5 CÁCH ĐỂ DI CHUYỂN ẢNH HOẶC LAYER GIỮA CÁC DOCUMENT
Bài viết này sẽ hướng dẫn cho bạn biết cách di chuyển một ảnh hay layer từ tài liệu PTS này qua tài liệu PTS khác. Bạn sẽ học cách copy, paste hình ảnh giữa các document, cách sao chép layer và ba cách để kéo thả hình ảnh giữa các document.
PTS luôn là phần mềm đỉnh nhất trong việc pha trộn và kết hợp hình ảnh. Trên thực tế, PTS cung cấp cho chúng ta rất nhiều cách thú vị để sáng tạo và kết hợp các hình ảnh với nhau theo trí tưởng tượng một cách vô hạn. Đầu tiên chúng ta cần biết cách lấy nhiều hình ảnh vào cùng một document trước khi bắt đầu thực hiện việc kết hợp các hình ảnh. Nếu như bạn mới chỉ làm quen với PTS thì việc ghép hai bức ảnh lại với nhau nghe có vẻ khá khó khăn. Bởi PTS mở mỗi ảnh trong từng tab document riêng, trong khi để pha trộn và kết hợp các hình ảnh lại với nhau thì chúng cần phải nằm trong một document.
Chúng ta đã tìm hiểu về tab document và cửa sổ nổi trong bài viết trước. Cũng như học cách xem và sắp xếp nhiều hình ảnh hiện được mở trên PTS bằng bố cục multi-document. Trong bài hướng dẫn này, chúng ta sẽ dùng kiến thức có được từ bài viết trước và cùng khám phá 5 cách khác nhau để di chuyển hình ảnh giữa các tài liệu một cách dễ dàng.
Bài Viết Này Gồm Những Gì?
Chúng ta sẽ bắt đầu với cách copy paste cơ bản. Sau đó sẽ tìm hiểu cách sao chép một layer từ document này sang document khác. Cuối cùng sẽ xem xét ba cách để kéo thả hình ảnh giữa các document. Ngoài ra còn học về cách kéo thả hình ảnh giữa các tab document và giữa hai cửa sổ nổi. Sau khi tìm hiểu cách làm việc của những phương pháp này, bạn sẽ chọn được cho mình một cách thích hợp nhất. Bài viết này hoàn toàn thích hợp với Photoshop CC và cả Photoshop CS6, và mình vẫn sử dụng Photoshop CC như những bài viết trước.
Mở Ảnh
Trước tiên hãy mở hai hình ảnh. Mình sẽ sử dụng Adobe Bridge để điều hướng đến thư mục có chứa ảnh cần dùng. Đơn giản chỉ cần nhấp vào hình ảnh đầu tiên để chọn, sau đó nhấn giữ phím Shift và nhấp vào ảnh thứ hai. Cuối cùng nhấp đúp vào một trong hai ảnh để mở cả hai trong PTS:
Chọn và mở hai ảnh từ Adobe Bridge.
Theo mặc định, PTS sẽ mở ảnh dưới dạng tab document. Và đây là những gì hiển thị trên màn hình:
Một trong hai bức ảnh được mở trong PTS. (Nguồn: Adobe Stock)
Để chuyển đổi hiển thị giữa hai ảnh đang mở, người dùng nhấp vào các tab dọc theo trên đầu cửa sổ document. Mình sẽ chuyển sang ảnh thứ hai bằng cách nhấp vào tab của nó:
Nhấp vào tab document để đổi sang hiển thị ảnh thứ hai.
Giờ đây ảnh hiển thị trên màn hình là ảnh thứ hai. Mình sẽ sử dụng ảnh này làm kết cấu để kết hợp cùng ảnh gốc. Chúng ta sẽ học cách kết hợp các hình ảnh với nhau một cách nhanh chóng ở cuối bài hướng dẫn này:
Ảnh thứ hai hiện đang hiển thị trên màn hình. (Nguồn: Adobe Stock)
Di Chuyển Ảnh Giữa Các Document
Cách 1: Copy và Paste
Phương pháp đầu tiên để di chuyển hình ảnh chính là sao chép và dán (copy, paste). Để thực hiện việc này, trước tiên cần chọn document có chứa hình ảnh mà bạn muốn di chuyển. Với document đang hoạt động, chọn hình ảnh bên trong nó bằng cách đi tới menu Select rồi chọn All. Để copy hình ảnh, đi tới menu Edit rồi chọn Copy. Bây giờ quay lại với document mà bạn muốn dán hình ảnh. Chuyển tới menu Edit rồi chọn Paste. Hình ảnh được dán vào sẽ xuất hiện trên một layer riêng biệt, nằm trên hình ảnh gốc trong bảng Layer.
Bước 1: Chọn document đầu tiên
Hãy nhìn vào hình ảnh dưới đây để tìm hiểu các bước copy và paste hình ảnh giữa các document. Ví dụ mình muốn chuyển ảnh “texture.jpg” vào cùng một document với ảnh “portrait.jpg”. Việc đầu tiên cần làm chính là nhấn vào tab của “texture.jpg”:
Chọn tài liệu chứa hình ảnh sẽ copy.
Bước 2: Chọn hình ảnh
Để chọn hình ảnh, đi tới menu Select. Sau đó chọn All. Thao tác này sẽ đặt đường viền xung quanh hình ảnh, cho biết hiện hình ảnh đã được chọn:
Select > All.
Bước 3: Copy hình ảnh
Hãy copy hình ảnh được chọn vào clipboard bằng cách đi tới menu Edit rồi chọn Copy:
Edit > Copy.
Bước 4: Chuyển sang document khác
Tiếp theo mình sẽ chuyển qua ảnh “portrait.jpg” bằng cách nhấn vào tab của nó:
Chọn document muốn dán hình ảnh.
Trước khi thực hiện việc dán hình ảnh vào document hãy nhìn vào bảng điều khiển Layers. Đây là nơi chúng ta có thể xem tất cả các lớp trong document (sẽ tìm hiểu kĩ hơn trong một bài viết khác). Tại bảng điều khiển này bây giờ hình ảnh đang nằm ở layer background và nó đang là layer duy nhất trong document:
Bảng điều khiển Layers hiển thị hình ảnh gốc.
Bước 5: Dán ảnh
Để dán ảnh vào đây, hãy đi tới menu Edit rồi chọn Paste:
Edit > Paste
PTS sẽ thực hiện việc dán ảnh texture. Nhìn có vẻ như giờ đây nó trở thành hình ảnh duy nhất trong document. Tuy nhiên không phải vậy, đó là do hiện tại ảnh texture đang nằm đè lên ảnh portrait, hai ảnh có cùng kích thước nên hiển nhiên ảnh texture đã che khuất ảnh portrait:
Ảnh “texture.jpg” được dán vào cùng document với ảnh “portrait.jpg”.
Để xác nhận document này chắc chắn chứa cả hai hình ảnh, hãy nhìn vào bảng điều khiển Layers. Lần này chúng ta có thể thấy rằng đã xuất hiện thêm một layer nữa. Hình ảnh chân dung ban đầu vẫn nằm ở layer background, hình ảnh mới thêm vào giờ đang nằm ở một lớp mới hoàn toàn (bên trên layer background) với lên gọi “Layer 1”. Như vậy có thể chắc chắn rằng cả hai ảnh hiện đang cùng nằm trong một document:
Bảng điều khiển Layers hiển thị cả hai hình ảnh cùng nằm trong một document.
Reset Lại Document
Đó là cách đầu tiên để di chuyển hình ảnh giữa các document. Bây giờ chúng ta sẽ đặt lại hai document về trạng thái ban đầu trước khi tiếp tục chuyển đến cách thứ hai. Trước tiên ta sẽ reset lại document mà vừa rồi đã dán hình ảnh vào. Hãy đảm bảo nó vẫn đang trong trạng thái đang hoạt động. Đi tới menu Edit rồi chọn Undo Paste. Thao tác này sẽ xóa hình ảnh đã dán khỏi tài liệu, chỉ giữ nguyên hình ảnh gốc lúc ban đầu:
Edit > Undo Paste.
Sau đó chuyển sang tài liệu chứa hình ảnh mà chúng ta đã copy. Để xóa đường viền lựa chọn xung quanh hình ảnh, hãy đi tới menu Select rồi chọn Deselect. Vậy là xong, giờ đây mọi thứ đã trở về ban đầu và ta có thể chuyển sang tìm hiểu cách thứ hai:
Select > Deselect.
Cách 2: Sao Chép Layer
Tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu cách di chuyển một hình ảnh từ document này sang document khác bằng cách sao chép layer. Đầu tiên hãy chắc chắn rằng document chứ hình ảnh mà bạn muốn di chuyển đang được chọn. Hãy đi tới menu Layer rồi chọn Duplicate Layer. Trong hộp thoại Duplicate Layer, hãy đặt tên cho layer. Trong phần tùy chọn Destination của hộp thoại, chọn document khác làm đích. Sau đó, nhấp vào OK. Hình ảnh sẽ xuất hiện như một layer mới trong document khác.
Bước 1: Chọn document lưu giữ hình ảnh để di chuyển
Trước tiên, mình muốn di chuyển hình ảnh texture vào tài liệu có chứa ảnh portrait, vì thế mình sẽ nhấp vào tab “texture.jpg”:
Chọn document có chứa hình ảnh cần di chuyển.
Nếu nhìn vào bảng điều khiển Layers, có thể thấy ảnh texture đang là layer Background. Đây chính là lớp mình chúng ta sẽ sao chép:
Hiển thị trên bảng điều khiển Layers.
Bước 2: Chọn Duplicate Layer từ menu Layer
Để sao chép layer, hãy đi tới menu Layer rồi chọn Duplicate Layer:
Layer > Duplicate Layer.
Bước 3: Đặt Document khác làm đích
Thao tác này sẽ mở ra hộp thoại Duplicate Layer. Ở đầu hộp thoại nó sẽ hiển thị tên của layer bạn đã sao chép (như ảnh minh họa bên dưới thì tên của nó là Background). Theo mặc định, PTS chỉ cần thêm từ “copy” vào cuối tên gốc của layer. Vì vậy khi bạn chuyển ảnh sang một document khác thì tên của nó sẽ là “Background copy”. Nhưng bạn hoàn toàn có thể đặt lại tên khác cho layer. Trong trường hợp này mình sẽ đổi tên nó thành “Texture”.
Trong phần Destination, chọn đích document bạn muốn chuyển hình ảnh tới. Mình sẽ chọn document chứa ảnh “portrait.jpg”. Nhấn OK để hoàn thành. PTS sẽ sao chép và gửi nó sang document đích:
Đặt document khác làm đích cho layer.
Bước 4: Chuyển sang document khác
Giờ hãy chuyển sang document “portrait.jpg” bằng cách nhấp vào tab của nó:
Nhấn vào tab để chuyển đổi document.
Nhìn vào bảng điều khiển Layer lúc này, ta sẽ thấy layer “Texture”, layer này chứa hình ảnh kết cấu mình vừa thực hiện sao chép qua đây, hiện nó đang nằm ngay trên layer Background. Cả hai hình ảnh này đang cùng nằm trong một document:
Layer Texture đã được thêm vào document chứa ảnh.
Reset Lại Document
Một lần nữa bạn cần reset lại document của mình trước khi tiếp tục phương pháp tiếp này. Tuy nhiên lần này document mà chúng ta chọn làm đích đến để chuyển ảnh vào là document duy nhất chúng ta cần reset (trong trường hợp này là “portrait.jpg”). Để xóa lớp nhân bản ra khỏi document, hãy đi tới menu Edit rồi chọn Undo Duplicate Layer:
Edit > Undo Duplicate Layer.
Cách 3: Kéo Thả Giữa Các Tab Document
Một cách nữa để di chuyển hình ảnh giữa các tab document chính là dùng phương pháp kéo thả. Trước tiên hãy chọn hình ảnh bạn muốn di chuyển sau đó chọn Move Tool trên thanh Toolbar. Nhấp vào hình ảnh, kéo nó lên rồi kéo vào tab của document khác. Chờ PTS chuyển đổi document đang làm việc. Sau đó kéo hình ảnh từ tab xuống cửa sổ document. Nhấn giữ phím Shift và thả chuột để thả và căn giữa hình ảnh trong document.
Bước 1: Chọn document có hình ảnh muốn di chuyển
Một lần nữa chúng ta cần chọn document có chứa hình ảnh texture, tất nhiên sẽ lại nhấn vào tab của nó để chọn:
Chọn document “texture.jpg”.
Bước 2: Chọn Move Tool
Để kéo thả hình ảnh, chúng ta sẽ sử dụng công cụ Move Tool, công cụ này nằm ở Toolbar dọc bên trái màn hình:
Chọn Move Tool.
Bước 3: Kéo hình ảnh vào tab của document khác
Sau khi chọn Move Tool, mình sẽ nhấp vào ảnh Texture, sau đó kéo nó lên phía tab “portrait.jpg”:
Nhấp và kéo ảnh Texture vào tab document portrait.jpg.
Bước 4: Kéo từ tab vào document
Lưu ý vẫn nhấn giữ chuột tại khu vực tab cho đến khi bạn thấy PTS thực hiện việc chuyển đổi document. Trong ví dụ minh họa của mình, mình sẽ đợi nó chuyển từ hình ảnh Texture sang ảnh Portrait, sau đó kéo ảnh Texture từ tab xuống cửa sổ document:
Sau khi PTS chuyển đổi document, hãy kéo ảnh vào document.
Bước 5: Bỏ giữ chuột
Để thả hình ảnh vào document, hãy nhấn phím Shift sau đó bỏ giữ chuột. Phím Shift có tác dụng yêu cầu PTS căn giữa hình ảnh trong document. Nếu như không cần phải căn giữa, hãy bỏ qua phím Shift và thả chuột như bình thường. Bây giờ nhìn sang bảng điều khiển Layers, bạn sẽ thấy cả hai hình ảnh cùng nằm trong một document:
Nhấn giữ phím Shift và thả chuột có thả dụng thả và căn chính giữa hình ảnh.
Reset Lại Document
Lại một lần nữa chúng ta reset lại document để bước sang phương pháp thứ tư. Để xóa hình ảnh vừa kéo vào document, đi tới menu Edit rồi chọn Undo Drag Layer:
Edit > Undo Drag Layer.
Cách 4: Kéo Và Thả Sử Dụng Bố Cục Multi-Document
Vừa rồi chúng ta đã tìm hiểu cách kéo thả giữa hai document. Giờ thì hãy xem cách kéo và thả hình ảnh giữa các document bằng cách sử dụng một trong các bố cục multi-document của PTS nhé.
Đi tới menu Window, chọn Arrange, sau đó chọn tiếp bố cục 2-up Vertical. Thao tác này sẽ sắp xếp hai document của bạn cạnh nhau trên màn hình. Chọn công cụ Move Tool trên Toolbar. Nhấp vào hình ảnh muốn di chuyển và kéo nó vào cửa ổ document bạn muốn chuyển đến. Nhấn giữ phím Shift rồi thả chuột để thả và căn ảnh vào chính giữa. Đi tới menu Window, chọn Arrange, sau đó chọn Consolidate All to Tabs để chuyển về chế độ xem ảnh bằng dưới dạng tab document theo mặc định.
Bước 1: Chọn bố cục “2-up Vertical”
Mình sẽ bắt đầu bằng cách đi tới menu Window và chọn Arrange. Sau đó chọn bố cục 2-up Vertical:
Window > Arrange > 2-up Vertical.
Thao tác này sẽ đặt hai document cạnh nhau, cho phép người dùng xem cả hai hình ảnh cùng lúc:
Cả hai ảnh cùng hiện trên màn hình.
Bước 2: Chọn Move Tool
Tiếp đến hãy chọn Move Tool trên Toolbar bên tay trái:
Chọn Move Tool.
Bước 3: Nhấp và kéo hình ảnh vào document khác
Sau khi chọn Move Tool, mình sẽ nhấp vào hình ảnh Texture và giữ chuột, kéo nó qua cửa sổ document của ảnh Portrait:
Kéo ảnh Texture vào document bên cạnh.
Bước 4: Thả Chuột
Để thả và căn giữa ảnh, mình sẽ nhấn giữ nút Shift khi thả chuột. PTS lúc này sẽ sao chép hình ảnh Texture từ document gốc vào document chứa ảnh Portrait:
Thả ảnh Texture vào document bên cạnh.
Bước 5: Chọn Consolidate All to Tabs
Để chuyển chế độ hiển thị từ bố cục “2-up Vertical” về lại mặc định, chỉ cần đi tới menu Window, chọn Arrange, sau đó chọn Consolidate All to Tabs:
Window > Arrange > Consolidate All to Tabs.
Bây giờ chúng ta đã quay lại chế độ mặc định ban đầu, với hai ảnh cùng nằm trong một document:
Quay lại kiểu hiển thị dưới dạng tab document theo mặc định.
Reset Lại Document
Nhanh chóng reset document về lại trạng thái ban đầu để có thể bước qua cách thứ 5 trong việc di chuyển hình ảnh giữa các document, hãy đi tới menu Edit rồi chọn Undo Drag Layer:
Edit > Undo Drag Layer.
Cách 5: Kéo thả giữa cửa sổ nổi
Cách cuối cùng để di chuyển hình ảnh từ document này sang document khác chính là kéo nó giữa hai cửa sổ nổi. Đi tới menu Window, chọn Arrange, sau đó chọn Float All in Windows. Cả hai document sẽ hiển thị dưới sạng cửa sổ nổi của riêng chúng. Chọn Move Tool trên Toolbar. Nhấp vào bên trong cửa sổ của hình ảnh bạn muốn di chuyển. Nhấn giữ Shift rồi thả chuột để thả và căn giữa hình ảnh bên trong document. Để trở lại chế độ xem ảnh theo tab document hãy đi tới menu Window, chọn Arrange rồi chọn Consolidate All to Tabs.
Bước 1: Float All in Windows
Để chuyển chế độ hiển thị hình ảnh từ dạng tab document sang cửa sổ nổi, hãy đi tới Window rồi chọn Arrange. Sau đó chọn Float All in Windows:
Window > Arrange > Float All in Windows.
Thao tác này sẽ đặt mỗi hình ảnh bên trong một cửa sổ document nổi. Nhấp vào tab màu xám dọc theo đầu cửa sổ để kéo và định vị lại chúng trên màn hình để dễ dàng kéo từ cửa sổ này sang cửa sổ khác:
Mỗi ảnh sẽ xuất hiện trong cửa sổ nổi của chính nó.
Bước 2: Chọn Move Tool
Tiếp theo mình sẽ chọn Move Tool trên Toolbar:
Chọn Move Tool.
Bước 3: Kéo hình ảnh vào cửa sổ nổi khác
Sau khi chọn Move Tool, mình sẽ nhấp vào hình ảnh Texture rồi kéo nó vào cửa sổ chứa ảnh Portrait:
Kéo hình ảnh từ cửa sổ này sang cửa sổ khác.
Bước 4: Thả chuột
Nhấn giữ phím Shift rồi thả chuột để thả và căn giữa hình ảnh:
Ảnh Texture giờ đã xuất hiện ở cả hai cửa sổ.
Bước 5: Quay lại chế độ tab document
Hiện tại cả hai hình ảnh đã cùng ở trong một document, mình sẽ chuyển từ cửa sổ nổi trở lại dạng tab document bằng cách đi tới menu Window, chọn Arrange rồi chọn Consolidate All to Tabs:
Window > Arrange > Consolidate All to Tabs.
Cả hai hình ảnh hiện nằm trong cùng một tab document:
Quay lại chế độ tab document một lần nữa.
Hòa Trộn Các Hình Ảnh Lại Với Nhau
Chúng ta đã tìm hiểu qua 5 cách để di chuyển hình ảnh vào cùng một tài liệu, vậy làm cách nào để kết hợp chúng với nhau? Như hiện tại ảnh Texture đang chắn toàn bộ ảnh Portrait, để hòa trộn hai ảnh lại với nhau ta sẽ sử dụng chế độ blend layer của PTS. Mình sẽ chỉ nói sơ qua vấn đề này tại đây, để hiểu rõ hơn bạn có thể tìm hiểu trong bài viết Hướng Dẫn Cách Kết Hợp Các Họa Tiết Với Hình Ảnh.
Nhìn vào bảng điều khiển Layers, ta sẽ thấy ảnh Texture (Layer 1) nằm ngay bên trên ảnh Portrait (Background layer). Lý do mà ảnh Texture đã che toàn bộ ảnh Portrait là bởi chế độ blend (hòa trộn/kết hợp) của layer Texture đang là Normal (bình thường). Tùy chọn Blend Mode nằm ngay phía trên bên trái của bảng điều khiển Layers:
Blend Mode hiện đang để là Normal.
Chế độ Normal là chế độ mặc định của PTS, nó có nghĩa là layer này ko hòa trộn hay kết hợp gì với layer bên dưới nó. Để có thể hòa trộn layer Texture và layer Portrait với nhau, ta cần thay đổi Blend Mode. Hãy nhất vào từ Normal để mở danh sách các chế độ. Hãy thử chọn các chế độ khác nhau để thử xem đâu là cái phù hợp nhất. Ví dụ mình sẽ chọn Soft Light:
Thay đổi Blend Mode từ Normal thành Soft Light.
Có thể thấy rằng chỉ bằng cách thay đổi Blend Mode từ Normal sang Soft Light, hai ảnh hiện giờ đã có sợ kết hợp độc đáo với nhau. Các bạn có thể tìm hiểu thêm về Blend Mode cũng như các mẹo để dễ dàng chuyển đổi trong Hướng dẫn Lật, Phản Chiếu, Xoay Các Hình Ảnh Thiết Kế Và Hình Mẫu Trong PTS:
Kết quả sau khi đổi Blend Mode thành Soft Light.