Photoshop CC mang đến cho người dùng khá nhiều tính năng thú vị, bao gồm cả Camera Raw Filter – cho phép người dùng áp dụng bất kỳ hoặc tất cả khả năng chỉnh sửa hình ảnh mạnh mẽ của Camera Raw làm filter cho bất kỳ layer nào mà người dùng muốn. Hơn nữa, Camera Raw (và Camera Raw Filter) trong Photoshop CC bao gồm các tính năng của riêng nó khá là tuyệt vời, ví dụ như Radial Filter. Trong hướng dẫn này, chúng ta sẽ tìm hiểu cách sử dụng Radial Filter để thêm các hiệu ứng sáng tạo, có khả năng tùy chỉnh cao trong hình ảnh.
Như đã thấy, Radial Filter thậm chí còn cho phép người dùng thêm nhiều họa tiết cùng lúc để có thể làm tối một số vùng của hình ảnh trong khi làm sáng và cải thiện những vùng khác. Và chúng ta sẽ tạo toàn bộ hiệu ứng không phá hủy bằng cách sử dụng Smart Object và Smart Filter để không làm hỏng hình ảnh gốc.
Bởi vì Radial Filter chỉ khả dụng như một phần của Camera Raw trên Photoshop CC nên để làm theo hướng dẫn này mọi người cần sử dụng Photoshop CC. Mình sẽ sử dụng hình ảnh dưới đây làm ví dụ minh họa:
Ảnh gốc. (Nguồn: Shutterstock)
Và đây là kết quả cuối cùng. Tất nhiên đây chỉ là một kết quả có thể xảy ra khi sử dụng hình ảnh này. Quan trọng là mọi ngươi cần tim hiểu các bước cần thiết để tạo hiệu ứng họa tiết tùy chỉnh với Radial Filter bằng hình ảnh của riêng mọi người:
Kết quả cuối cùng.
Cách Tạo Họa Tiết Bằng Filter Radial
Bước 1: Chuyển Đổi Layer Background Thành Smart Object
Chúng ta sẽ bắt đầu bằng việc chuyển đổi layer chứa hình ảnh gốc thành một Smart Object. Bằng cách này, Camera Raw Filter sẽ được áp dụng như một Smart Filter, giữ cho hiệu ứng họa tiết hoàn toàn có thể chỉnh sửa lại trong khi ảnh gốc vẫn được giữ nguyên vẹn và không bị phá hủy chút nào. Với hình ảnh đã được mở trong Photoshop CC, nếu nhìn vào bảng điều khiển Layers, chúng ta sẽ thấy hình ảnh hiện đang nằm trên layer Background:
Bảng điều khiển Layers.
Để chuyển đổi layer thành một Smart Object, bạn chỉ cần nhấn vào biểu tượng menu ở góc trên bên phải của bảng điều khiển Layers:
Nhấn vào biểu tượng menu.
Chọn Convert to Smart Object:
Chọn Convert to Smart Object.
Dường như không có gì xảy ra với hình ảnh trong cửa sổ tài liệu. Tuy nhiên nhìn vào bảng điều khiển Layers bạn sẽ thấy có một biểu tượng Smart Object nhỏ xuất hiện ở góc dưới bên phải hình thu nhỏ xem trước của layer, báo hiệu cho chúng ta biết layer này hiện là Smart Object:
Hình thu nhỏ xem trước hiển thị biểu tượng Smart Object.
Bước 2: Chọn Camera Raw Filter
Đi tới menu Filter rồi chọn Camera Raw Filter:
Fitler > Camera Raw.
Hình ảnh sẽ xuất hiện bên trong hộp thoại Camera Raw. Về mặt kĩ thuật, đầy là hộp thoại Camera Raw Filter, nhưng ngoại từ một số ngoại lệ ra thì tất cả các công cụ, điều khiển và tùy chọn của hộp thoại Camera Raw chính đều có ở đây:
Hộp thoại Camera Raw Filter.
Bước 3: Chọn Radial Fitler
Dọc phía trên bên rrasi của hộp thoại Camera Raw là nơi chúng ta có thể thấy các công cụ khác nhau của nó. Nhấp vào Radial Filter để chọn (công cụ cuối cùng):
Chọn Radial Filter.
Bước 4: Giảm Exposure
Với Radial Filter được chọn, bảng điều khiển ở bên phải hộp thoại Camera Raw hiển thị các tùy chọn khác nhau của Radial Filter để thực hiện các điều chỉnh cho hình ảnh. Bắt đầu bằng cách nhấp trực tiếp vào biểu tượng hình tròn có dấu trừ bên trong ở bên trái của từ Exposure. Thao tác này sẽ đặt thanh trượt Exposure về giá trị đặt trước là -50, lý do chúng ta làm việc này là vì nó sẽ ngay lập tức đặt lại tất cả các thanh trượt khác về 0, cho phép người dùng tập trung vào cài đặt Exposure:
Nhấp vào biểu tượng hình tròn có dấu trừ bên trong ở bên trái thanh trượt Exposure.
Sau đó, nhấp vào thanh trượt Exposure và kéo nó xa hơn về bên trái, đến khoảng -2. Điều này sẽ cung cấp cho chúng ta giá trị làm tối ban đầu khá tốt để bắt đầu. Bản thân hình ảnh hiện tại sẽ không bị tối đi chút nào vì thực tế chúng ta chưa thêm filter nào vào:
Đặt thanh trượt Exposure ở mức -2.
Bước 5: Kéo Radial Filter Trong Ảnh
Với giá trị Exposure đã được giảm hãy nhấp vào vị trí nào đó gần nơi bạn muốn hiệu ứng họa tiế xuất hiện trong hình ảnh. Sau đó, giữ nút chuột và kéo ra ngoài từ điểm đó. Bạn sẽ thấy hình ảnh dạng Radial Filter hình elip xuất hiện dưới dạng đường viền khi bạn kéo (nếu muốn hình dạng Radial Filter là một vòng tròn hoàn hảo thì hãy nhấn giữ phím Shift trên bàn phím khi kéo). Bạn có thể di chuyển hình dạng filter xung quanh bên trong hình ảnh khi kéo bằng cách nhấn giữ phím cách. Nhả phím cách sau khi đã định vị filter ở đúng nơi bạn muốn và thả chuột khi đã hoàn tất:
Kéo Radial Filter ra khỏi tâm của nó.
Tùy Chọn Hiệu Ứng Outside/Inside
Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng đối với hình ảnh của mình hiện tại thì phần bên trong của hình dạng Radial Filter đang bị tối đi, trong khi khu vực bên ngoài vẫn có mức độ sáng ban đầu. Điều đó hoàn toàn trái ngược với những gì mình muốn. Nếu bạn cũng gặp trường hợp tương tự thì hãy nhìn xuống phần dưới cùng của các tùy chọn Radial Filter trong bảng nằm dọc phía bên phải. Ở cuối danh sách có một tùy chọn có tên là Effect với hai lựa chọn kiểm soát vị trí áp dụng cho các điều chỉnh hình ảnh là Outside (bên ngoài) và Inside (bên trong). Của mình hiện tại đang được đặt là Inside nên mình sẽ nhấp vào tùy chọn Outside để thay đổi:
Thay đổi vị trí của hiệu ứng từ Inside thành Outside.
Và giờ chúng ta sẽ thấy hiệu ứng làm tối xuất hiện ở phía bên ngoài hình dạng:
Hiệu ứng sau khi thay đổi vị trí của nó thành Outside.
Thay Đổi Kích Thước, Di Chuyển Và Xoay Hình Dạng
Khi đã kéo hình dạng Radial Filter ra, chúng ta có thể thay đổi kích thước và định hình lại nó, làm cho nó cao hơn, ngắn hơn, rộng hơn hay hẹp hơn chỉ bằng việc nhấp và kéo chốt điều khiển bất kỳ. Mọi người có thể tiếp tục di chuyển hình dạng xung quanh bên trong hình ảnh bằng cách di chuyển con trỏ chuột vào bên trong hình. Khi con trỏ chuột thay đổi thành mũi tên chỉ bốn hướng thì hãy nhấp và kéo chuột. Ngoài ra, bạn có thể xoay nó bằng cách di chuyển con trỏ chuột đến gần mép của hình, sau đó nhấp và kéo khi thấy con trỏ chuột thau đổi thành mũi tên cong, hai cánh. Trong trường hợp của mình thì mình sẽ chỉ làm cho hình ảnh lớn hơn bằng cách nhấp và kéo các chốt điều khiển:
Kéo chốt điều khiển để thay đổi kích thước và định hình lại filter.
Bước 6: Điều Chỉnh Hình Ảnh Bằng Thanh Trượt
Bây giờ chúng ta đã thêm filter vào hình ảnh, giờ chùn ta có thể sử dụng các thanh trượt điều chỉnh hình ảnh khác nhau trong bảng điều khiển dọc bên phải để thực hiện các thay đổi tiếp theo cho hiệu ứng. Chúng ta có thể thực hiện bằng cách tinh chỉnh mức độ Exposure để làm cho hiệu ứng tối hoặc sáng hơn bằng cách nhấp và kéo thanh trượt sang trái (tối hơn) hoặc sang phải (sáng hơn). Ngoài ra còn rất nhiều điều chúng ta có thể làm. Chúng ta có các thanh trượt khác như Contrast, Highlights, Shadow và Saturation… Mọi người có thể thử nghiệm các thanh trượt này theo ý muốn vì mọi thứ chúng ta thực hiện đều không gây tổn hại đến hình ảnh gốc, bạn sẽ thấy cản cập nhật trực tiếp về các thay đổi đã thực hiện đối với hình ảnh khi thử các cài đặt khác nhau.
Đối với hình ảnh của mình thì mình sẽ làm tối các cạnh đi một chút bằng cách giảm giá trị Exposure xuống tầm –2.20, tăng Contrast lên +40. Mình giữ nguyên hai thanh trượt Highlights và Shadow, tuy nhiên mình sẽ kéo thanh trượt Clarity sang phải tới mức tối đa là +100 (giá trị Clarity tăng hoặc giảm độ tương phản ở tông màu trung tính của hình ảnh, viêc cài đặt ở giá trị cao thường tạo ra vẻ thô ráp khá phù hợp với hình ảnh). Cuối cùng, mình sẽ kéo thanh trượt Saturation sang trái tới mức -100 để loại bỏ tất cả các màu khỏi các cạnh của hình ảnh. Tất nhiên đây chỉ là những cài đặt mà mình cảm thấy phù hợp với hình ảnh mà mình đang làm việc, mọi người có thể dùng một số giá trị cài đặt khác sao cho phù hợp với hình ảnh mà mọi người đang làm việc:
Điều chỉnh các thanh trượt.
Điều Chỉnh Feathering
Chúng ta có thể điều chỉnh giá trị Feather cho họa tiết, hay nói cách khác là tăng/giảm kích thước vùng chuyển tiếp giữa hình chính ở giữa và vùng tối hơn xung quanh bằng cách kéo thanh trượt Feather sáng trái (để giảm) hoặc phải (để tăng). Thanh trượt Feather nằm ở gần cuối các tùy chọn ở bên phải (ngay phía trên tùy chọn Effect: Outside / Inside):
Điều chỉnh kích thước vùng chuyển tiếp bằng cách kéo thanh trượt Feather.
Hiển Thị Và Ẩn Lớp Phủ (Overlay)
Để có thể nhìn rõ hơn hiệu ứng họa tiết thì bạn có thể tạm thời ẩn lớp phủ Radial Filter trong khu vực xem trước bằng cách bỏ chọn tùy chọn Show Overlay nằm ở phía dưới bên phải hộp thoại Camera Raw. Để hiển thị lại chỉ cần tich vào đó một lần nữa là được. Hoặc để nhanh hơn thì có thể nhấn phím V. Hiện tại mình đang ẩn hiển thị lớp phủ:
Bỏ chọn tùy chọn Show Overlay.
Và dưới đây là hình ảnh của mình khi ẩn lớp phủ:
Tắt lớp phủ để dễ nhìn hiệu ứng hơn.
Ẩn/Hiển Thị Bản Xem Trước
Lý do chúng ta thấy bản xem trước trực tiếp các thay đổi đối với hình ảnh là vì theo mặc định thì tùy chọn Preview luôn được chọn. Chúng ta có thể tắt tính năng xem trước bất kỳ lúc nào để so sánh thay đổi so với ảnh gốc bằng cách bỏ chọn tùy chọn Preview. Hãy kiểm tra lại để bật lại chế độ xem trước. Ngoài ra chúng ta có thế nhấn phím P để tắt/bật nhanh chế độ xem trước:
Tùy chọn xem trước (Preview).
Bước 7: Thêm Radial Filter Thứ Hai
Một trong những tính năng mạnh mẽ nhất của Radial Filter của Camera Raw là chúng ta có thể thêm các Radial Filter bổ sung vào cùng một hình ảnh, mỗi bộ lọc có các điều chỉnh hình ảnh riêng biệt. Để thêm Radial Filter mới thì chỉ cần nhấn New ở đầu bảng Radial Filter:
Nhấn chọn New.
Sau đó, chỉ cần thực hiện các bước tương tự như khi thêm filter ban đầu để tiến hành thêm filter thứ hai. Đầu tiên, chỉ cần nhấp vào bên trong hình ảnh và kéo ra ngoài để tạo hình dạng filter mới, giữ phím cách khi kéo để định vị lại hình ảnh nếu cần:
Nhấp vào kéo Radial Filter thứ hai.
Chuyển Đổi Giữa Hai Filer
Lưu ý rằng bây giờ hiện có hay chấm tròn trên hình ảnh. Mỗi dấu chấm đại diện cho một trong các filter. Chúng ta có thể chuyển đổi giữa các filter để điều chỉnh lại cài đặt bất cứ lúc nào bằng cách nhấp vào dấu chấm của chúng. Filter hiện tại đang hoạt động sẽ có màu, còn những chấm khác sẽ là màu trắng. Tại đây, mình đã nhấp vào dấu chấm của filter ban đầu để chọn và kích hoạt nó:
Chuyển về filter ban đầu bằng cách nhấp vào dấu chấm của nó.
Sau đó muốn chuyển về filter mới thì lại nhấp vào dấu chấm của nó. Lưu ý rằng có một số điều đang xảy ra với hai filter này. Đầu tiên, tất cả các cài đặt của mình từ Radial Filter ban đầu đã được sao chép sang filter thứ hai này và chúng ta sẽ thay đổi nó ngay lập tức. Vấn đề thứ hai cần chú ý là hiệu ứng lại được áp dụng cho bên phía ngoài hình dạng. Với filter thứ hai này, mình muốn hiệu ứng xuất hiện bên trong hình dạng nên mình sẽ kéo xuống phía cuối bảng Radial Filter rồi chuyển Effect từ Outside sang Inside hoặc nhấn phím X để chuyển đổi nhanh chóng:
Thay đổi tùy chọn Effect từ Outside thành Inside.
Bây giờ, hiệu ứng đã xuất hiện bên trong filter thứ hai. Cũng nên lưu ý rằng dấu chấm lựa chọn của filter đã thay đổi từ màu đỏ sang màu xanh lá. Màu đỏ có nghĩa là hiệu ứng được áp dụng bên ngoài màn hình, còn màu xanh lá báo hiệu hiệu ứng đươc áp dụng bên trong hình:
Với hiệu ứng xuất hiện bên trong hình dạng thì dấu chấm của nó sẽ được chuyển từ màu đỏ thành màu xanh.
Mình sẽ thay đổi kích thước, di chuyển và xoay filter thứ hai như các bước lúc trước đã tìm hiểu, kéo chốt điều khiển để thay đổi kích thước và định hình lại nó, nhấp và kéo bên trong hình để di chuyển nó hoặc nhấp và kéo gần cạnh của hình để xoay nó:
Sử dụng hình dạng đường chéo, hẹp hơn cho Radial Filter thứ hai.
Tiếp theo, mình muốn đặt lại các thanh trượt điều chỉnh hình ảnh trong bảng Radial Filter và cách dễ dàng nhất là nhấp đúp vào chúng. Ở đây mình đã nhấp đúp vào các thanh trượt Exposure, Contrast, Clarity và Saturation để đặt lại tất cả về 0 (các thanh trượt khác cũng đã được đặt thành 0):
Nhấp đúp vào các thanh trượt để đặt lại về mặc định.
Filter thứ hai đã được đặt lại, lần này mình sẽ bắt đầu bằng cách hạ nhiệt độ tổng thể bên trong hình ảnh bằng cách kéo thanh trượt Temperature về khoảng -20 để thêm chút màu xanh lam. Mình sẽ để thanh trượt Tint về 0 vì mình không muốn xuất hiện thêm màu xanh lá cây hay màu đỏ nào cả. Đặt thanh trượt Exposure về 0 và tăng Contrast lên +50. Lưu ý đây chỉ là cài đặt phù hợp cho hình ảnh của mình, có thể mọi người cần sử dụng một số cài đặt khác cho phù hợp với hình ảnh đang làm việc hơn.
Mình sẽ giảm bớt điểm nổi bật lại và làm nổi bật thêm một chút chi tiết ở những vùng sáng nhất bên trong hình dạng bằng cách giảm giá trị Highlights xuống -25. Sau đó tăng Shadows lên +25 để làm sáng vùng tối nhất mang lại nhiều chi tiết hơn. Mình sẽ tăng giá trị Clarity lên +50 để mang lại độ tương phản cao hơn ở các tông màu trung tính và giảm Saturation xuống -30 để giảm độ bão hòa màu:
Cài đặt điều chỉnh hình ảnh cho Radial Filter thứ hai.
Cuối cùng, tăng kích thước vùng chuyển tiếp cho Radial Filter thứ hai bằng cách tăng Feather lên 50:
Tăng Feather lên 50.
Và đây là hình ảnh sau khi áp dụng 2 Radial Filter:
Hình ảnh sau khi áp dụng các điều chỉnh cài đặt cho Radial Filter thứ hai.
Bước 8: Đóng Hộp Thoại Camera Raw
Minh thấy khá hài lòng với hiệu ứng hiện tại nên sẽ nhấn OK để chấp nhận cài đặt và đóng Camera Raw:
Nhấn OK.
Nhìn lại bảng điều khiển Layers, chúng ta sẽ thấy Camera Raw Filter được liệt kê bên dưới Smart Filter. Mình sẽ nhấp vào biểu tượng hiển thị Smart Filter để tạm thời ẩn các hiệu ứng của Camera Raw Filter khỏi chế độ xem trong cửa sổ tài liệu:
Ẩn hiển thị.
Như thế sẽ làm ẩn tất cả những thay đổi mình đã thực hiện với Radial Filter và hiển thị lại hình ảnh gốc (vẫn còn nguyên dạng và không bị ảnh hưởng gì):
Hình ảnh gốc lại xuất hiện nguyên vẹn.
Nhấn vào biểu tượng hiển thị Smart Filter lần nữa để bật lại Camera Raw Filter và chúng ta sẽ thấy hiệu ứng họa tiết Radial Filter cuối cùng:
Kết quả cuối cùng.