Hướng Dẫn Chuyển Hình Ảnh Thành Tranh Sơn Dầu Trong Photoshop

0
899

CHUYỂN ĐỔI HÌNH ẢNH SANG HIỆU ỨNG TRANH SƠN DẦU

Trong bài hướng dẫn này, chúng ta sẽ sử dụng một bức ảnh chụp và tạo cho nó hiệu ứng trông giống như một bức tranh sơn dầu. Việc tạo hiệu ứng này yêu cầu sử dụng một số filter khác nhau và ghi nhớ cài đặt cho từng filter. Điều có hơi tốn thời gian một chút.

Để giải quyết vấn đề, chúng ta sẽ lưu các bước dưới dạng Action. Sau khi hoàn tất, chúng ta không chỉ chuyển hình ảnh thành tranh sơn dầu mà còn có một Action “Instant Photo To Oil Painting” tiện dùng có thể áp dụng cho bất kỳ hình ảnh nào sau này. Đây không chỉ là một hiệu ứng tuyệt vời để thêm vào mọi hình ảnh, mà nếu bạn là một nhiếp ảnh gia dù chuyên nghiệp hay nghiệp dư thì sau khi đã lưu hành động, bạn có thể kiếm được món tiền hời từ khách hàng từ hiệu ứng đã tạo trong khoảng thời gian rất ngắn. Nhưng tất nhiên mấy ai lại làm thế, đúng không?

Dưới đây là hình ảnh mình sẽ sử dụng làm ví dụ minh họa:

Và đây là phiên bản “oil painting” (tranh sơn dầu). Trông thì hơi phức tạp, nhưng mà như mình đã nói bên trên, sau khi hoàn thành hướng dẫn này thì bạn có thể ngay lập tức chuyển đổi một bức ảnh bất kỳ sang hiệu ứng tranh sơn dầu mà không cần thực hiện lại bước nào hết:

Bước 1: Tạo Action Mới

Vì chúng ta muốn chỉ thực hiện các bước này một lần nên cần ghi lại tất cả chúng dưới dạng action. Nhưng trước khi có thể làm được điều đó, thì cần phải tạo môt cái đã. Đi tới bảng Action (được nhóm cùng với bảng History) rồi nhấn vào nút Create New Action ở cuối bảng:

Nhấn nút “Create New Action” ở cuối bảng.

Thao tác này sẽ mở ra hộp thoại “New Action”:

Hộp thoại “New Action”.

Đặt tên cho action này là “Instant Photo To Oil Painting” hoặc tên mà bạn muốn tại vị trí mình đã khoanh đỏ. Và để nhanh chóng truy cập action này sau khi hoàn thành thì mình sẽ đặt cho nó phím tắt Shift+Ctrl+F12 (khoanh tròn đỏ bên dưới. Với Macbook thì sẽ là Shift+Command+F12, Bạn có thể cài đặt bất kì phím nào mà bạn thích, và nếu muốn bao gồm phím Shift với Ctrl thì hãy nhấp vào ô trống bên cạnh nó để chọn.

Khi đã sẵn sàng, nhấp vào nút Record và PTS sẽ bắt đầu ghi lại các bước chúng ta thực hiện.

Bước 2: Tăng Độ Bão Hòa Với Hue/Saturation

Muốn cho bức tranh sơn dầu thật phong phú và nổi bật thì hãy tăng độ bão hòa của hình ảnh bằng cách điều chỉnh Hue/Saturation. Đi tới meni Image ở phía trên màn hình, chọn Hue/Saturation hoặc nhấn phím tắt Ctrl+U (Win) / Command+U (Mac) để mở hộp thoại Hue/Saturation:

Hộp thoại Hue/Saturation.

Nhấp và kéo thanh trượt ở giữa ngay bên dưới từ “Saturation” để tăng độ bão hòa của ảnh lên khoảng 40-50%. Mình đang đặt giá trị là 50% (như đã khoanh đỏ). Mẹo ở đây là tăng độ bão hòa đến mức bạn cảm thấy hơi lố chút, khoảng 40-50% là ok.

Và đây là hình ảnh sau khi tăng độ bão hòa:

Hình ảnh sau khi tăng bão hòa.

Tiếp theo, chúng ta sẽ bắt đầu tiến tới thế giới Filter Gallery.

Bước 3: Áp Dụng Filter “Glass” Distort

Chúng ta sẽ sử dụng Filter Gallery trong một vài bước tiếp theo để xếp chồng một số filter lên nhau. Nếu bạn chưa bao hề biết đến Filter Gallery thì hãy dành một chút thời gian tự mình khám phá nhé. Chúng ta có thể truy cập nó từ menu Filter. Tuy nhiên bây giờ hãy tập trung vào filter mà chúng ta cần sử dụng trước đã. Nhấn vào menu Filter, chọn Distort rồi sau đó chọn “Glass”. Như mình đã nói, thao tác này sẽ khởi chạy Filter Gallery và nó sẽ được đặt thành các tùy chọn cho filter Glass:

Filter Gallery đang hiển thị các tùy chọn cho filter Glass.

Hơi khó nhìn thấy nó qua ảnh chụp màn hình nên mình đã khoanh tròn các cài đặt cần thay đổi. Đặt Distortion3, Smoothness cũng là 3. Tại Texture chọn Canvas và đặt giá trị Scaling thành 79%. Đừng vội nhấn nút OK nhé, hiện tại chúng ta cần thêm vào vài filter nữa.

Bước 4: Thêm Layer Hiệu Ứng Mới

Điều thú vị về Filter Gallery là nó gần giống như một bảng điều khiển Layers dành cho các filter hiệu ứng, nghĩa là chúng ta có thể xếp chồng các filter lên nhau như cách xếp các layer bên trong bảng điều khiển Layers để chúng kết hợp với nhau một cách hiệu quả tạo ra các hiệu ứng tuyệt vời. Hiện tại chúng ta có filter Glass được tải vào thư viện, bạn có thể thấy ở góc dưới cùng bên phải của ảnh chụp màn hình phía trên. Chúng ta muốn thêm một “layer hiệu ứng” mới phía trên nó và để làm được điều này hãy nhấp vào biểu tượng New Effect ở dưới cùng bên phải của Filter Gallery (ngay bên trái biểu tượng thùng rác):

Nhấn vào biểu tượng “New Effect Layer” để thêm layer hiệu ứng mới.

Thao tác này sẽ thêm một layer hiệu ứng mới phía bên trên layer Glass.

Bước 5: Chọn Filter “Paint Daubs” Từ Bộ “Artistic”

Với layer hiệu ứng mới được tạo ngay phía trên Glass, hãy mở bộ filter Artistic được đặt ở cột trung tâm của Filter Gallery và chọn filter Paint Daubs:

Filter Gallery đang hiển thị các tùy chọn cho “Paint Daubs” trong bộ Artistic”.

Hơi khó nhìn nên mình đã khoanh tròn lại các cài đặt cần thay đổi, Đặt Brush Size4, Sharpness1, Tại Brush Type chọn Simple. Lưu ý ở dưới cùng của hộp thoại hiện đang hiển thị layer hiệu ứng Paint Daubs phía trên Glass.

Bước 6: Tiếp Tục Thêm Một Layer Hiệu Ứng Khác

Vẫn còn hai hiệu ứng cần được thêm vào. Một lần nữa, nhấp vào biểu tượng New Effect Layer để thêm một layer hiệu ứng mới nằm trên layer Paint Daubs:

Nhấn vào biểu tượng New Effect Layer.

Bước 7: Chọn Filter “Angled Strokes” Từ Bộ “Brush Strokes”

Với layer hiệu ứng mới được tạo phía trên layer Paint Daubs, hãy mở Brush Strokes được đặt ở giữa Filter Gallery và chọn Angled Strokes:

Tùy chọn cho filter Angled Strokes.

Lần này, mình sẽ cắt phần hiển thị khu vực xem ở phía bên trái của Filter Gallery để mọi người có thể nhìn rõ hơn phần cài đặt. Hãy đặt Direction Balance46, Stroke Length3Sharpness1. Một lần nữa hãy chú ý ở dưới cùng của hộp thoại đang hiển thị cả ba layer hiệu ứng xếp chồng lên nhau. Giờ còn lại một hiệu ứng nữa cần thêm vào.

Bước 8: Thêm Layer Hiệu Ứng Cuối

Nhấp vào biểu tượng New Effect Layer ở cuối bảng để thêm layer hiệu ứng thứ tư và cũng là cuối cùng, nằm trên layer “Angled Strokes”:

Nhấn vào biểu tượng “New Effect Layer”.

Bước 9: Chọn Filter “Texturizer” Từ Bộ “Texture”

Cuối cùng, mở bộ Texture ở giữa Filter Gallery rồi chọn Texturizer:

Tùy chọn cho filter Texturizer.

Tại đây, đặt Scaling65%, Relief2 và đặt TextureCanvas. Tại Light chọn Top Left để đặt hướng sáng.

Sau khi đã hoàn thành tất cả các bước trên, nhấn OK để áp dụng cả bốn filter cho bức ảnh cùng lúc. Và đây là những gì chúng ta có được sau khi áp dụng:

Hình ảnh với cả bốn filter được áp dụng.

Bước 10: Tạo Bản Sao Của Layer Background

Sau khi đã bão hòa màu sắc trong ảnh và áp dụng cả bốn filter, chúng ta cần tạo bản sao cho layer Background bằng cách nhấn phím tắt Ctrl+J (Win) / Command+J (Mac):

Bảng điều khiển Layers hiển thị layer Background và bản sao của nó.

Thông thường, mình sẽ đổi tên layer bản sao này sang một cái tên mang tính mô tả hơn, nhưng vì tất cả các bước này được lưu lại thành một action nên chúng ta không cần thực hiện lại việc này theo cách thủ công nữa. Vì thế cứ để nguyên tên của nó là “Layer 1” cũng chẳng sao.

Bước 11: Khử Bão Hòa

Chúng ta cần nhanh chúng khử bão hòa màu cho layer này, chỉ để lại màu đen trắng. Hãy đi tới menu Image rồi chọn Adjustments sau đó chọn Desaturate. Hoặc nhấn phím tắt Shift+Ctrl+U (Win) / Shift+Command+U (Mac). Đây là hình ảnh trong “Layer 1” sau khi khử bão hòa:

Hình ảnh sau khi khử bão hòa.

Bước 12: Thay Đổi Blend Mode Của Layer Mới Thành Overlay

Chúng ta cần thay đổi chế độ hòa trộn (Blend Mode) của layer đã khử bão hòa này từ “Normal” sang “Overlay”. Để làm được điều này, với “Layer 1” được chọn, hãy đi lên trên cùng của bảng Layers và nhấp vào hình tam giác nhỏ bên phải từ “Normal”. Thao tác này sẽ hiển thị danh sách các chế độ có sẵn. Chọn “Overlay”:

Đổi chế độ hòa trộn từ Normal thành Overlay.

Và đây là kết quả:

Hình ảnh sau khi đổi Blend Mode sang Overlay.

Bước 13: Áp Dụng Filter Emboss

Chúng ta có một filter hiệu ứng cuối cùng cần áp dụng. Hãy nhấn vào menu Filter rồi chọn Stylize sau đó nhấn vào Emboss để mở hộp thoại của filter Emboss:

Hộp thoại Emboss.

Để ý khu vực mình khoanh tròn, hãy đặt Angle135%, Height1 pixel và kéo thanh trượt ở dưới cùng sang bên phải để đặt Amount thành 500%. Nhấn OK để xác nhận.

Bước 14: Giảm Opacity

Cuối cùng, để kết thúc hiệu ứng, với Layer 1 vẫn được chọn hãy đi tới tùy chọn Opacity ở trên cùng bên phải bảng điều khiển Layers rồi giảm nó từ 100% xuống còn 40%:

Giảm Opacity xuống 40%.

Bước 15: Nhấn “Stop” Để Kết Thúc Action

Hiện tại hiệu ứng “Instant Photo To Oil Painting” đã hoàn tất, cũng có nghĩa là ta có thể yêu cầu PTS dừng ghi hành động. Nhấp vào biểu tượng Stop ở cuối bảng Actions để dừng lại:

Nhấn vào biểu tượng Stop.

Vậy là xong. Chúng ta không chỉ chuyển đổi bức ảnh từ một bức tranh bình thường sang một bức tranh sơn dầu mà còn lưu lại tất cả các bước đã làm dưới dạng một action. Ban nãy mình đã cài đặt phím tắt Shift+Ctrl+F12 (Win) / Shift+Command+F12 (Mac) nên giờ khi muốn áp dụng hiệu ứng này cho mội hình ảnh khác thì chỉ cần sử dụng tổ hợp phím này là xong.

Có một điều cần lưu ý đó là tùy thuộc vào hiệu suất làm việc của máy tính, có thể mấy vài giây hoặc hơn để PTS thực hiện tất cả các bước. Nên đừng lo lắng nếu như nhấn phím tắt mà các thao tác có vẻ hơi chậm nhé. Cứ bình tĩnh ngồi đợi PTS hoàn thành công việc của nó.

Để dễ dàng so sánh thì đây là hình ảnh ban đầu:

Ảnh gốc.

Và đây kết quả sau khi áp dụng hiệu ứng:

Kết quả cuối cùng là một bức tranh sơn dầu được chuyển từ hình ảnh bằng photoshop.

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây