LỆNH COLOR RANGE
Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về lệnh Color Range và lý do tại sao nó lại là công cụ tuyệt vời để chọn các vùng trong hình ảnh dựa trên tông màu hoặc màu sắc.
Lệnh Color Range cũng tương tự như Magic Wand là cả hai đều được sử dụng để chọn khu vực dựa trên các giá trị về tông màu và màu sắc. Nhưng đó cũng là điểm duy nhất giống nhau của chúng. Magic Wand được ra mắt từ phiên bản đầu tiên của PTS, mặc dù nó cũng khá là hữu ích nhưng không cần có nó thì chúng ta vẫn có thể làm tốt hơn nữa.
Từ Photoshop 3, Adobe đã giới thiệu với người dùng lệnh Color Range đẻ thay thế cho Magic Wand. Đối với tất tất cả các tính năng nâng cao và tính linh hoạt của nó, chưa kể đến kết quả được cải thiện đáng kể, lệnh Color Range đã trở thành một trong những bí mật được giữ kín nhất PTS khi mà Magic Wand vẫn còn là công cụ lựa chọn được người dùng ưa chuộng.
Giờ thì cũng tìm hiểu tại sao lệnh Color Range mới là cái chúng ta nên sử dụng khi thực hiện các lựa chọn dựa trên tông màu và màu sắc chứ không phải Magic Wand nhé!
Lệnh Color Range Nằm Ở Đâu?
Sự khác biệt đầu tiên giữa Color Range và Magic Wand đó là Color Range không phải là một công cụ lựa chọn. Đó cũng là lý do vì sao bạn sẽ không thấy nó nằm ẩn sau Magic Wand hay bất kì công cụ nào khác trên Toolbar. Color Range là một lệnh lựa chọn vì thế chúng ta sẽ truy cập nó từ cùng một nơi mà chúng ta truy cập các lệnh khác – thanh Menu dọc trên đầu màn hình. Hãy đi tới menu Select rồi chọn Color Range:
Select > Color Range.
Thao tác này sẽ mở ra hộp thoại Color Range. Nếu như đã quen sử dụng Magic Wand và đây là lần đầy tiên nhìn thấy Color Range thì có lẽ bạn sẽ nghĩ rằng “Cái quái gì đây vậy? Bảo sao mọi người toàn sử dụng Magic Wand”. Nhìn qua thì lệnh này có hơi rắc rối trong khi với Maigc Wand người dùng chỉ cần chọn biểu tượng của nó trên Toolbar rồi nhấp vào hình ảnh. Tuy nhiên đừng để ấn tượng đầu tiên đánh lừa nhé. Color Range thực ra rất dễ sử dụng khi bạn đã nắm được cách hoạt động của nó:
Hộp thoại Color Range.
Lựa Chọn Tùy Chọn
Hãy nhìn lướt quá hộp thoại này, chúng ta sẽ cùng xem xét các tùy chọn quan trọng nhất hiện tại và những tùy chọn khác sẽ xem sau. Ở trên cũng hộp thoại là tùy chọn Select. Theo mặc định, nó được đặt là Sampled Colors:
Tùy chọn Select được đặt là Sample Colors theo mặc định.
Tùy chọn Select kiểm soát những gì chúng ta sẽ chọn trong hình ảnh. Với tùy chọn được đặt thành Sampled Colors, lệnh Color Range hoạt động tương tự như Magic Wand. Chúng ta có thể chọn các pixel có cùng màu hoặc màu tương tự nhau chỉ với một cú nhấp chuột vào vùng có màu đó trong ảnh. PTS sẽ tự lấy mẫu màu tại vị trí mà chúng ta nhấp chuột rồi chọn tất cả các pixel giống hoặc có màu tượng tư trong một phạm vi nhất định của màu đó. Đó cũng là lý do vì sao nó được gọi là Color Range.
Đa phần các bạn sẽ đặt tùy chọn Select là Sample Colors. Tùy nhiên, khác với Magic Wand, lệnh này cũng cấp cho chúng ta các cách bổ sung để có thể chọn pixel. Nếu nhấp vào từ “Sampled Colors”, sẽ có một danh sách mở ra với các tùy chọn lựa chọn khác nhau. Ví dụ: chúng ta có thể chọn ngay lập tức tất cả các pixel của một màu cụ thể (đỏ, vàng, xanh…) bằng cách chọn màu đó trong danh sách. Hoặc có thể nhanh chóng chọn các pixel sáng nhất trong ảnh bằng cách nhấn vào Highlights hay các pixel tối nhất bằng cách nhấn vào Shadows. Các tùy chọn bổ sung này có thể sẽ hữu ích trong một số trường hợp nhất định. Nhưng như mình đã nói thì đa phần mọi người sẽ muốn đặt tùy chọn này là Sampled Colors, đây cũng là những gì chúng ta sẽ tập trung hướng đến trong bài hướng dẫn này:
Color Range có nhiều cách để chọn pixel hơn so với Magic Wand.
Eyedropper Tool
Khi sử dụng Magic Wand để chọn các vùng có màu sắc tương tự trong ảnh, chúng ta sẽ nhấp vào hình ảnh bằng công cụ này. Tuy nhiên với Color Range chúng ta sẽ nhấp vào hình ảnh bằng Eyedropper Tool. Trên thực tế Color Range cung cấp cho người dùng tới ba công cụ eyedropper, nằm ở phía bên phải của hộp thoại. Một cái để tạo vùng chọn ban đầu, một cái để thêm vào vùng chọn và cái còn lại là để loại bỏ khỏi vùng chọn.
Nhìn từ trái sang phải, chúng ta có công cụ Eyedropper chính, nó được sử dụng để tạo ra lựa chọn màu ban đầu (chỉ cần nhấp vào hình ảnh bằng Eyedropper Tool để chọn màu bạn cần). Công cụ Add to Sample để thêm màu bổ sung vào vùng chọn và công cụ Subtract from Sample để loại bỏ màu khỏi vùng chọn. Chúng ta có thể chuyển đổi linh hoạt giữa các công cụ bằng cách nhấp vào biểu tượng của chúng. Nhưng thực ra không cần thiết phải làm vậy:
Lần lượt từ trái sang phải ta có: Eyedropper, Add to Sample, Subtract from Sample.
Cửa Sổ Xem Trước Lựa Chọn
Nửa dưới của hộp thoại là cửa sổ xem trước lựa chọn, nơi để xem trực tiếp khu vực của hình ảnh mà chúng ta đã chọn sau khi nhấp bằng công cụ Eyedropper. Cửa sổ xem trước hiển thị lựa chọn dưới dạng hình ảnh grayscale (hay còn gọi là thước xám). Nếu như bạn đã quen với cách hoạt động của layer mask thì cửa sổ xem trước ở đây hoạt động tương tự như vậy. Khu vực trong ảnh được chọn sẽ xuất hiện với màu trắng trong cửa sổ xem trước, trong khi đó các vùng không được chọn sẽ xuất hiện màu đen. Trong trường hợp của mình, bởi vì hiện tại không có gì được chọn nên cửa sổ xem trước hiện tại toàn màu đen. Như chúng ta thấy, lệnh Color Range cũng có khả năng chọn một phần pixel, đó là lý do tại sao nó cho kết quả tốt và tự nhiên hơn so với Magic Wand. Các khu vực được chọn một phần xuất hiện dưới dạng màu xám trong cửa sổ xem trước:
Cửa sổ xem trước lựa chọn.
Fuzziness
Khi chúng ta đã nhấp vào một màu nào đó trong ảnh, PTS sẽ tiếp tục và chọn tất cả các pixel trong ảnh có cùng màu, cũng như những pixel có màu tương tự với màu đó, sáng hơn hoặc tối hơn. Nhưng chính xác thì phạm vi các pixel sáng hơn và tối hơn so với màu đã chọn bao nhiêu mới được đưa vào vùng chọn? Chúng ta cần một cách nào đó để báo cho PTS biết phạm vi chấp nhận được là bao nhiêu để các pixel nằm trong phạm vi đó sẽ được đưa vào vùng chọn. Và các pixel khác nằm ngoài phạm vi này (do chúng quá sáng hoặc quá tối so với màu đã chọn) sẽ được loại bỏ.
Cả Magic Wand và Color Range đều cung cấp cho chúng ta các cách để khoanh vùng phạm vi. Đối với Magic Wand, chúng ta sẽ sử dụng tùy chọn Tolerance trong thanh tùy chọn. Giá trị Tolerance càng cao thì phạm vi chấp nhận được càng rộng. Ví dụ nếu để giá trị Tolerance theo mặc định là 32 và nhấp vào một màu trong ảnh, PTS sẽ chọn tất cả các pixel có cùng màu với với pixel mà chúng ta đã nhấp cộng với tất cả các pixel nằm trong phạm vi 32 cấp độ sáng sáng hơn và tối hơn màu đã chọn. Tăng giá trị Tolerance lên 100 nghĩa là chúng ta sẽ chọn tất cả các màu nằm trong phạm vi 100 cấp độ sáng hơn hoặc tối hơn màu đã chọn, nếu Tolerance bằng 0 thì nghĩa là chúng ta chỉ chọn các pixel có màu chính xác với màu đã chọn:
Tùy chọn Tolerance quản lý phạm vi màu được chọn.
Hộp thoại Color Range cung cấp cho chúng ta một cách tương tự để đặt phạm vi màu với tên gọi Fuzziness. Nó có một lợi thế lớn hơn so với tùy chọn Tolerance của Magic Wand. Cách cài đặt giá trị Fuzziness cũng tương tự như Tolerance. Giá trị càng cao thì thì càng có nhiều pixel với độ sáng cao hơn được đưa vào vùng chọn. Ví dụ với Fuzziness đặt là 40 thì sẽ chọn tất cả các pixel có cùng màu chính xác với pixel mà chúng ta đã nhấp vào, cộng với tất cả các pixel nằm trong 40 cấp độ sáng hơn và tối so với màu đã chọn. Bất kì pixel nào có cấp độ sáng/tối từ 41 trở đi sẽ bị loại trừ khỏi lựa chọn.
Tuy nhiên, tùy chọn Tolerance là kiểu “trúng hoặc trượt”. Nếu chúng ta nhấp và hình ảnh bằng Magic Wand và nhận ra rằng không thể nhận được lựa chọn cần thiết vì đã cài đặt giá trị Tolerance sai thì việc duy nhất có thể làm là nhập một giá trị khác và thử lại. Cách tiếp cận kiểu thử xem sao như này đôi khi sẽ gây ra chút khó chịu. Và đây chính là điều để Color Range bộc lộ khả năng của mình. Nếu như Tolerance buộc người dùng phải đoán giá trị chính xác trước khi nhấp vào hình ảnh thì giá trị Fuzziness có thể dễ dàng điều chỉnh sau khi chúng ta nhấp vào ảnh. Tất cả những gì cần làm là nhấp một lần vào hình ảnh để thực hiện lựa chọn ban đầu sau đó chúng ta có thể điều chỉnh lựa chọn bằng cách kéo thanh trượt Fuzziness sang trái hoặc phải để tăng/giảm phạm vị một cách dễ dàng. Bản xem trước lựa chọn sẽ xuất hiện trong cửa sổ xem trước khi chúng ta kéo thanh trượt để khồn cần phỏng đoán gì cả:
Tùy chọn Fuzziness của lệnh Color Range có công dụng tương tự như tùy chọn Tolerance của Magic Wand.
Sau khi trình bày kiến thức cơ bản về hộp thoại Color Range, bây giờ chúng ta sẽ cùng xem nó hoạt động như nào nhé. Dưới đây là ví dụ minh họa được tạo thành từ gradient xanh làm từ đậm đến nhạt với một thanh màu vàng cắt ở giữa:
Ví dụ minh họa.
Giả sử mình muốn chọn một phần của gradient màu xanh lam bằng lệnh Color Range. Đầu tiên đi tới menu Select ở đầu màn hình rồi chọn Color Range. Sau khi hộp thoại Color Range xuất hiện, hãy chọn công cụ Eyedropper chính:
Đảm bảo công cụ Eyedropper chính được chọn.
Với công cụ Eyedropper chính được chọn, mình sẽ nhấp vào một nơi bất kì ở giữa gradient để lấy mẫu màu xanh lam:
Nhấn vào giữa gradient bằng công cụ Eyedropper.
Nhìn vào cửa sổ xem trước lựa chọn, có thể thấy bây giờ mình đã chọn một phần của hình ảnh dựa trên màu xanh làm mà mình đã nhấp vào. Vùng màu trắng dại diện cho các pixel được chọn, trong khi các vùng màu đèn là khu vực không thuộc vùng chọn:
Lựa chọn ban đầu của mình trong cửa sổ xem trước.
Nếu nhấp vào một phần khác của gradient, chúng ta sẽ nhận được một kết quả khác. Lần này mình sẽ nhấp vào màu xanh làm đậm hơn:
Nhấp vào khu vực có màu xanh lam đậm hơn.
Cửa sổ xem trước hiện cho thấy mình đã chọn một phần khác của hình ảnh:
Nhấp vào khu vực màu xanh lam đậm hơn sẽ cho ra kết quả khác.
Vậy nếu nhấp vào khu vực có màu xanh làm nhạt hơn:
Nhấp vào khu vực có màu xanh lam nhạt hơn.
Cửa sổ xem trước tiếp tục cập nhập và hiện cho thấy mình đã chọn phần sáng hơn của hình ảnh:
Các sắc thái sáng hơn của màu xanh lam hiện đang được chọn. Các sắc thái đậm hơn giờ nằm ngoài vùng chọn.
Lưu ý dù nhấp vào khu vực màu xanh ở đâu trong gradient này thì PTS cũng bỏ qua thanh màu vàng ở giữa. Còn nếu nhấp vào thanh màu vàng:
Nhấp vào thanh màu vàng.
Cửa sổ xem trước cho thấy thanh màu vàng hiện đang được chọn, trong khi đó gradient màu canh lam ở trên và dưới nó đều bị bỏ qua:
Thanh màu vàng hiện đã được chọn còn gradient màu xanh thì không.
Mình sẽ nhấp lại vào khu vực ở giữa màu xanh làm để tìm hiểu kỹ hơn về tùy chọn Fuzziness và cách nó cho phép người dùng nhanh chóng điều chỉnh lựa chọn:
Nhấp lại lần nữa vào khu vực màu xanh ở giữa.
Có thể nhìn thấy trong cửa sổ xem trước hiện khu vực ở giữa một lần nữa lại nằm trong vùng chọn:
Quay lại với lựa chọn ban đầu.
Khi nhấp vào giữa gradient, giá trị Fuzziness được đặt là 40. Có nghĩa là PTS đã chọn chính xác màu xanh làm mình nhấn vào cộng với 40 sắc thái sáng và tối hơn màu xanh lam đó. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu giá trị Fuzziness không đủ cao và chúng ta cần chọn nhiều màu hơn? Đơn giản thôi! Tất cả những gì chúng ta cần làm là kéo thanh trượt Fuzziness về phía bên phải để tăng phạm vi màu. Khi kéo thanh trượt, cửa sổ xem trước cũng sẽ cập nhật để hiển thị lựa chọn mới. Mình sẽ thử tăng giá trị Fuzziness lên 100, có nghĩa là bây giờ mình đang chọn tất cả các pixel nằm trong phạm vi 100 mức độ sáng và tối hơn màu xanh lam mà mình đã nhấp trước đó. Nhìn vào cửa sổ xem trước, có thể thấy mình đã chọn hơn một nửa của gradient. Tương tự, mình có thể kéo thanh trượt về bên trái để giảm giá trị Fuzziness:
Tăng giá trị Fuzziness bằng thanh trượt sẽ tăng vùng được chọn trong cửa sổ xem trước.
Lưu ý rằng màn hình trong cửa sổ xem trước không chỉ giới han ở màu đen tuyền và trắng tinh. Thay vào đó nó chuyển đổi mượt mà và dần dần từ trắng sang xám rồi mới sang đen. Đó là bởi vì lệnh Color Range có khả năng chọn một phận pixel. Bất kì pixel nào không phải màu chính xác mà chúng ta nhấp vào nhưng vẫn nằm trong phạm vi được chấp nhận thì sẽ được chọn một phần. Đây chisnnh là những vùng màu xám trong cửa sổ xem trước. Một khu vực càng gần với màu chúng ta nhấp vào thì sẽ được lựa chọn nhiều hơn, thể hiện bằng việc các sắc thái màu xám nhạt hơn. Các sắc thái màu xám đậm hơn đại diện cho các vùng nằm xa màu được chọn. Khả năng chọn một phần pixel này nghe có vẻ lạ. Nhưng đó là lý do tại sao lệnh Color Range cung cấp cho chúng ta các lựa chọn mượt mà, tự nhiên hơn nhiều so với những gì mà Magic Wand làm được.
Thêm Vào Vùng Chọn
Bên cạnh việc thay đổi giá trị Fuzziness, chúng ta có thể sử dụng Add to Sample Tool để thêm các khu vực vào lựa chọn ban đầu. Tuy nhiên không cần tốn thời gian để chọn chọn các công cụ eyedropper trong hộp thoại làm gì cả. Tất cả những gì chúng ta cần làm là nhấn giữ phím Shift để chuyển từ công cụ Eyedropper chính sang Add to Sample Tool. Khi giữ phím Shift, một dấu “+” nhỏ sẽ xuất hiên ở góc dưới cùng bên phải của con trỏ chuột, cho biết rằng bạn đã thay đổi công cụ. Thả phím Shift và PTS sẽ đưa bạn trở lại ngay lập tức với công cụ Eyedropper chính (dấu “+” sẽ biến mất).
Mình sẽ đặt giá trị Fuzziness là 40 để dễ nhìn hơn:
Đặt lại giá trị Fuzziness thành 40.
Để thêm nhiều gradient hơn vào lựa chọn ban đầu, mình sẽ giữ phím Shift. Phím này sẽ giúp mình chuyển sang Add to Sample Tool và mình chỉ cần nhấp vào khu vực muốn thêm vào là được. Mình sẽ chọn một màu xanh lam sáng hơn:
Nhấp vào khu vực có màu xanh lam sáng hơn bằng Add to Sample Tool.
Nhìn vào cửa sổ xem trước, chúng ta thấy rằng sắc thái nhạt hơn của màu xanh lam đã được thêm vào lựa chọn:
Vùng được chọn đã mở rộng hơn.
Chúng ta cũng có thể kéo qua một vùng của hình ảnh bằng Add to Sample Tool để thêm toàn bộ dải màu hoặc giá trị độ sáng vào vùng chọn cùng một lúc. Một lần nữa, mình sẽ nhấn giữ phím Shift để truy cập Add to Sample Tool sau đó nhấp vào kéo qua một vùng lớn của gradient:
Kéo bằng Add to Sample Tool.
Và bây giờ chúng ta thấy trong cửa sổ xem trước mà mình đã thêm nhiều vùng gradient hơn vào lựa chọn:
Kết quả sau khi kéo bằng Add to Sample Tool.
Loại Bỏ Khỏi Vùng Chọn
Chúng ta cũng có thể loại bỏ các vùng không cần thiết ra khỏi vùng chọn bằng Subtract from Sample Tool. Bạn chỉ cần nhấn giữ phím Alt (Windows) / Option (Macbook) để tạm thời chuyển sang công cụ này mag không cần phải trực tiếp chọn nó trong hộp thoại. Một dấu “-” nhỏ sẽ xuất hiện ở góc dưới cùng bên phải con trỏ chuột. Nhấp vào khu vực bạn muốn xóa khỏi vùng chọn, sau đó thả phím Alt (Windows) / Option (Macbook) để chuyển trở lại công cụ Eyedropper chính sau khi đã hoàn tất.
Mình sẽ nhấp vào vùng có màu xanh đậm của gradient bằng Subtract from Sample Tool:
Nhấp bằng Subtract from Sample Tool.
Cửa sổ xem trước hiện giờ cho chúng ta thấy rằng đã loại bỏ các sắc thái màu xanh lam đậm ra khỏi vùng chọn:
Kết quả sau khi nhấp bằng Subtract from Sample Tool.
Có một vấn đề với Subtract from Sample Tool đó là nó không hoạt động tốt như Add to Sample Tool. Không phải lúc nào với Subtract from Sample Tool cũng dễ dàng dự đoán được kết quả người dùng sẽ nhận được. Nếu bạn mắc lỗi với Add to Sample Tool và lỡ thêm một khu vực không cần thiết vào vùng chọn thì chỉ cần hoàn tác bước cuối cùng và thử lại. Như thế sẽ dễ dàng hơn. Lệnh Color Range cung cấp cho chúng ta một lựa chọn Undo duy nhất, vì vậy nếu gặp lỗi khi sử dụng Add to Sample Tool thì hãy nhấn Ctrl+Z (Windows) / Command+Z (Macbook) để hoàn tác rồi sau đó thử lại:
Khi đã hài lòng với bản xem trước lựa chọn, hãy nhấp vào OK để đóng hộp thoại Color Range:
Nhấp OK để đóng hộp thoại.
Sau đó, PTS sẽ hiển thị lựa chọn của bạn trong tài liệu dưới dạng phác thảo lựa chọn với đường nối tiếp tiêu chuẩn. Tuy nhiên hãy nhớ rằng trong hầu hết các trường hợp, lệnh Color Range sẽ chọn một phần các pixel nhất định và PTS chỉ có thể hiển thị đường viền lựa chọn xung quanh các pixel nằm trong vùng chọn ít nhất 50%. Bất kì pixel nào dưới tỉ lệ 50% sẽ nằm ngoài đường viền chọn. Điều này có nghĩa là đường viền có thể không đại diện hoàn toàn chính xác cho lựa chọn của bạn. Tuy nhiên đây không phải là vấn đề lớn, bạn chỉ cần nhớ nó là được:
Đường viền đứt đoạn hiển thị xung quanh phần đã chọn của gradient.
Hãy xem nhanh một ví dụ thực tế nhé. Trong hình ảnh dưới đây, mình chỉ muốn chọn những bông hồng đỏ trong bó hoa để có thể giữ nguyên màu của chúng, trong khi chuyển tất cả các phần còn lại sang màu đen trắng:
Chọn bó hoa để giữ nguyên màu của nó.
Khi hộp thoại Color Range mở ra và công cụ Edropper chính đang hoạt động, mình sẽ nhấp một lần vào bên trong một bông hồng để thực hiện chọn màu ban đầu:
Nhấp một lần vào bông hoa hồng.
Nhìn vào cửa sổ xem trước đê thấy lựa chọn ban đầu:
Lựa chọn ban đầu xuất hiện trong cửa sổ xem trước.
Để thêm nhiều vùng hơn vào vùng chọn, nhấn giữ phím Shift để tạm thời chuyển sang Add to Sample Tool rồi nhấp vào nhiều sắc thái màu đỏ hơn của hoa hồng. Hoặc kéo qua một khu vực giống như lúc trước mình đã thực hiện với gradient để thêm nhiều sắc thái màu đỏ vào vùng chọn cùng lúc:
Nhấn giữ phím Shift rồi nhấp vào các sắc thái màu đỏ.
Cửa sổ xem trước hiển thị các khu vực đã được thêm vào vùng chọn:
Khu vực mới được thêm vào vùng chọn.
Các Tùy Chọn Xem Trước
Một tùy chọn mà chúng ta có với cửa sổ xem trước đó là khả năng xem chính hình ảnh thực tế bên trong cửa sổ xem trước thay vì xem theo thang độ xám. Hãy nhìn xuống ngay bên dưới cửa sổ xem trước bạn sẽ thấy hai tùy chọn Selection và Image. Để chuyển sang chế độ xem hình ảnh hãy chọn Image. Hoặc chỉ cần nhấp vào hình ảnh bên trong cửa sổ xem trước thay vì trong cửa sổ tài liệu để thực hiện và chỉnh sửa các lựa chọn. Có thể một số bạn sẽ thấy tùy chọn này không có điểm gì đặc biệt hữu ích và muốn quay trở lại với thang độ xám thì chỉ cần nhấn vào tùy chọn Selected (được chọn theo mặc định):
Chọn Image để xem hình ảnh trong cửa sổ xem trước và chọn Selected để xem theo thang độ xám.
Một tùy chọn xem trước hữu ích nữa nằm ở cuối hộp thoại Color Range. Tùy chọn Selection Preview kiểm soát những gì chúng ta thấy trong cửa sổ tài liệu. Theo mặc định, nó được đặt là None, cũng có nghĩa là chúng ta đang thấy hình ảnh thực tế trong cửa sổ tài liệu:
Tùy chọn Selection Preview.
Nhấp vào None sẽ mở ra một danh sách các lựa chọn bổ sung như Grayscale, Black Matte, White Matte và Quick Mask. Mỗi lựa chọn cung cấp cho chúng ta một cách khác nhau để xem trước lựa chọn hiện tại bên trong cửa sổ tài liệu. Mình sẽ chọn Grayscale:
Chọn Grayscale từ tùy chọn Selected Preview.
Bây giờ nếu nhìn vào cửa sổ tài liệu, thay vì thấy hình ảnh như trước đó chúng ta sẽ thấy bản xem trước thang độ xám của lựa chọn hiện tại. Đó là chính bản xem trước được hiển thị trong cửa sổ xem trước tuy nhiên nó hiển thị với kích thước đầy đủ:
Bản xem trước theo thang độ xám với kích thước đầy đủ xuất hiện trong cửa sổ tài liệu.
Một cách hữu ích khác để xem trước lựa chọn là chọn Black Matte từ danh sách của tùy chọn Selected Preview:
Chọn Black Matte.
Đây là lựa chọn yêu thích của mình để xem trước lựa chọn bởi vì nó hiển thị chính hình ảnh thực tế, hoặc ít nhất các vùng của hình ảnh hiện đang ở bên trong lựa chọn nằm trên nền đen đặc:
Các vùng đã chọn của hình ảnh hiện được hiển thị trên nền màu đen trong cửa sổ sổ tài liệu.
Ngoài ra các bạn có thể chọn White Matte, nó sẽ hiển thị vùng được chọn trên nền trắng tinh. Hoặc Quick Mask để xem vùng chọn với lớp phủ màu đỏ. Tất cả bốn tùy chọn này có thể là những cách hữu ích để xem trước lựa chọn trong cửa sổ tài liệu. Để quay lại chế độ xem hình ảnh hãy đặt tùy chọn Selection Preview về None.
Localized Color Clusters (Phiên bản từ CS4 trở lại đây)
Tuy nhiên hãy lưu ý rằng mình đang gặp chút vấn đề. Mình chỉ muốn chọn những bông hồng màu đỏ trong ảnh để giữ màu lại rồi chuyển các phần khác sang màu đen trắng, nhưng hiện tại phần trên cùng váy cô dâu cũng đang nằm trong vùng chọn vì nó có cùng màu đỏ với hoa hồng.
Từ Photoshop CS4 trở đi, Adobe đã thêm một tính năng mới vào lệnh Color Range có tên gọi là Localized Color Clusters. Tùy chọn này dùng để giới hạn các vùng trong ảnh mà PTS sẽ tìm kiếm màu phù hợp. Mình sẽ tích vào tùy chọn này để bật nó:
Bật tùy chọn Localized Color Clusters.
Ngay sau khi bật Localized Color Clusters, tùy chọn Range ngay bên dưới Fuzziness sẽ lập tức trở nên khả dụng. Với Range được đặt là 100% (hoặc tùy chọn Localized Color Clusters bị vô hiệu hóa) thì PTS sẽ xem xét toàn bộ hình ảnh để tìm các vùng có màu phù hợp để thêm vào lựa chọn. Nhưng khi chúng ta giảm giá trị Range bằng cách kéo thanh trượt về phía bên trái tức là đã yêu cầu PTS chỉ xem xét các khu vực của ảnh gần với các khu vực đã nhấp chuột và bỏ qua những khu vực qua xa so với vị trí nhấp.
Nói cách khác, chúng ta có thể yêu cầu PTS bỏ qua phần màu đỏ trên chiếc váy của cô dâu và chỉ tập trung vào khu vực gần hoa hồng (các khu vực đã nhấp để lấy mẫu) bằng cách giảm giá trị Range xuống khoảng 50% hoặc hơn thế. Và bây giờ, nhìn vào phần trên cùng của cửa sổ xem trước, có thể thấy rằng nó đã trở thành màu đen đặc. Có nghĩa là phần màu đỏ trên váy cô dâu đã không còn thuộc vùng chọn bởi vì nó nằm quá xa so với hoa hồng:
Giảm giá trị Range đã khiến cho vùng phía trên của bức ảnh bị loại khỏi vùng chọn.
Tiếp tục dùng Add to Sample Tool để nhấp vào bên trong hoa hồng. Sau đó tinh chỉnh lựa chọn bằng thanh Fuzziness. Trong ví dụ về gradient khi nãy, mình đã giới thiệu về cách thêm vào vùng chọn bằng cách tăng giá trị Fuzziness. Nhưng đối với hình ảnh này, mình sẽ giảm giá trị Fuzziness một chút để thắt chặt vùng chọn. Cuối cùng điểu chỉnh lại giá trị Range để thắt chặt hơn nữa và xem xét lại các cài đặt vài lần (thường thì mọi người sẽ cần chỉnh các cài đặt vài lần cho tới khi cảm thấy phù hợp). Và cuối cùng mình cũng hài lòng với kết quả đạt được:
Cài đặt để có được kết quả cuối cùng của mình.
Đảo Ngược Lựa Chọn
Một điều quan trọng cuối cùng cần xem xét đó là chúng ta vừa thực hiện chọn hoa hồng. Tuy nhiên những gì mình cần là chọn tất cả mọi thứ xung quang trừ hoa hồng ra. Hay nói cách khác mình cần đảo ngược lựa chọn để mọi thứ hiện nằm trong vùng chọn sẽ bị bỏ chọn và những thứ nằm ngoài vùng chọn trước đó sẽ được chọn.
Để thực hiện điều này, tất cả những gì cần làm là nhấn vào tùy chọn Invert trong hộp thoại Color Range. Thao tác này sẽ giúp đảo ngược chế độ xem trước lựa chọn thang độ xám trong cửa sổ xem trước. Vì hoa hồng không còn nằm trong vùng chọn nữa nên giờ đây nó có màu đen, trong khi phần còn lại của hình ảnh đã đổi thành màu trắng (đã được nằm trong vùng chọn):
Nhấn vào tùy chọn Invert.
Để hoàn thành lựa chọn, nhấn vào OK ở góc trên cùng bên phải hộp thoại để đóng lệnh Color Range. Bây giờ chúng ta có thể thấy vùng chọn với đường viền là các nét đứt trong cửa sổ tài liệu. Như mình đã nói trước đo, đường viền lựa chọn chỉ xuất hiện xung quanh các pixel được chọn khoảng tầm 50% nên những gì mắt thường chúng ta thấy không chính xác hoàn toàn:
Đường viền lựa chọn xuất hiện trong cửa sổ tài liệu.
Hãy nhấp vào biểu tượng New Adjustment Layer trong bảng điều khiển Layers để nhanh chóng hoàn thành hiệu ứng:
Nhấp vào biểu tượng New Adjustment Layer.
Sau đó chọn Black & White:
Black & White.
Thao tác này sẽ thêm một layer Black & White ngay phía trên layer Background. Chúng ta có thể thấy trong hình thu nhỏ xem trước layer mask, PTS đã áp dụng vùng chọn mình thực hiện bằng lệnh Color Range lên adjustment layer mask (mặt nạ lớp điều chỉnh):
Layer điều chỉnh Black & White được thêm vào.
Bây giờ mình sẽ đặt layer adjustment Black & White về cài đặt mặc định của nó để các bạn có thể thấy rằng nhờ vào việc chọn hoa hồng bằng lệnh Color Range, chúng ta có thể dễ dàng tách chúng ra khỏi những phần còn lại của hình ảnh để có thể giữ nguyên màu của hoa hồng trong khi chuyển tất cả những thứ khác sang màu đen trắng:
Kết quả cuối cùng.