ACTION TẠO LAYER BACKGROUND TRONG PHOTOSHOP
Tìm hiểu cách tạo một layer Background mới cho tài liệu và cách lưu các bước để tiết kiệm thời gian.
Chúng ta đã cùng tìm hiểu về layer Background của PTS và lý do tại sao nó lại khác so với các layer bình thường. Đó là vì nó đóng vai trò làm nền cho tài liệu vì thế nên có một số thứ PTS không cho phép người dùng thực hiện với layer này. Điều quan trọng nhất chính là chúng ta không thể di chuyển nội dung của layer Background, hay di chuyển các layer khác xuống dưới layer này và bởi vì nó không hỗ trợ độ trong suốt nên người dùng không thể xóa bất kỳ pixel nào ra khỏi layer Background.
Nếu bạn đang thực hiện công việc chỉnh sửa hình ảnh (điều chỉnh độ phơi sáng (exposure) và độ tương phản (contrast), hiệu chỉnh màu sắc, xóa các nhược điểm trên da…) thì sẽ không bị hạn chế bởi giới hạn của layer Background. Tuy nhiên nếu muốn tạo hiệu ứng ảnh, ghép nhiều ảnh với nhau hoặc làm bất cứ thao nào nào nhằm cần kiểm soát nhiều hơn đối với ảnh ban đầu thì đó lại là một vấn đề đối với layer Background.
Hãy cùng xem một ví dụ đơn giản nhé. Đây là hình ảnh mình tải từ Adobe Stock:
Mở ảnh bất kì.
Chỉ cần chúng ta mở ảnh, PTS sẽ ngay lập tức đặt nó làm layer Background:
Hình ảnh được đặt thành layer Background.
Giả sử bây giờ mình muốn hình ảnh này xuất hiện bên trên nền trắng mà trong đó nền trắng này đóng vai trò là đường viền xung quanh hình ảnh thì sao? Nghe thì có vẻ dễ nhưng vấn đề là nó đang làm nhiệm vụ của một lớp nền, vậy thì làm sao để đặt một layer khác xuống bên dưới nó? Câu trả lời tất nhiên là không thể. PTS sẽ không cho phép chúng ta đặt bất kì một layer nào bên dưới layer Background.
Vậy nếu như bây giờ mình muốn thêm chút đổ bóng cơ bản phía dưới hình ảnh thì sao? Vẫn là vấn đề giống phía trên. Chúng ta cần một cái gì đó nằm dưới nó để có thể thấy được bóng, nhưng tất nhiên là PTS không hề cho phép người dùng đặt bất cứ thứ gì bên dưới layer Baclground.
Trên thực tế, hãy nhìn vào biểu tượng “fx” (biểu tượng Layer Styles) ở cuối bảng điều khiển Layers. Đây là nơi chúng ta thường nhấp vào để thêm bóng đổ hay bất kì hiệu ứng nào khác, tuy nhiên hiện tại nó đang có màu xám (không khả dụng). PTS hoàn toàn không cho phép chúng ta thêm các hiệu ứng vào layer Background.
Biểu tượng Layer Styles không khả dụng.
Vậy giải pháp là gì? Đầu tiên chúng ta cần đổi layer Background thành một layer bình thường. Bằng cách này chúng ta hoàn toàn kiểm soát được hình ảnh và có thể làm bất cứ điều gì với nó. Và điều thứ hai đó là cần tạo một layer Background mới từ đầu và đặt nó xuống bên dưới hình ảnh.
Để thực hiện được hai điều này rất đơn giản tuy nhiên cũng vẫn hơi mất thời gian. Vì vậy việc chúng ta cần làm là lưu chúng dưới dạng action thay vì thực hiện các bước theo cách thủ công.
Vậy action là gì? Trong PTS, action là một chuỗi các bước được lưu lại. Người dùng chỉ cần tạo một action mới và lưu lại các bước của mình. Sau đó, bất cứ khi nào cần thực hiện lại các bước tương tự thì thay vì phải thực hiện thủ công từ đầu đến cuối chúng ta chỉ cần chọn action và thế là PTS sẽ thực hiện các công việc đó cho bạn. Trong trường hợp của mình, bởi vì mình gh lại các bước để tạo một layer Background mới, nên trong tương lai mình chỉ cần nhấn vào action là có thể nhanh chóng tạo một layer Background mới ngay lập tức.
Cách Tạo Action Tạo Layer Background
Bước 1: Kiểm Tra Màu Nền
Khi tạo một layer Background mới thì PTS sẽ lấp đầy layer này bằng màu Background hiện tại. Vì vậy trước khi tiếp tục, hãy kiểm tra và đảm bảo rằng màu nền hiện tịa đang là màu mà chúng ta cần để tránh kết quả không mong muốn.
Chúng ta hoàn toàn có thể thấy màu Foreground và Background ở trong mẫu màu cuối Toolbar. Theo mặc định, PTS đặt Foreground thành màu đen và Background là màu trắng. Vì màu trắng là màu phổ biển nhất nên những màu mặc định này hoạt động khá tốt.
Nếu hai màu Foreground và Background đang được đặt thành những màu khác, hãy nhấn vào phím D để đặt lại chúng về mặc định:
Màu Foreground và Background.
Nếu muốn tô lớp nền của mình thành màu đen thay vì trắng, trước tiên nhấn vào D để đặt lại Foreground và Background về mặc định. Sau đó nhấn X để hoán đổi, thao tác này sẽ đặt màu Baclground thành màu đen:
Nhấn X để hoán đổi giữa màu Foreground và Background.
Nhấn X lần nữa để chuyển chúng về cài đặt mặc định. Ở đây mình sẽ chuyển nó về màu trắng để đúng với mục đích sử dụng của mình. Hãy luôn nhé kiểm tra màu Background trước khi tạo layer Background nhé.
Bước 2: Mở Bảng Action
Để ghi lại hành động, chúng ta cần sử dụng bảng Actions của PTS. Khác với bảng điều khiển Layers, bảng Actions không phải là bảng điều khiển được mở theo mặc định vì thế người dùng cần phải tự mở nó.
Đi tới menu Window rồi chọn Actions. Dấu tích bên cạnh tên của bảng điều khiển cho biết bảng đó đang được mở trên màn hình, nếu không thấy dấu kiểm hãy nhấn vào tên của bảng để chọn nó:
Window > Actions.
Thao tác này mở ra bảng điều khiển Action. Trong đây bao gồm các action mặc định với những tên gọi được đặt một cách khéo léo. Chúng ta có thể vào Default Actions để xem bên trong nó có chứa những action nào bằng cách nhấn vào biểu tượng hình tam giác ở bên trái của biểu tượng thư mục nhỏ. Nhấp lại một lần nữa để thu gọn danh sách lại:
Xem các action mặc định của PTS.
Bước 3: Tạo Một Bộ Action Mới
Chúng ta sẽ tạo action của riêng mình và thêm nó vào cùng với các action mặc định của PTS. Một action giống như một thư mục mà bên trong nó có chứa các hành động. Việc tạo các nhóm action khác nhau cho phép người dùng gộp chung những action có liên quan đến nhau.
Để tạo một bộ action mới, nhấn vào biểu tượng New Set (biểu tượng hình thư mục) ở cuối bảng điều khiển Actions:
Nhấn vào biểu tượng New Set.
Thao tác này mở ra hộp thoại New Set nơi chúng ta sẽ đặt tên cho bộ action. Bạn có thể đặt tên tùy thích theo ý riêng của bạn, ở đây mình sẽ đặt là “My Actions”. Sau đó nhấn OK để đóng hộp thoại:
Đặt tên.
Bộ action mới này sẽ xuất hiện bên dưới Default Actions trong bảng Actions:
Bộ action mới.
Bước 4: Tạo Action Mới
Nhấp vào biểu tượng New Action ở ngay phía bên của của biểu tượng New Set để tạo action mới:
Nhấn vào biểu tượng New Action.
Thao tác này sẽ mở ra hộp thoại New Action. Mình sẽ đặt tên cho nó là “New Background Layer”. Sau đó hãy đảm bảo tùy chọn Set (viết tắt của Set Action) ngay bên dưới đang hiển thị bộ action mà bạn vừa tạo để đảm bảo rằng action sẽ được đặt vào đúng nơi:
Hộp thoại New Action.
Bước 5: Nhấn “Record”
Sau khi đã sẵn sàng, nhấn Record để đóng hộp thoại và bắt đầu lưu lại hành động:
Nhấn vào Record.
Nếu nhìn lại trong bảng điều khiển Actions, chúng ta sẽ thấy biểu tượng ghi (màu đỏ) đã được kích hoạt, báo cho chúng ta biết hiện tại nó đang trong chế độ Ghi:
PTS hiện đang trong chế độ ghi.
Từ bây giờ, PTS sẽ ghi lại tất cả các bước chúng ta thực hiện. Đừng lo lắng về việc mất bao lâu để hoàn thành các bước. Ghi lại một action trong PTS không giống như việc chúng ta đi quay phim, nó không tính theo thời gian thực mà chỉ ghi nhớ lại các bước bạn thực hiện, yếu tố thời gian không tác động đến nó. Vì thế cứ thoải mái nhé!
Bước 6: Chuyển Đổi Layer Background Thành Một Layer Bình Thường
Việc đầu tiên cần làm là chuyển đổi layer Background thành một layer bình thường. Hãy đi tới menu Layer rồi chọn New, sau đó chọn Layer from Background:
Layer > New > Layer from Background.
Thao tác này sẽ mở ra hộp thoại New Layer. Tên layer mới là “Layer 0”. Nhấn OK để đóng hộp thoại:
Hộp thoại New Layer.
Nhìn vào bảng điều khiển Layers, có thể thấy bây giờ không còn layer Background khi nãy nữa. Mà thay vào đó là “Layer 0”:
Layer Background đã được chuyển đổi thành một layer bình thường.
Bước 7: Thêm Một Layer Mới
Tiếp theo chúng ta sẽ thêm một layer mới để biến nó trở thành layer Background mới cho tài liệu. Nhấp vào biểu tượng New Layer ở cuối bảng điều khiển:
Nhấn vào biểu tượng New Layer.
PTS sẽ thêm một layer trống mới có tên là “Layer 1”:
Layer trống mới xuất hiện trong bảng điều khiển.
Bước 8: Chuyển Layer Mới Này Thành Layer Background
Hãy chuyển đổi layer mới này thành một layer nền. Quay lại menu Layer, chọn New rồi chọn Background from Layer:
Layer > New > Background from Layer.
Có một vài điều sẽ xảy ra. Ngay sau khi chuyển đổi layer mới này thành layer Background, PTS sẽ tự động di chuyển nó xuống phía dưới hình ảnh trong bảng điều khiển Layers. Đó chính là quy tắc về layer Background trong PTS. Không layer nào có thể nằm phía dưới layer Background.
Điều thứ hai, nếu nhìn vào hình thu nhỏ xem trước của layer Background, chúng ta sẽ thấy PTS đã to màu trắng cho layer Background này. Như mình đã nói trước đây, PTS sẽ tự động lấp đầy layer Background bằng màu Background hiện tại. Trong trường hợp này thì màu Background của mình là màu trắng:
Bàng điều khiển hiển thị layer Background.
Bước 9: Dừng Ghi
Đó là những gì chúng ta cần làm. Mình đã chuyển đổi layer Background thành một layer bình thường, tạo thêm một layer mới và biến nó thành layer Background. Vì những gì chúng ta cần chỉ tới đây nên mình sẽ dừng việc ghi lại hành động bằng cách nhấn vào biểu tượng Stop ở cuối bange điều khiển Actions:
Nhấn vào biểu tượng Stop.
Các bước để tạo một layer Background mới giờ đã được lưu lại thành một Action. Chúng ta có thể thấy các bước được liệt kê ngay dưới tên của action. Tuy nhiên cũng không cần phải nhìn tới nó làm gì đâu nên mình sẽ nhấp vào biểu tượng hình tam giác để thu gọn nó lại:
Thu gọn lại.
Bây giờ chỉ hiện thị mỗi tên của action “New Background Layer” được liệt kê trong “My Actions”:
Bảng action sau khi thu gọn.
Bước 10: Hoàn Nguyên Hình Ảnh (Revert)
Bây giờ hãy đưa hình ảnh về tình trạng ban đầu để kiểm tra thử xem action mới có hoạt động không nhé. Đi tới menu File chọn Revert:
File > Revert.
Lệnh Revert sẽ khôi phục hình ảnh về phiên bản đã lưu trước đó hoặc quay về đúng hiện trạng ban đầu khi mới mở. Nhìn vào bảng điều khiển Layer, có thể thấy rằng giờ đây hình ảnh lại trở thành layer Background của tài liệu:
Hoàn nguyên hình ảnh.
Bước 11: Khởi Chạy Action
Trước khi kiểm tra thử xem action hoạt động ổn không, mình sẽ hoán đổi màu Foreground và Background để khiến cho màu Background hiện tại thành màu đen:
Đổi màu Background thành màu đen.
Khởi chạy hành động để xem điều gì sẽ xảy ra nhé. Nhấn vào tên của action trong bảng Actions để chọn:
Nhấn vào tên action.
Sau đó nhấn nút Play:
Nhấn nút Play.
Dù cho chúng ta tốn bao nhiêu thời gian để ghi lại loạt hành động, thì PTS cũng sẽ áp dụng ngay lập tức. Hãy nhìn sang bảng điều khiển Layers thử xem, mọi thứ đã được thực hiện. Layer Background ban đầu đã được chuyển thành “Layer 0” và một layer mới đã được tạo nằm ngay bên dưới nó.
Lưu ý rằng hình thu nhỏ xem trước cho layer Background mới bây giờ là màu đen, không phải là màu trắng như trước nó. Đó là bởi vì mình đã đổi màu Background sang màu đen trước khi áp dụng action:
Sau khi áp dụng action.
Thay Đổi Màu Của Layer Background
Nếu lỡ quên mất việc kiểm tra màu Background trước khi chạy action và kết quả màu nền bị sai lệch so với mong muốn thì cũng đừng quá lo lắng. Chúng ta hoàn toàn có thể dễ dàng thay đổi màu sắc của nó. Đầu tiên hãy đảm bảo layer Background được chọn trong bảng điều khiển Layers. Sau đó chuyển tới menu Edit rồi chọn Fill:
Edit > Fill.
Vì mình cần màu Background là màu trắng cho nên ở tùy chọn Use mình sẽ chọn màu trắng (White):
Chọn màu mới cho layer Background.
Nhấn OK để đóng hộp thoại, giờ đây PTS sẽ lấp đầy layer Background bằng màu bạn đã chọn. Nhìn vào hình thu nhỏ xem trước có thể thấy hiện tại nó đã chuyển sang màu trắng:
Màu được đổi từ đen sang trắng.
Dĩ nhiên chúng ta chưa thực sự nhìn thấy sự thay đổi của nó trên tài liệu vì hiện tại nó đang bị hình ảnh chắn đi mất. Mình sẽ thay đổi cách thước của hình ảnh bằng để nhìn rõ hơn nhé. Nhấn vào Layer 0 trong bảng điều khiển Layers để chọn nó:
Nhấn vào Layer 0.
Sau đó đi tới menu Edit chọn Free Transform:
Edit > Free Transform.
Thao tác này sẽ đặt một khung Free Transform xung quanh hình ảnh. Nhấn giữ Shift+Alt (Windows) / Shift+Option (Macbook) khi nhấp vào tay ở gốc trên cùng bên trái của hình ảnh rồi kéo nó vào trong để khiến cho hình ảnh nhỏ hơn chút. Giữ phím Shift khi kéo sẽ khóa tỷ lệ khung hình khi thực hiện thay đổi kích thước hình ảnh. Phím Alt (Windows) / Option (Macbook) thì sẽ thay đổi kích thước hình ảnh từ trung tâm thay vì từ góc.
Sau khi hình ảnh trở nên nhỏ hơn trước thì giờ đã có thể thấy được nền màu trắng bao quanh nó:
Dùng Free Transform để thay đổi kích thước hình ảnh.
Nhấn Enter (Windows) / Return (Macbook) để xác nhận chuyển đổi và đóng lệnh Free Transform. Sau đó mình sẽ đổ bóng cho hình ảnh bằng cách nhấp vào biểu tượng Layer Style ở phía dưới bảng điều khiển Layers (chức năng bị vô hiệu hóa đối với layer Background):
Nhấn vào biểu tượng Layer Style.
Sau đó chọn Drop Shadow:
Chọn Drop Shadow.
Thao tác này sẽ mở ra hộp thoại Layer Style với tùy chọn Drop Shadow nằm ở cột giữa. Mình sẽ đặt Angle là 135° để nguồn sáng đến từ phía bên trái. Sau đó chỉnh Distance (khoảng cách của bóng) là 40 pixel vì hình ảnh khá lớn. Đặt Size thành 40 pixel và cuối cùng giảm Opacity xuống còn 50%:
Tùy chọn Layer Style.
Nhấn OK để xác nhận và đóng hộp thoại, và đây chính là kết quả cuối cùng:
Kết quả sau khi đổ bóng.
Phần cuối cùng này có hơi vượt quá phạm vi của bài hướng dẫn nhưng nó thể hiện rõ cho chúng ta thấy điều có thể làm với hình ảnh nhưng lại không hề khả dụng khi hình ảnh nằm ở layer Background. Việc chuyển đổi layer Background thành một layer bình thường sau đó thêm vào một layer Background khác để thay thế đã giúp người dùng thoát ra khỏi giới hạn của layer Background và khiến cho cho chúng ta dễ dàng đạt được mục tiêu của mình.
Và hãy nhớ rằng bởi vì đã lưu lại các bước này dưới dạng một action nên trong những lần tiếp theo, khi cần thay layer Background bằng một layer khác thì chỉ việc khởi chạy action là xong!