định là Small.

Tùy chọn trong UI Font Size.

Nếu như bạn gặp khó khăn khi nhìn chữ quá nhỏ, hãy tăng kích cỡ của nó lên. Đổi tùy chọn thành Medium hoặc Large. Ngoài ra còn một tùy chọn nữa là Tiny, hãy dùng nó khi mà bạn muốn hành hạ đôi mắt của chính mình. Bản thân mình thích cài ở chế độ Large để mắt đỡ bị mỏi khi phải sử dụng máy tính trong một khoảng thời gian dài.

Thay đổi kích cỡ từ Small sang Large trong UI Font Size.

Tools (Tùy Chọn Công Cụ) (Photoshop CC)
Nếu bạn sử dụng Photoshop CC, hãy ấn vào Tools ở bên trái để mở các tùy chọn liên quan đến công cụ PTS. Phần này mới được thêm vào trong Photoshop CC.

Chuyển từ Interface sang Tools.

Ví dụ, khi bạn di chuột qua tùy chọn “Show Tool Tips”, mẹo công cụ sẽ xuất hiện dòng màu vàng giải thích rằng tùy chọn này nhằm xác định có hiển thị mẹo công cụ hay không.

Tool Tips rất hữu ích để tìm hiểu về các tùy chọn khác nhau trong PTS.

Chúng ta có thể thấy rằng, khi mình di chuột qua biểu tượng công cụ trong thanh công cụ của PTS, mẹo công cụ sẽ cho biết mình đang chọn công cụ nào:

Mẹo công cụ giúp tìm hiểu các công cụ dễ dàng hơn.

Mẹo công cụ giúp tìm hiểu các công cụ dễ dàng hơn.

Tool Tips được chọn theo mặc định. Nếu bạn còn bỡ ngỡ với PTS thì nó chính là cách hữu ích để bạn dễ dàng làm quen với nó. Nhưng khi bạn đã thành thạo rồi thì mẹo công cụ sẽ dần trở nên thừa thãi và gây cản trở cho quá trình làm việc của bạn. Nếu như cảm thấy không cần thiết phải dùng đến nó nữa thì chỉ cần bỏ chọn “Show Tool Tips” trong Preferences.

Use Shift Key for Tool Switch (Sử Dụng Phím Shift Để Chuyển Đổi Công Cụ)
Một tùy chọn khác trong mục Tools của Photoshop CC là Use Key for Tool Switch. Đối với CS6, bạn có thể tìm thấy nó ở mục General. Tùy chọn này liên quan đến việc chọn các công cụ khi sử dụng phím tắt. “Use Shift Key for Tool Switch” được bật theo mặc định:

Tùy chọn “Use Shift Key for Tool Switch”

Tất cả các công cụ của PTS đều hiển thị trong thanh công cụ phía bên trái. Adobe gộp các công cụ có liên quan với nhau thành một nhóm để tiết kiệm dung lượng. Ví dụ: nếu nhấp và giữ công cụ Lasso, một menu sẽ hiện ra bao gồm Lasso Tool, Polygonal Lasso Tool và Magnetic Lasso Tool. Cả ba công cụ này đều dùng chung một phím tắt (chữ ‘L’):

Một số công cụ dùng chung phím tắt, ví dụ như Lasso.

Khi “Use Shift Key for Tool Switch” được bật, chỉ cần ấn phím ‘‘L’’ thì công cụ Lasso sẽ tự động được chọn. Nhưng nếu chỉ ấn “L” không thì dù ấn bao nhiêu lần cũng chỉ mặc định chọn Lasso Tool. Để chuyển sang Polygonal Lasso Tool hay Magnetic Lasso Tool bạn cần đồng thời nhấn giữ phím ‘‘Shift’’ và phím ‘’L”. Tất cả các công cụ dùng chung phím tắt đều thực hiện tương tự. Để tiết kiệm thời gian và tránh phải nhấn giữ phím ‘‘Shift’’, hãy bỏ chọn “Use Shift Key for Tool Switch”. Khi tắt tùy chọn này, bạn chỉ cần nhấn thẳng vào chính ký tự của công cụ để lựa chọn khi làm việc.

File Handling Preferences (Tùy Chọn Xử Lý Tệp)
Tiếp theo, cùng chuyển qua tùy chọn “File Handing” nằm ở phía bên trái.

Mở giao diện File Handling.

Auto Save (Tự Động Lưu)
CS6 là nền tảng đầu tiên ra mắt tùy chọn Auto Save. Tùy chọn này nhằm tự động lưu bản sao công việc của bạn theo định kỳ. Theo kinh nghiệm của mình, Auto Save đã giúp lưu lại quá trình làm việc của mình trong một số trường hợp không may chưa kịp nhấn lưu lại (bạn hiểu mà), đặc biệt là trên máy tính cũ của mình.
Auto Save được cài mặc định sao lưu cứ mỗi 10 phút/lần. Điều này khá ổn. Nhưng tùy thuộc vào tốc độ làm việc của bạn cũng như máy tính, bạn có thể rút ngắn khoảng thời gian tự động này xuống 5 phút. Hoặc là bạn có thể chỉnh cho thời gian mỗi lần sao lưu kéo dài hơn nếu như nó gây ra các vấn đề về hiệu suất. Nhưng như thế dễ tăng nguy cơ mất dữ liệu làm việc mà bạn chưa kịp lưu nếu như máy gặp trục trặc.

Auto Save được cài mặc định 10 phút sao lưu một lần.

Recent File List Contains (Danh Sách Tệp Gần Nhất)
Một tùy chọn quan trong khác trong File Handing là Recent File List Containts. Tùy chọn này xác định số tệp bạn đã mở trước đó. Trong Photoshop CC, các tệp gần đây của bạn xuất hiện dưới dạng một hình thu nhỏ trên màn hình mỗi khi bạn khởi chạy chương trình PTS. Trong CS6, bạn có thể truy cập các tệp gần đây của mình bằng cách đi tới mục File trong thanh Menu và chọn Open Recent (Photoshop CC cũng tương tự).
PTS mặc định lưu lại 20 file làm việc gần nhất. Bạn có thể chỉnh lên thành 100 file, hoặc nếu không muốn cho ai nhìn công việc của mình thì có thể chỉnh về 0:

Tùy chọn “Recent File List Contains”.

Performance Preferences (Tùy Chọn Hiệu Suất)
Tiếp đến chúng ta cùng xem xét một số cài đặt liên quan đến hiệu suất. Chọn “Performance” nằm ở phía bên trái:

Mở tùy chọn hiệu suất.

Memory Usage (Sử Dụng Bộ Nhớ)
Tùy chọn Memory Usage nằm trong mục Performance có tác dụng kiểm soát bộ nhớ máy tính của bạn dành cho PTS. PTS sẽ làm việc tốt hơn khi dung lượng bộ nhớ cao. Theo mặc định, Adobe dành 70% dung lượng bộ nhớ máy tính cho PTS. Nếu PTS gặp khó khăn khi bạn làm việc với các file có dung lượng lớn, hãy thử tăng giá trị sử dụng bộ nhớ.
Bạn có thể tăng mức sử dụng bộ nhớ lên 100%. Nhưng hãy nhớ rằng nếu bạn mở song song các ứng dụng khác, thì các ứng dụng ấy đều yêu cầu bộ nhớ. Hãy đóng tất cả các ứng dụng không liên quan khi bạn đang làm việc với PTS, nếu như bạn cần mở một ứng dụng khác, hãy đảm bảo không tăng giá trị sử dụng bộ nhớ lên quá 90%. Nếu gặp sự cố hãy hạ nó xuống và bạn cần khởi động lại PTS để thay đổi có hiệu lực:

Tùy chọn “Memory Usage”.

History States (Trạng Thái Lịch Sử)
Một tùy chọn khác ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất của PTS là History States. Nó đề cập đến số lượng các bước mà PTS theo dõi khi chúng ta làm việc. Càng nhiều bước được ghi nhớ thì chúng ta càng có thể hoàn tác nhiều bước để quay lại trạng thái trước đó hơn. Trạng thái lịch sử được lưu trong bộ nhớ, vì thế nếu lưu quá nhiều trạng thái thì sẽ ảnh hưởng đến tốc độ của PTS.
Trong CS6, trạng thái lịch sử được cài mặc định là 20. Mình khuyên các bạn nên tăng nó lên 30. Còn trong Photoshop CC, Adobe đã nâng lên hẳn 50 ở mức mặc định, nên các bạn không cần tăng thêm làm gì cả, trừ khi bạn thực sự cần nhiều hoàn tác đến mức đó. Nếu như gặp sự cố về hiệu suất, hãy thử giảm giá trị này đi. Và tất nhiên, bạn cần khởi động lại PTS để thay đổi có hiệu lực:

Tùy chọn “History States”.

Scratch Disks Preferences (Photoshop CC)
Có một tùy chọn về hiệu suất mà chúng ta cần xem xét, đó là Scratch Disks Preferences. Trong Photoshop CC, chọn Scratch Disks phía bên trái, còn trong CS6 nó nằm ở mục Performance:

Chọn “Scratch Disks” trong Photoshop CC.

Scratch Disks
Scratch Disks là một phần trong ổ cứng của bạn được PTS sử dụng làm bộ nhớ bổ sung trong trường hợp hết bộ nhớ hệ thống. Chỉ cần bộ nhớ máy tính vẫn đủ dùng thì PTS sẽ không cần sử dụng đến Scratch Disks. Nếu như cần dùng đến, nó sẽ sử dụng ổ cứng bạn đã chọn trong tùy chọn Scratch Disks.
Ổ cứng chính trong máy của bạn được gọi là ổ Startup disk. Đây có thể là ổ cứng duy nhất mà bạn có. Như thế thì bạn không cần phải cài đặt gì cả. Nhưng nếu bạn có hai hay nhiều ổ cứng thì hãy chọn ổ cứng khác chứ không phải ổ Starup disk. Hệ điều hành sử dụng Startup disk rất nhiều, vì thế hiệu suất của PTS sẽ tốt hơn nếu sử dụng một ổ đĩa khác. Ngoài ra, nếu bạn biết được tốc độ của ổ cứng thì bạn sẽ có được hiệu suất tốt hơn nữa bằng cách chọn ổ đĩa có tốc độ xử lý nhanh nhất.

Sử dụng SSD Để Có Hiệu Suất Tốt Nhất
Nếu như máy tính của bạn có ổ SSD, hãy chọn nó làm scratch disk. SSD nhanh hơn nhiều so với ổ cứng truyền thống và có thể cải thiện hiệu suất đáng kể. Kể cả khi SSD là Startup disk thì nó vẫn là lựa chọn tốt nhất.

Chọn ổ đĩa bạn muốn PTS sử dụng trong trường hợp hết bộ nhớ hệ thống.

Đóng Hộp Thoại Preferences
Nhấn vào OK để lưu lại các thay đổi của bạn. Hãy nhớ rằng một số thay đổi chỉ có hiệu lực sau khi khởi động lại PTS:

Nhấn OK để đóng hộp thoại Preferences.

Vậy là mình đã giới thiệu xong về các tùy chỉnh trong Preferences, tuy rằng biết cách tùy chỉnh là điều quan trọng nhưng bạn cũng cần biết cách khôi phục chúng về mặc định. Nguyên nhân phổ biến nhất về các vấn đề về hiệu suất đột ngột với PTS là do tệp Preferences có vấn đề. Trong bài học tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu về cách khắc phục sự cố PTS bằng cách cài đặt lại Preferences.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây