CÁCH MỞ NHIỀU ẢNH DƯỚI DẠNG LAYER TRONG PHOTOSHOP

0
4779

MỞ NHIỀU ẢNH DƯỚI DẠNG LAYER TRONG PHOTOSHOP

Tìm hiểu cách mở nhiều hình ảnh cùng lúc vào tài liệu trong PTS, với mỗi ảnh là một layer riêng. Cách thêm nhiều hình ảnh vào tài liệu khi cần.

Cho dù ghép ảnh, tạo ảnh ghép hay thiết kế bố cục thì chúng ta thường cần mở nhiều ảnh vào cùng một tài liệu trong PTS. Mỗi ảnh cần phải nằm ở một layer riêng của chính nó. Nhưng trong PTS khi mở nhiều ảnh thì mỗi ảnh sẽ nằm ở một tài liệu của riêng nó và người dùng cần phải di chuyển hình ảnh từ tài liệu này sang tài liệu khác.

Tuy nhiên có thể dùng lệnh Load Layers into Stack để mở nhiều ảnh vào một tài liệu cùng lúc. Người dùng có thể thêm nhiều tệp vào tài liệu hơn khi cần bằng lệnh Place Embedded. Trong bài hướng dẫn này mình sẽ hướng dẫn cho các bạn cách hoạt động cả hai tính năng này. Chúng ta sẽ cùng xem xét một số tùy chọn trong Preferences giúp cho việc đưa hình ảnh vào tài liệu nhanh hơn. Và cuối cùng mình sẽ trộn các hình ảnh lại thành một hiệu ứng phơi sáng kép đơn giản.

Mặc dù trong bài viết này mình sử dụng Photoshop 2020 nhưng nó phù hợp với tất cả các bản Photoshop còn lại.

Cách Mở Nhiều Ảnh Dưới Dạng Layer Trong PTS

Hãy cùng bắt đầu bài hướng dẫn này với việc tìm hiểu cách mở nhiều hình ảnh dưới dạng layer vào cùng một tài liệu trong PTS nhé. Chúng ta sẽ sử dụng lệnh Load Files into Stack. Lệnh này không chỉ tải hình ảnh mà còn tạo tài liệu PTS cho bạn luôn.

Bước 1: Chọn “Load Files into Stack”

Đi tới menu File, chọn Scripts sau đó chọn Load Files into Stack:

File > Scripts > Load Files into Stack.

Bước 2: Chọn Ảnh

Trong hộp thoại Load Layers, ở phần Use chúng ta sẽ chọn Files hoặc Folder. Tùy chọn Files sẽ cho phép người dùng chọn các hình ảnh riêng lẻ trong một thư mục, còn Folder sẽ tải những hình ảnh trong thư mục mà bạn chọn. Ở đây mình sẽ chọn Files.

Sau đó nhấn vào Browse:

Tại mục Use chọn Files hoặc Folder rồi nhấn Browse.

Tài Liệu Đám Mây Hoặc Tệp

Nếu đang sử dụng Photoshop CC 2020 hoặc những phiên bản gần đây, PTS sẽ hỏi bạn muốn tải tài liệu trên lưu trữ đám mây hay là các tệp được lưu trữ trên máy tính của bạn. Ở đây mình sẽ chọn On your computer:

Chọn tải ảnh trong máy tính.

Chọn Ảnh

Sau đó điều hướng đến thư mục có chứ hình ảnh và chọn file bạn cần mở. Mình sẽ chọn cả ba hình ảnh trong thư mục.

Chú ý ba hình ảnh của mình hiện có tên là “texture.jpg”, “portrait.jpg” và “sunset.jpg”. PTS sẽ sử dụng tên này làm tên layer vì thế đổi tên cho các ảnh tại đây là một lựa chọn khá hoàn hảo.

Khi đã chọn hình ảnh, nhấp vào Open:

Chọn ảnh để mở trong PTS.

Trở lại với hộp thoại Load Layers, tên của mỗi tệp sẽ xuất hiện trong danh sách:

Tên của các hình ảnh sẽ được tải lên.

Xóa Ảnh

Nếu lỡ chọn nhầm ảnh và muốn xóa nó đi, chỉ cần nhấp vào tên của nó trong danh sách sau đó nhấn Remove:

Xóa ảnh không muốn dùng đến.

Bước 3: Nhấn OK

Không tích vào hai tùy chọn ở cuối hộp thoại là “Attempt to Automatically Align Source Images” và “Create Smart Object after Loading Layers”.

Sau đó nhấn OK để tải hình ảnh vào PTS:

Nhấn OK.

PTS sẽ tạo tài liệu mới và nhanh chóng đặt các hình ảnh bạn đã chọn vào đó:

Tài liệu mới đã được tạo.

Trong bảng điều khiển Layer lúc này mỗi hình ảnh đã chọn sẽ xuất hiện trên một layer riêng và tên layer được đặt theo tên của chính hình ảnh đó:

Mỗi ảnh nằm ở một layer riêng biệt.

Người dùng có thể bật hoặc tắt từng layer bằng cách nhấp vào biểu tượng hiển thị (hình con mắt) của nó:

Nhấn vào biểu tượng hình con mắt để hiển thị/ẩn layer.

Cách Đặt Hình Ảnh Vào Tài Liệu PTS

Bây giờ hãy cùng tìm hiểu cách thêm nhiều hình ảnh vào tài liệu bằng lệnh Place Embedded.

Trong bảng điều khiển Layer, mình sẽ xóa layer “portrait” bằng cách kéo nó vào thùng rác:

Xóa layer.

Bước 1: Chọn “Place Embedded”

Để thêm hình ảnh mới vào tài liệu, hãy đi tới menu File chọn Place Embedded.

Ngoài ra còn có một lệnh tương tự là lệnh Place Linked (lệnh này sẽ chỉ liên kết đến các tệp lưu trên máy tính). Nhưng để tải hình ảnh trực tiếp vào tài liệu thì hãy chọn Place Embedded:

File > Place Embedded.

Bước 2: Chọn Ảnh

Chọn hình ảnh muốn thêm vào tài liệu rồi nhấn Place. Mình sẽ chọn ảnh portrait:

Chọn ảnh để mở trong tài liệu.

Bước 3: Xác Nhận Và Đóng Free Transform

Trước khi đặt hình ảnh vào tài liệu, PTS sẽ mở lệnh Free Transform để người dùng có thể thay đổi kích thước hình ảnh nếu cần thiết:

PTS mở lệnh Free Transform trước khi đặt ảnh vào tài liệu.

Trong hầu hết các trường hợp, bạn chỉ cần nhấp vào dấu tích trên thanh tùy chon để xác nhận kích thước hiện tại và đóng Free Transform. Hoặc nhấn phím Enter (Windows) / Return (Macbook):

Nhấn dấu tích.

Hình Ảnh Được Đặt Như Một Đối Tượng Thông Minh

Hình ảnh được PTS đặt vào tài liệu giờ đây xuất hiện trong bảng điều khiển Layer không phải như một layer thông thường mà nó được coi là một đối tượng thông minh (được bieeurt hị bằng biểu tượng ở phía dưới bên phải của hình thu nhỏ):

PTS đặt hình ảnh vào tài liệu và coi nó như một đối tượng thông minh.

Được coi là đối tượng thông minh thì nghe có vẻ cũng khá là quyền lực đấy nhưng nó lại có những hạn chế và hạn chế lớn nhất chính là không thể chỉnh sửa trực tiếp.

Ví dụ, hãy thử nhấn chọn Rectangular Marquee Tool:

Chọn Rectangular Marquee Tool.

Sau đó kéo để chọn một vùng xung quanh đôi mắt của người phụ nữ:

Chọn một vùng trên ảnh được đặt là đối tượng thông mình.

Mình sẽ thử đảo ngược khu vực đã chọn này bằng cách đi tới menu Choose rồi chọn Inverse:

Select > Inverse.

Sau đó xóa mọi thứ xung quanh lựa chọn ban đầu bằng cách nhấn phím Backspace (Windows) / Delete (Macbook).

Thay vì xóa một phần của hình ảnh, PTS sẽ hiển thị cảnh báo rằng nó không thể thực hiện yêu cầu bởi không thể chỉnh sửa trực tiếp đối tượng thông mình. Nhấn OK để xác nhận:

PTS không thể chỉnh sửa đối tượng thông minh.

Cách Chuyển Đổi Từ Đối Tượng Thông Minh Về Layer Thường

Đôi khi việc hình ảnh được mở trong tài liệu như một đối tượng thông minh lại là điều mà bạn không hề mong muốn. Trong trường hợp đó chỉ cần thực hiện việc chuyển đổi để nó từ đối tượng thông minh thành một layer bình thường.

Nhấn chuột phải (Windows) / Control nhấp chuột (Macbook) vào vị trí bất kì trong vùng màu xám trống bên cạnh tên của đối tượng thông minh:

Nhấn chuột phải (Windows) / Control nhấp chuột (Macbook).

Sao đó chọn Rasterize Layer trong menu:

Chọn Rasterize Layer.

Biểu tượng đối tượng thông minh sẽ biến mất và giờ đây chúng ta đã có một layer hoàn toàn bình thường:

Biểu tượng thông minh đã biến mất.

Nhấn Backspace (Windows) / Delete (Macbook) và PTS sẽ xóa vùng được chọn ngay lập tức:

Vùng được chọn đã bị xóa sau khi chuyển đổi từ đối tượng thông minh thành layer thường.

Cách Đặt Hình Ảnh Vào PTS Nhanh Hơn

Sau khi đã nắm được cách đặt hình ảnh vào tài liệu thì bây giờ chúng ta sẽ xem xét một số tùy chọn trong Preferences để giúp cho việc đặt hình ảnh trở nên nhanh hơn.

Đi tới menu Edit (Windows) / Photoshop (Macbook). Sau đó chọn Preferences rồi chọn General:

Edit (Windows) / Photoshop (Macbook) > Preferences > General.

Chọn Skip Transform when Placing

Để ngăn PTS mở Free Transform mỗi khi đặt ảnh, hãy chọn Skip Transform when Placing:

Chọn Skip Transform when Placing.

Tắt Always Create Smart Objects when Placing

Tắt tùy chọn Always Create Smart Objects when Placing để ngăn không cho PTS tự động chuyển đổi hình ảnh thành đối tượng thông minh. Bạn hoàn toàn có thể tự chuyển đổi một layer thường thành đối tượng thông mình bằng các h thủ công khi cần thiết:

Bỏ chọn Always Create Smart Objects when Placing.

Tắt Resize Image During Place

Một tùy chọn nữa cần lưu ý đó là khi bạn đặt một hình ảnh vào tài liệu vào hình ảnh đó lớn hơn kích thước khung thì PTS sẽ tự động thay đổi kích thước của hình ảnh sao cho phù hợp với khung. Nói đơn giản là hình ảnh của bạn sẽ bị thu nhỏ lại.

Nếu như không muốn điều này xảy ra và muốn tự chủ động thay đổi kích thước bằng cách sử dụng Free Transfrom thì hãy bỏ chọn Resize Image During Place. Sau khi hoàn tất hãy nhấn OK để đóng hộp thoại Preferences:

Tùy chọn Resize Image During Place.

Trộn Các Layer Để Tạo Độ Phơi Sáng Kép

Chúng ta vừa học cách dùng lệnh Load Files into Stack để tải nhiều hình ảnh vào tài liệu PTS cùng lúc và cách dùng lệnh Place Embedded để thêm nhiều ảnh hơn. Bây giờ mình sẽ hướng dẫn thêm cho các bạn cách để nhanh chóng kết hợp ba hình ảnh với nhau để tạo hiệu ứng phơi sáng kép đơn giản.

Mình đang bắt đầu với ảnh chân dung của cô gái (layer poirtrait ngay đầu tiên trong bảng điều khiển Layer):

Ảnh poitrait.

Di Chuyển Layer Sunset Lên Trên Layer Poitrait

Trong bảng điều khiển Layer, hãy nhấn vào layer sunset và kéo nó lên trên layer poitrait:

Kéo layer sunset lên trên.

Và bây giờ ta có kết quả như sau:

Ảnh sunset. (Nguồn: Adobe Stock)

Đổi Blend Mode

Để hòa quyện hai ảnh poitrait và sunset mình sẽ thay đổi Blend Mode của layer sunset từ Normal thành Screen:

Đổi Blend Mode.

Chế độ Screen sẽ giữ cho vùng trắng của bức ảnh chân dung được giữ nguyên và hiển thị khung cảnh hoàng hôn ở các vùng tối hơn:

Kết quả sau khi áp dụng Screen.

Di Chuyển Layer Texture Lên Trên Layer Sunset

Bây giờ mình sẽ di chuyển layer Texture lên trên layer Sunset:

Kéo layer Texture lên trên layer Sunset.

Dưới đây là kết quả:

Ảnh Texture. (Nguồn: Adobe Stock)

Thay Đổi Blend Mode và Giảm Opacity

Để ẩn các cùng tối của layer Texture và chỉ giữ lại vùng sáng ta lại thay đổi Blend Mode của nó thành Screen, giảm Opacity xuống còn 70%:

Thay đổi Blend Mode và Giảm Opacity.

Kết quả cuối cùng sau khi thực hiện các thay đổi:

Kết quả sau khi thay đổi Blend Mode và giảm Opacity.

Hợp Nhất Các Layer Vào Thành Một Layer Mới

Cuối cùng để tạo thêm một chút độ tương phản cho hiệu ứng, mình sẽ hợp nhất cả ba layer vào thành một layer mới bằng cách nhấn Shift+Ctrl+Alt+E (Windows) / Shift+Command+Option+E (Macbook):

Kết hợp ba layer vào làm một.

Tăng Độ Tương Phản

Đi tới menu Image rồi chọn Auto Contrast để chỉnh tăng tương phản:

Image > Auto Contrast.

Và đây là kết quả cuối cùng:

Kết quả cuối cùng.

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây