CÁCH THAY ĐỔI KÍCH THƯỚC HÌNH ẢNH ĐỂ PHÙ HỢP VỚI EMAIL HAY CHIA SẺ ẢNH TRỰC TUYẾN BẰNG PHOTOSHOP
Tìm hiểu cách thay đổi kích thước hình ảnh cực dễ để gửi email hay chia sẻ trực tuyến chỉ bằng lệnh Image Size trong PTS.
Trong bài viết mình, mình sẽ hướng dẫn các bạn cách thay đổi kích thước hình ảnh để phù hợp với việc gửi qua email hay chia sẻ ảnh trực tuyến. Thay đổi kích thước hình ảnh cho web khác với thay đổi kích thước để in. Đối với bản in, đa phần chúng ta không cần đổi số lượng pixel trong ảnh. Thay vào đó câng kiểm soát độ phân giải của hình ảnh.
Nhưng gửi qua mail hay chia sẻ hình ảnh trược tuyến thì lại khác. Nó cần được giảm kích thước và thu nhỏ hình ảnh vì một vài lý do. Đầu tiên, ta cần đảm bảo kích thước hình ảnh (chiều cao, chiều rộng tính theo đơn vị pixel) đủ nhỏ để có thể hiển thị toàn bộ hình ảnh trên màn hình mà người xem không cần phải cuộn hay thu nhỏ. Thứ hai là kích thước tệp hình ảnh (tính bằng megabyte) cần phải đủ nhỏ để gửi qua mail hay tải lên mạng không gặp bất cứ vấn đề gì.
Sau khi thay đổi kích thước hình ảnh, mình sẽ chỉ cho các bạn cách lưu ảnh để có kết quả tốt nhất. Trước khi bắt đầu, hãy mở một ảnh bất kì trong PTS:
Mở ảnh trong PTS. (Nguồn: Adobe Stock)
Tạo Bản Sao Hình Ảnh Trước Khi Thay Đổi Kích Thước
Việc thay đổi kích thước hình ảnh sao cho phù hợp với email hay web thường sẽ loại bỏ các pixel, vì thế hãy tạo một bản sao của hình ảnh trước khi thay đổi kích thước. Để sao chép hình ảnh, đi tới menu Image rồi chọn Duplicate:
Image > Duplicte.
Trong hộp thoại Duplicate Image, hãy đặt tên cho bản sao hoặc giữ tên gốc kèm theo từ “copy” ở cuối. Nếu hình ảnh bao gồm nhiều layer, hãy chọn Duplicate Merged Layers Only để tạo bản sao phẳng của hình ảnh:
Hộp thoại Duplicate Image.
Bấm OK để đóng hộp thoại và một bản sao của hình ảnh sẽ được mở ra ở một document riêng biệt. Tên của ảnh đang hoạt động được hiển thị ở các tab ngay phía trên:
Bản sao của hình ảnh.
Hộp Thoại Image Size
Để thay đổi kích thước hình ảnh, hãy đi tới menu Image một lần nữa, chọn Image Size:
Image > Image Size.
Thao tác này mở ra hộp thoại Image Size, bao gồm cửa sổ xem trước ở bên trái và tùy chọn thay đổi kích thước hình ảnh nằm bên phải:
Hộp thoại Image Size trong Photoshop CC.
Mở Rộng Cửa Sổ Xem Trước
Để mở rộng cửa sổ xem trước, hãy mở rộng hộp thoại Image Size bằng cách nhấp vào góc phải phía dưới của hộp thoại và kéo ra ngoài. Sau khi thay đổi kích thước hộp thoại hãy nhấp vào kéo hình ảnh bên trong cửa sổ xem trước để căn giữa hình ảnh trong đó:
Mở rộng hộp thoại Image Size.
Xem Kích Thước Hiện Tại Của Hình Ảnh
Kích thước hình ảnh tính theo pixel và megabyte nằm ngay trên đầu phía bên phhari. Con số cạnh từ Image Size biểu thị kích thước hiện tại tính theo đơn vị megabyte (M) bên dưới là kích thước hiện tại tính theo đơn vị pixel.
Hình ảnh trong ví dụ của mình đang chiếm 63,6 megabyte trong bộ nhớ và có chiều rộng 5760 pixel, chiều cao 3840 pixel. Cả hai kích thước (tính theo hai đơn vị) đều quá lớn để gửi qua email hay chia sẻ trực tuyến:
Kích thước hiện tại của hình ảnh.
Thay Đổi Đơn Vị Đo
Nếu kích thước đang hiển thị ở một đơn vị đo lường khác (không phải pixel) hãy nhấp vào dấu “v” để xem danh sách các kiểu đo lường có thể lựa chọn. Sau đó chọn Pixels:
Chọn đơn vị đo Pixels.
So Sánh Thay Đổi Kích Thước Với Lấy Mẫu Lại Hình Ảnh
Trước khi đi vào tìm hiểu cách thay đổi kích thước hình ảnh cho web, hãy tìm hiểu sự khác biệt giữa thay đổi kích thước hình ảnh và lấy mẫu lại hình ảnh. Bởi vì đã để cập trong bài viết trước đây nên chúng ta sẽ cùng xem xét nhanh vấn đề này.
Thay Đổi Kích Thước Hình Ảnh Là Gì?
Thay đổi kích thước tức là chúng ta không thay đổi số lượng pixel hay kích thước tệp của hình ảnh. Mà chỉ thay đổi kích thước hình ảnh khi in ra. Chúng ta không kiểm soát kích thước in bằng cách thay đổi số lượng pixel mà bằng độ phân giải của hình ảnh.
Lấy Mẫu Lại Hình Ảnh Là Gì?
Lấy mẫu lại có nghĩa là chúng ta sẽ thay đổi số lượng pixel. Việc tăng thêm pixel vào hình ảnh gọi là upsampling và giảm số lượng pixel trong hình ảnh gọi là downsapling. Rất hiếm khi chúng ta cần upsample hình ảnh phục vụ cho việc gửi email hay chia sẻ trực tuyến, thay vào đó là ta phải thực hiện downsample. Có thể thấy rằng thao tác downsample sẽ làm cho chiều rộng và chiều cao của hình ảnh nhỏ hơn, đồng thời kích thước tệp cũng giảm.
Cách Lấy Mẫu Lại
Sau khi hiểu được sự khác biệt giữa thay đổi kích thước và lấy mẫu lại, hãy cùng tìm hiểu cách lấy mẫu lại hình ảnh để tối ưu hóa cho việc gửi mail hay chia sẻ trực tuyến.
Bước 1: Bật Resample
Trong hộp thoại Image Size, hãy bật tùy chọn Resample (nằm ngay dưới Resolution):
Bật “Resample”.
Bước 2: Nhập giá trị mới cho Width và Height
Khi đã bật Resample, hãy đảm bảo đã chọn đơn vị đo cho hai giá trị Width và Height là Pixels:
Chọn đơn vị đo là Pixels.
Nhập giá trị chiều rộng (Width) và chiều cao (Height) mà bạn cần. Vì hai mục này liên kết với nhau nên việc thay đổi một mục sẽ khiến mục còn lại tự động thay đổi theo dựa vào tỷ lệ khung hình của hình ảnh:
Chúng Ta Sẽ Sử Dụng Giá Trị Chiều Rộng Và Chiều Cao Nào?
Câu hỏi được đặt ra là “Giá trị chiều rộng và chiều cao là bao nhiêu thì phù hợp cho việc gửi ảnh qua mail hoặc chia sẻ trực tuyến?” Hầu hết các nền tảng chia sẻ hình ảnh trực tuyến hay mạng xã hội đều có kích thước được để xuất riêng và chỉ cần tìm kiếm trên Google sẽ giúp bạn nhanh chóng biết được kích thước cần dùng.
Đối với email thì nó thực sự phụ thuộc vào kích thước màn hình của người nhận. Tuy màn hình có độ phân giải 4K hay 5K đang dần được ưa chuộng, nhưng độ phân giải màn hình phổ biến nhất vẫn là 1920 x 1080 (1080p). Tuyệt vời nhất chính là hình ảnh bạn gửi sẽ vừa khớp với màn hình của người xem mà họ không cần phải cuộn hay thu nhỏ hình ảnh lại. Vì vậy nếu sử dụng kích thước màn hình 1920 x 1080 thì bạn hãy để chiều rộng không quá 1920 pixel và chiều cao không quá 1080 pixel.
Thay Đổi Chiều Rộng Và Chiều Cao
Mình sẽ giảm giá trị Width từ 5720 pixel xuống còn 1920 pixel. Bởi vì có liên kết với nhau nên giá trị Height sẽ tự động giảm từ 3840 pixel xuống còn 1280 pixel:
Thay đổi chiều rộng cũng khiến cho chiều cao bị thay đổi theo.
Kiểm Tra Kích Thước Hình Ảnh Sau Khi Thay Đổi
Kích thước mới 1920 x 1280 đã xuất hiện tại mục Dimensions. Nhưng quan trọng hơn, nhờ vào việc giảm số lượng pixel trong ảnh, kích thước tệp của hình ảnh cũng đã giảm từ 63,6 megabyte xuống còn 7,03 megabyte.
Lưu ý số mà bạn nhìn ở mục Image Size không phải kích thước tệp cuối cùng của hình ảnh. Đơn giản nó chỉ là dung lượng hiện tại hình ảnh đang chiếm trong bộ nhớ của bạn. Kích thước tệp thực tế sẽ chỉ hiện khi bạn lưu ảnh dưới dạng JPEG (hoặc loại tệp khác) và kích thước cuối cùng thậm chí sẽ thấp hơn những gì chúng ta đang thấy ở đây:
Giảm số lượng pixel cũng làm giảm kích thước tệp.
Xem Kích Thước Dưới Dạng Phần Trăm
Nếu muốn xem kích thước mới của hình ảnh dưới dạng phần trăm thay vì pixel, hãy nhấp vào “v” (cạnh Dimensions) rồi chọn Percent:
Chuyển sang đơn vị Percent.
Bây giờ, có thể thấy chiều rộng và chiều cao của hình ảnh đã giảm xuống chỉ còn 33,33% so với kích thước ban đầu:
Xem kích thước mới của hình ảnh theo tỷ lệ phần trăm.
Tiếp Tục Giảm Kích Thước Pixel
Trước đó mình đã đề cập đến việc nếu muốn hình ảnh vừa với màn hình tiêu chuẩn 1080p thì cần chiều rộng không quá 1920px và chiều cao không quá 1080px. Mình đã giảm Width xuống 1920px, nhưng vì tỷ lệ khung hình nên Height chỉ giảm được xuống 1280px. Đồng nghĩa nó vẫn quá cao so với màn hình 1080p.
Hủy Liên Kết Giữa Hai Giá Trị Width và Height
Chúng ta có thể cố gắng khắc phục vấn đề này bằng cách hủy sự liên kết giữ hai giá trị. Theo mặc định chúng được liên kết với nhau tuy nhiên người dùng vẫn có thể hủy tính năng liên kết này bằng cách nhấp vào biểu tượng liên kết giữa chúng. Sau khi hai giá trị không còn được liên kết, giữ nguyên giá trị Width là 1920px và thay đổi giá trị Height thành 1080px:
Hủy liên kết giữa Width và Hieght.
Lại xuất hiện một vấn đề khác, khi hủy liên kết Widht và Height thì vô tình chúng ta đã làm thay đổi tỷ lệ khung hình của hình ảnh. Trong cửa sổ xem trước có thể thấy bức ảnh hiện được kéo dài theo chiều ngang:
Hủy liên kết giữa Width và Height khiến cho bức ảnh trở nên tệ hơn.
Bật Lại Liên Kết Giữa Width và Height
Kết quả trên không phải là cái mà mình mong muốn nên mình sẽ liên kết lại hai giá trị một lần nữa bằng cách nhấp lại vào biểu tượng liên kết. Thao tác này cũng sẽ đặt hình ảnh về lại kích thước ban đầu:
Liên kết lại Width và Height.
Để hình ảnh vừa khít với màn hình 1080p, lần này mình sẽ hạ giá trị Height xuống 1080px. Điều này sẽ khiến giá trị Width giảm xuống còn 1620px. Với tỷ lệ này thì bất kỳ ai xem ảnh trên màn hình 1920 x 1080 sẽ nhìn thấy toàn bộ hình ảnh trên màn hình mà không cần phóng to hay cuộn:
Thay đổi kích thước sao cho phù hợp với màn hình 1080p.
Kiểm Tra Kích Thước Hiện Tại Của Hình Ảnh
Nhìn vào Image Size và Dimensions, có thể thấy chiều rộng và chiều cao đã tăng khoảng 28% so với kích thước ban đầu và hiện tại kích thước của hình ảnh trong bộ nhớ chỉ còn 5M:
Kích thước hiện tại của hình ảnh sau khi giảm số lượng pixel.
Bước 3: Chọn Phương Pháp Interpolation (Phương Pháp Nội Suy)
Một tùy chọn không kém quan trọng nữa khi lấy lại mẫu chính là phương pháp nội suy. Nằm ngay cạnh tùy chọn Resample và theo mặc định nó được đặt thành Automatic:
Phương pháp nội suy nằm ngay cạnh tùy chọn Resample.
Nội Suy Hình Ảnh Là Gì?
Khi lấy mẫu lại một hình ảnh, PTS sẽ phải thêm hoặc bớt các pixel trong hình ảnh. Phương pháp nó sử dụng để làm việc này được gọi chung là phương pháp nội suy. Bạn có thể nhấp vào tùy chọn để xem danh sách các phương pháp có thể lựa chọn. Một số phù hợp cho việc upsample và số còn lại phù hợp với việc downsample:
Danh sách phương pháp có thể lựa chọn.
Chúng Ta Nên Chọn Phương Pháp Nào?
Mỗi phương pháp sẽ mang đến một kết quả khác nhau, có cái tạo cho hình ảnh mềm mại hơn, có cái lại khiến cho hình ảnh trở nên sắc nét. Nếu không biết phải chọn gì cho hợp lý thì hãy chọn Automatic và để PTS tự chọn ra cái mà nó cho là phù hợp nhất, đối với việc downsample thì thường Bicubic Sharper chính là lựa chọn thích hợp nhất:
Chọn Automatic.
Phương Pháp Nào Tốt Nhất Cho Việc Downsample?
Mặc dù PTS sẽ chọn Bicubic Sharper là lựa chọn tốt nhất khi người dùng thực hiện downsample, tuy nhiên nó lại chưa phải là lựa chọn hoàn hảo nếu bạn thực sự muốn có được kết quả tuyệt vời. Nếu như chỉ muốn nhận được kết quả sắc nét và gặp ít rắc rối nhất thì hãy cứ trung thành với Bicubic Sharper (tức là cứ chọn Automatic để PTS tự lựa chọn).
Tuy nhiên bởi vì Bicubic Sharper khiến cho hình ảnh mềm, mịn hơn nên sau đó bạn cần phải làm sắc nét hình ảnh nếu không trông nó sẽ quá mềm quá mức. Nếu như cảm thấy hoàn toàn thoải mái với việc phải làm sắc nét hình ảnh và muốn có kết quả tốt nhất hãy tự đổi phương pháp từ Automatic sang Bicubic:
Chọn Bicubic Sharper.
Độ Phân Giải Hình Ảnh Thì Sao?
Có một tùy chọn mà chúng ta chưa xem đến đó là Resolution. Lý do không nhắc tới nó là bởi độ phân giải chỉ ảnh hưởng đến kích thước khi in của hình ảnh. Còn nó không hề ảnh hưởng tới kích thước pixel hay kích thước tệp hình ảnh.
Vì vậy khi thay đổi kích thước hình ảnh cho emai, chia sẻ trực tuyến hoặc cho bất kì kiểu xem nào trên màn hình, hãy bỏ qua độ phân giải (để tìm hiểu lý do tại sao độ phân giải không ảnh hưởng đến kích thước hãy cùng xem xét ở bài viết khác):
Bỏ qua Resolution.
Bước 4: Nhấn Ok Để Xác Nhận Lấy Mẫu Lại Hình Ảnh
Sau khi nhập các kích thước pixel bạn cần, hãy chọn phương pháp nội suy rồi nhấp vào OK để đóng hộp thoại Image Size và thực hiện lấy mẫu lại hình ảnh:
Nhấn OK để xác nhận việc lấy mẫu lại hình ảnh.
Bước 5: Lưu Ảnh Dưới Dạng JPEG
Sau khi hoàn tất và hình ảnh sẵn sàng để có thể được gửi qua mail hay chia sẻ trực tuyến, hãy đi tới menu File rồi chọn Save As:
File > Save.
Trong hộp thoại Save As, hãy chọn định dạng (loại tệp) JPEG. Đặt tên cho ảnh (mình sẽ đặt là “Tourists-small.jpg”) và chọn vị trí lưu trên máy tính. Sau đó nhấn vào Save:
Tùy chọn Save As.
Cuối cùng, trong hộp thoại JPEG Options, hãy nâng giá trị Quality lên thành Maximum. Ở phần Format chọn Baseline Optimized. Nếu nhìn xuống dưới “Preview” bạn sẽ thấy kích thước cuối cùng của hình ảnh (trong ví dụ của mình là 1M). Nhấp vào OK để lưu hình ảnh dưới dạng JPEG và đóng hộp thoại:
Chọn chất lượng cao nhất.
Trên đây, mình đã hướng dẫn cách thay đổi kích thước hình ảnh bằng các lệnh trong photoshop và giữ được chất lượng tốt nhất cho kích thước mới của hình ảnh.