Hướng Dẫn Chèn Ảnh Vào Một Hình Dạng Trong Photoshop

0
3871

Lấp Đầy Hình Dạng Bằng Hình Ảnh Trong Photoshop

Tìm hiểu cách dễ dàng để vẽ một hình dạng và lấp đầy nó bằng một hình ảnh. Bài hướng dẫn cụ thể sử dụng phiên bản Photoshop 2022.

Trong bài viết này, mình sẽ chỉ cho mọi người cách lấp đầy hình dạng bằng một hình ảnh với PTS. Việc đặt một hình ảnh vào bất kỳ hình dạng nào (hình chữ nhật, hình chọn hay các hình dạng tùy chỉnh) thực ra rất dễ. Hiện tại mình sẽ sử dụng hình dạng tùy chỉnh và cũng sẽ chỉ cho các bạn cách tải tất cả các hình dạng còn thiếu trong PTS để có thêm nhiều sự lựa chọn hơn.

Dưới đây là một ví dụ về việc chèn hình ảnh vào hình dạng. Ngoài ra mình cũng sễ chỉ cho mọi người cách thay đổi màu nền hay loại bỏ nền để có thể đặt hình dạng lên bất kỳ nền nào nếu muốn.

Ví dụ cụ thể.

Nên Sử Dụng Phiên Bản Nào?

Adobe đã thực hiện một số thay đổi về cách vẽ hình dạng trong các phiên bản gần đây. Vậy nên để làm theo hướng dẫn này thì mọi người nên sử dụng phiên bản Photoshop 2022 hoặc mới hơn.

Bước 1: Tạo Tài Liệu Mới

Để tạo tài liệu mới, ngay tại Home Screen, nhấn vào nút New file:

Nhấn New file để tạo tài liệu mới ngay tại Home Screen.

Hoặc nhấn vào menu File rồi chọn New:

File > New.

Dù bằng cách nào thì cũng sẽ mở ra hộp thoại New Document, đây là nơi để người dùng nhập các cài đặt cần thiết ở cột dọc bên phải. Mình sẽ tạo một tài lieu mới hình vuông với WidthHeight2000 pixel.

Bởi vì chúng ta sẽ đặt hình ảnh vào hình dạng và hình ảnh thường sẽ được lưu ở độ phân giải cao hơn nên mình sẽ thay đổi giá trị Resolution thành 300 pixel/inch, Background Contents để là White:

Thiết lập cho tài liệu mới.

Rồi nhấn nút Create:

Nhấn Create.

PTS sẽ ngay lập tức tạo một tài liệu mới:

Tài liệu mới ngay lập tức được tạo.

Bước 2: Mở Bảng Shapes

Cách nhanh nhất để vẽ hình dạng tùy chỉnh trong PTS là thêm chúng từ bảng Shapes. Để mở nó hãy nhấn vào menu Window rồi chọn Shapes:

Window > Shapes.

Bảng điều khiển Shapes sẽ mở ra tại cột bảng điều khiển phụ ở bên trái bảng điều khiển chính. Bạn hoàn toàn có thể hiển thị hoặc ẩn bảng điều khiển bằng cách nhấp vào biểu tượng của nó.

Bảng điều khiển Shapes mở ra tại cột bảng điều khiển phụ.

Trước tiên, tất cả những gì chúng ta nhìn thấy là các hình dạng mặc định được chia thành các nhóm khác nhau.

Các nhóm hình dạng tùy chỉnh mặc định.

Chúng ta có thể xoay bất kỳ nhóm nào để xem các hình dạng bên trong nhóm đó bằng cách nhấp vào mũi tên bên cạnh biểu tượng thư mục của nhóm đó.

Xem các hình dạng bên trong group.

Kéo phần bên dưới của bảng Shapes để mở rộng và xem nhiều hình dạng hơn cùng lúc:

Mở rộng bảng điều khiển.

Bước 3: Tải Những Hình Dạng Còn Thiếu

Để tải tất cả các hình dạng còn thiếu có trong PTS, hãy nhấp vào biểu tượng menu của bảng điều khiển Shapes:

Nhấp vào biểu tượng menu.

Sau đó chọn Legacy Shapes and More.

Tải Legacy Shapes and More.

Nhóm mới Legacy Shapes and More xuất hiện ngay bên dưới các nhóm mặc định:

Nhóm mới Legacy Shapes and More.

Bên trong nó bao gồm hai nhóm nữa. 2019 Shapes chứ hàng trăm hình dạng mới đã được thêm lại vào Photoshop 2020. Và All Legacy Default Shapes thì chứa các hình dạng cổ điển từ các phiên bản PTS cũ hơn.

Hai nhóm 2019 Shapes và All Legacy Default Shapes.

Bước 4: Chọn Hình Dạng

Đối với hướng dẫn này, mình sẽ sử dụng một trong những hình dạng cổ điển vì vậy mình sẽ mở nhóm All Legacy Default Shapes.

Mở nhóm All Legacy Default Shapes.

Cuộn xuống dưới tìm nhóm Nature rồi nhấn mở nó ra:

Mở nhóm Nature.

Mình sẽ lựa chọn hình dạng con bướm.

Chọn hình con bướm.

Bước 5: Kéo Thả Hình Dạng Vào Tài Liệu

Để thêm hình dạng, ta chỉ việc nhấp và kéo hình thu nhỏ của hình dạng từ bảng điều khiển Shapes thả vào tài liệu:

Kéo hình dạng từ bảng điều khiển Shapes.

PTS sẽ vẽ hình dạng ngay sau khi người dùng thả chuột:

PTS vẽ hình dạng.

Bước 6: Chỉnh Kích Cỡ Và Căn Giữa Hình Dạng

Trước khi thay đổi kích thước hình dạng, hãy đi tới thanh tùy chọn và đảm bảo rằng biểu tượng liên kết giữa hai giá trị Width và Height đã bật để đảm bảo tỷ lệ khung hình của hình dạng đã được khóa.

Đảm bảo biểu tượng liên kết đã bật.

Sau đó thay đổi kích thước hình dạng bằng cách nhấp và kéo bất kỳ chốt điều khiển nào. Nếu nhấn giữ phím Alt (Win) / Option (Mac) khi kéo thì sẽ căn chỉnh kích thước từ tâm của đối tượng.

Kéo để căn chỉnh lại kích thước hình dạng.

Nhấp và kéo hình dạng vào giữa tài liệu. Khi đến gần vị trí trung tâm, nó sẽ tự khớp vào vị trí.

Kéo hình dạng vào vị trí trung tâm.

Sau đó nhấn dấu tích trên thanh tùy chọn để xác nhận:

Nhấn vào dấu tích.

Trong bảng điều khiển Layers, hình dạng sẽ xuất hiện trên một layer hình dạng của riêng nó. Biết được điều này là nhờ biểu tượng hình dạng ở ngay góc dưới bên phải của hình thu nhỏ:

Layer hình dạng mới trong bảng điều khiển Layers.

Bước 7: Kiểm Tra Các Tùy Chọn Fill Và Stroke Trong Bảng Properties

Với hình dạng được chọn, bảng Properties sẽ cho phép người dùng truy cập vào tất cả các tùy chọn của hình dạng, bao gồm cả phần fill và stroke:

Tùy chọn Fill và Stroke trong bảng Properties.

Theo mặc định, PTS sẽ đặt màu đen ở Fill, điều này khá tốt vì chúng ta sẽ không nhìn thấy màu này sau khi lấp đầy hình dạng bằng hình ảnh.

Nhưng PTS cũng thêm 1 nét viền đen tầm 1 pixel xung quanh hình dạng.

Cài đặt Fill và Stroke mặc định.

Chúng ta có thể thêm nét sau nếu chưa cần. Hiện tại hãy tắt nó đi bằng cách nhấp vào mẫu màu Stroke:

Nhấp vào mẫu màu phần Stroke.

Sau đó nhấp vào biểu tượng No Color ở phía bên trái bảng điều khiển. Sau đó nhấp ra phía bên ngoài bảng điều khiển hoặc nhấn phím Enter (Win) / Return (Mac) để đóng bảng:

Chọn No Color.

Bước 8: Đặt Hình Ảnh Vào Tài Liệu

Tiếp theo chúng ta sẽ đặt hình ảnh vào tài liệu. Bởi vì muốn hình ảnh xuất hiện trong cùng một tài liệu với hình dạng nên mình sẽ sử dụng lệnh Place Embedded.

Đi tới menu File rồi chọn Place Embedded:

File > Place Embedded.

Đi đến nơi hình ảnh được lưu trên máy tính. Trong trường hợp của mình thì hiện hình ảnh đang nằm trong thư mục trên màn hình. Bấm vào hình ảnh để chọn rồi nhấn Place:

Nhấn chọn hình ảnh rồi nhấn Place.

PTS sẽ thêm hình ảnh ngay phía trước hình dạng. Nếu hình ảnh lớn hơn kích thước của tài liệu, PTS sẽ thay đổi kích thước cho phù hợp.

Hình ảnh được đặt ngay phía trước hình dạng.

Mình sẽ thay đổi kích thước hình ảnh say khi lồng nó vào trong hình dạng. Bây giờ hãy nhấp dấu tích trên thanh tùy chọn để xác nhận.

Nhấp dấu tích.

Quay trở lại với bảng điều khiển Layers, hình ảnh mới thêm vào xuất hiện trên một layer mới ngay phía trên layer hình dạng. Lưu ý rằng PTS đã chuyển đổi hình ảnh thành một đối tượng thông minh, chúng ta có thể nhận biết được điều này do có một biểu tượng đối tượng thông minh ngay phía dưới bên phải hình thu nhỏ. Điều này có nghĩa là cho dù người dùng có thay đổi kích thước hình ảnh đi bao nhiêu lần thì cũng không làm giảm chất lượng.

PTS chuyển đổi hình ảnh mới thêm vào thành một đối tượng thông minh.

Bước 9: Tạo Mặt Nạ Cắt

Hiện tại hình ảnh đang nằm phía trước hình dạng, để đặt nó vào trong hình dạng ra cần nhấp vào menu của bảng điều khiển Layers:

Nhấp vào menu trong bảng điều khiển Layers.

Rồi chọn Create Clipping Mask.

Chọn lệnh Create Clipping Mask.

Thao tác này sẽ đặt hình ảnh ra phía sau hình dạng, tức là phần duy nhất của hình ảnh có thể nhìn thấy được là khu vực ngay phía trên hoặc trước hình dạng. Phần còn lại nằm ngoài khu vực hình dạng đều bị ẩn đi khỏi chế độ xem. Tạo cảm giác hình ảnh đang thực sự nằm trong hình dạng.

Kết quả sau khi lồng ảnh vào hình dạng.

Quay trở lại bảng điều khiển Layers, lưu ý rằng layer hình ảnh hiện đang dịch về bên phải với một mũi tên nhỏ chỉ xuống layer hình dạng bên dưới. Đây là cách PTS báo cho người dùng biết chúng ta đang tạo một clipping mask (mặt nạ cắt).

Bảng điều khiển Layers hiển thị mặt nạ cắt.

Bước 10: Thay Đổi Kích Thước Và Định Vị Lại Hình Ảnh Bằng Free Transform

Để thay đổi kích thước và định vị lại hình ảnh bên trong hình dạng, hãy chuyển đến menu Edit rồi chọn Free Transform:

Edit > Free Transform.

Trong thanh tùy chọn, hãy đảm bảo rằng biểu tượng liên kết giữa Width và Height đã được bật:

Bật liên kết giữa Width và Height.

Sau đó thay đổi kích thước hình ảnh bằng cách kéo một chốt điều khiển bất kỳ. Nhấn giữ phím Alt (Win) / Option (Mac) khi kéo để thay đổi kích thước từ tâm hình ảnh.

Thay đổi kích thước hình ảnh bên trong hình dạng.

Sau đó kéo hình ảnh để định vị lại đối tượng bên trong hình dạng. Có thể chúng ta cần phải thực hiện qua lại giữa việc thay đổi kích thước và định vị hình ảnh vài lần cho đến khi đạt kết quả như mong muốn.

Định vị lại hình ảnh trong hình dạng.

Sau đó nhấn dấu tích trên thanh tùy chọn để xác nhận:

Nhấn dấu tích.

Hướng Dẫn Đổi Màu Nền

Bây giờ, chúng ta đã đặt được hình ảnh vào trong hình dạng và hiệu ứng chính đã hoàn thành. Điều tiếp theo cần làm là thêm một nét bao quanh hình dạng, thay đổi màu nền phía sau hình dạng hoặc trực tiếp loại bỏ hoàn toàn nền.

Mình sẽ bắt đầu bằng việc thay đổi màu nền và dễ nhất là sử dụng Solid Color.

Bước 1: Thêm Layer Solid Color

Hiện tại mình muốn layer Solid Color xuất hiện ngay phía trên layer Background. Vì vậy hãy nhấp vào layer Background trong bảng điều khiển để chọn nó:

Chọn layer Background.

Sau đó nhấp vào biểu tượng New Fill or Adjustment Layer ở phía cuối bảng điều khiển Layers:

Nhấp vào biểu tượng New Fill or Adjustment Layer.

Rồi chọn Solid Color:

Chọn Solid Color.

Bước 2: Chọn Màu Nền Mới

PTS sẽ mở ra Color Picker để người dùng chọn màu mới cho nền. Màu mặc định là màu đen, chắc chắn sẽ làm nổi bật các chi tiết của hình dạn. Nhưng trong trường hợp của mình, để làm màu nền cho một con bướm thì màu đen lại quá tốt.

Hiệu ứng với nền màu đen.

Chúng ta có thể lấy màu khác từ Color Picker hoặc lấy mẫu màu trực tiếp từ hình ảnh bên trong hình dạng. Chỉ cần di chuyển con trỏ chuột qua hình ảnh và con trỏ sẽ thay đổi biểu tượng thành hình ống giống như ống nhỏ mắt. Sau đó bạn chỉ cần bấm vào màu muốn lấy mẫu là được.

Mình sẽ lấy mẫu da sáng ở phần trán của cô bé và ngay lập tức nó trở thành màu nền mới.

Lấy mẫu màu nền mới từ hình ảnh bên trong hình dạng.

Khi tìm được màu ưng ý, hãy nhấp OK để đóng Color Picker. Quay trở lại với bảng điều khiển Layers, chúng ta thấy rằng layer Solid Color đã được thêm vào giữa layer Background và layer hình dạng.

Bảng điều khiển Layers hiển thị layer Solid Color.

Hướng Dẫn Cách Thêm Một Nét Xung Quanh Hình Dạng

Một cách khác mà chúng ta có thể nâng cao hiệu ứng đó là thêm một nét viền xung quanh hình dạng.

Bước 1: Chọn Layer Hình Dạng

Nhấn chọn layer hình dạng trong bảng điều khiển Layers:

Chọn layer hình dạng.

Bước 2: Thêm Hiệu Ứng Nét Viền

Mặc dù hoàn toàn có thể thêm nét vẽ từ bảng Properties, những mình vẫn thích cách cũ hơn, đó là thêm bằng hiệu ứng layer. Với layer hình dạng đã dược chọn, nhấp vào biểu tượng fx cuối cùng của bảng điều khiển:

Nhấn vào biểu tượng fx.

Sau đó chọn Stroke:

Chọn Stroke.

PTS sẽ mở ra hộp thoại Layer Style với các tùy chọn Stroke nằm ngay ở cột giữa. Nhấp vào mẫu màu để thay đổi màu nét viền:

Nhấp vào mẫu màu trong hộp thoại Layer Style.

Sau đó chọn màu mới từ Color Picker. Mình sẽ chọn màu trắng bằng cách đặt các giá trị R,G và B là 255. Bấm OK sau khi hoàn tất để đóng hộp thoại.

Chọn màu trắng từ Color Picker.

Quay trở lại với hộp thoại Layer Style, đặt Position thành Outside để nét viền xuất hiện phía bên ngoài hình dạng. Sau đó tăng giá trị Size để điều chỉnh độ dày của nét vẽ. Đối với hình ảnh của mình thì mình sẽ để Size tầm 18 pixel:

Cài đặt Position và Size.

Nhấn OK để đóng hộp thoại Layer Style. Và đây là kết quả với nét viền bao quanh hình dạng:

Nét viền bao quanh hình dạng.

Nếu cảm thấy không thích nét viền này thì ta hoàn toàn có thể tắt nó trong bảng điều khiển Layers bằng cách nhấp vào biểu tượng hiển thị cạnh Stroke:

Bật/tắt nét vẽ bằng cách nhấp vào biểu tượng hiển thị Stroke.

Cách Xóa Nền Phía Sau Hình Dạng

Cuối cùng, hãy xem cách loại bỏ nền phía sau hình dạng để có thể đặt hình dạng và hình ảnh bên trong nó lên một nền khác nhé. Mình sẽ chỉ cho mọi người cách lưu lại kết quả và loại tệp cần chọn để giữ cho nền được trong suốt.

Bước 1: Tắt layer Background và layer Solid Color

Việc đầu tiên cần làm để xóa nền phía sau hình dạng là tắt layer Background bằng cách nhấp vào biểu tượng hiển thị của nó trong bảng điều khiển Layers:

Tắt hiển thị.

Tiếp theo, nếu bạn đã thêm layer Solid Color (Color Fill 1) thì cũng hãy tắt luôn hiển thị của nó đi:

Tắt hiển thị layer Color Fill 1.

Thao tác này để lại cho chúng ta độ trong suốt phía sau hình dạng (được thể hiện bằng mẫu bàn cờ).

Nền phía sau hiện đã trở nên trong suốt.

Bước 2: Cắt Bỏ Các Pixel Trong Suốt

Chúng ta không cần tất cả các không gian thừa xung quanh hình dạng vì vậy hãy loại bỏ chúng đi bằng cách nhấn vào menu Image rồi chọn Trim.

Image > Trim.

Trong hộp thoại Trim, hãy đảm bảo rằng Transparent Pixels được ở trên cùng và các tùy chọn Top, Left, Bottom và Right đều đã được chọn. Sau đó nhấn OK:

Cài đặt Trim.

PTS sẽ ngay lập tức loại bỏ các khu vực xung quanh hình dạng:

Không gian thừa xung quanh hình dạng đã được loại bỏ.

Bước 3: Lưu Lại Kết Quả Dưới Dạng File PNG

Cuối cùng nhấn vào menu File, nhưng thay vì chọn Save hay Save As thì hãy chọn Save a Copy để lưu lại kết quả:

File > Save a Copy.

PTS sẽ hỏi xem liệu bạn muốn lưu nó là máy tính hay là lưu trên Cloud. Mình sẽ chọn Save on your computer:

Chọn Save on your computer.

Để giữ độ trong suốt phía sau hình dạng, chúng ta không thể lưu nó ở dạng file JPEG được. Vì JPEG không hỗ trợ độ trong suốt. Thay vào đó cần lưu nó dưới dạng PNG. Hãy nhấp vào mục Save as type (Win) / Fomart (Mac) rồi chọn PNG:

Chọn lưu file dưới dạng PNG.

Sau đó tiến hành đặt tên. Mình sẽ đặt là “image-in-shape.png”:

Đặt tên.

Điều hướng đến nơi bạn muốn lưu file trêm máy tính. Mình sẽ lưu nó vào cùng một thư mục nơi mà hình ảnh của mình đã được lưu. Sau đó nhấn Save:

Nhấn nút Save.

Cuối cùng, trong hộp thoại PNG Format Options, chọn Smallest file size ở dưới cùng rồi nhấn OK:

Chọn Smallest file size.

Vậy là xong!

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây