Hướng Dẫn Tạo Hiệu Ứng Ảnh Lồng Ảnh Trong Photoshop

0
224

CÁCH TẠO HIỆU ỨNG ẢNH LỒNG ẢNH TRONG PHOTOSHOP

Học cách tạo hiệu ứng ảnh lồng ảnh (lồng ảnh trong ảnh) trong PTS từ một ảnh duy nhất bằng cách thêm một phiên bản nhỏ hơn và đã cắt của nó vào bên trong ảnh gốc.

Ở bài viết này, mình sẽ hướng dẫn mọi người cách tạo hiệu ứng ảnh lồng ảnh hết sức thú vị bằng cách dùng một bức ảnh duy nhất rồi tạo ảo giác có một bức ảnh nhỏ hơn đã cắt xén được lồng bên trong nó. Thực hiện cắt và xoay hình ảnh nhỏ hơn xung quanh đối tượng chính, thêm đường viền và đổ bóng để làm cho nó trở nên nổi bật hơn. Đồng thời chuyển bức ảnh gốc phía sau sang màu đen trắng.

Dưới đây là một ví dụ về hiệu ứng ảnh lồng ảnh:

Hiệu ứng ảnh lồng ảnh sau khi hoàn tất quá trình chỉnh sửa.

Nên Sử Dụng Phiên Bản Nào?

Để đạt được kết quả tốt nhất, các bạn nên sử dụng phiên bản Photoshop 2021 hoặc mới hơn.

Bước 1: Mở Ảnh

Mình sẽ sử dụng ảnh từ Adobe Stock để làm ví dụ:

Ảnh ví dụ.

Bước 2: Tạo Bản Sao Của Layer Background

Hình ảnh hiện nằm ở layer Background trong bảng điều khiển Layers:

Bảng điều khiển Layers.

Tạo bản sao của layer Background bằng cách kéo nó xuống biểu tượng Add New Layer:

Kéo xuống biểu tượng Add New Layer.

Bản sao sẽ xuất hiện ngay phía trên bản gốc:

Layer “Background copy” nằm ngay trên bản gốc.

Bước 3: Đổi Tên Layer “Background copy” Thành “Small”

Bản sao sẽ được sử dụng để làm hình ảnh nhỏ hơn trong hiệu ứng ảnh lồng ảnh. Vì vậy hãy nhấp đúp chuột vào tên “Background copy” rồi đổi tên thành “Small”. Nhấn Enter (Win) / Return (Mac) để xác nhận:

Đổi tên layer.

Bước 4: Tạm Tắt Hiển Thị Layer “Small”

Hiện tại chưa cần sử dụng đến layer “Small” nên hãy tạm thời tắt hiển thị của nó:

Tắt hiển thị.

Bước 5: Chọn Layer Background

Trước khi tạo một phiên bản nhỏ hơn cho hình ảnh, chúng ta hãy chuyển đổi hình ảnh từ bức ảnh màu sang đen trắng. Nhấn vào layer Background để chọn:

Chọn layer Background.

Bước 6: Thêm Layer Adjustment Black & White

Sau đó nhấn vào biểu tượng New Fill or Adjustment Layer ở phía dưới bảng điều khiển Layers:

Nhấn vào biểu tượng New Fill or Adjustment Layer.

Rồi chọn Black & White trong danh sách hiện ra:

Chọn Black & White.

Layer adjustment sẽ xuất hiện giữa layer Background và layer Small. Điều này có nghĩa là nó chỉ ảnh hưởng đến layer Background ở bên dưới chứ không tác động gì đến layer Small ở bên trên nó:

Layer adjustment được thêm vào ngay bên trên layer Background.

Hình ảnh nhanh chóng được chuyển sang màu đen trắng:

Kết quả sau khi thêm layer adjustment Black & White.

Bước 7: Nhấn Nút Auto

Các điều khiển dành cho layer adjustment Black & White xuất hiện ở bảng Properties. Chúng ta có thể tính chỉnh nó bằng cách kéo các thanh trượt màu riêng lẻ (Đỏ, Vàn, Xanh…) để điều chỉnh độ sáng của các phần khác nhau của hình ảnh dụa trên màu gốc:

Thanh trượt điều chỉnh màu.

Nhưng vì hiệu ứng thực sự chỉ dành cho nền và hầu hết hiệu ứng sẽ bị ảnh nhỏ hơn ẩn đi nên việc nhấp vào nút Auto sẽ mang lại kết quả khả quan cho người dùng:

Nhấn nút Auto.

Bước 8: Chọn Và Bật Hiển Thị Layer Small

Bây giờ chúng ta sẽ tạo hình ảnh nhỏ hơn với đầy đủ màu sắc bên trong ảnh gốc.

Quay trở lại với bảng điều khiển Layers, nhấp vào layer “Small” để chọn:

Chọn layer Small.

Nhấn vào biểu tượng hiển thị để bật hiển thị layer này:

Bật hiển thị layer Small.

Hình ảnh với phiên bản đầy đủ màu sắc đã xuất hiện trở lại:

Kết quả sau khi bật hiển thị layer Small.

Bước 9: Chọn Rectangle Tool

Nhấn chọn Rectangle Tool trên Toolbar. Chúng ta sẽ không chọn Rectangular Marquee Tool vì đó là công cụ lựa chọn còn Rectangle Tool là một trong những công cụ hình dạng của PTS:

Chọn Rectangle Tool.

Bước 10: Cài Tool Mode Thành Shape

Trên thanh tùy chọn, hãy đảm bảo rằng Tool Mode đã được đặt thành Shape (chứ không phải là Paths hay Pixels):

Đặt Tool Mode thành Shape.

Bước 11: Đặt Màu Của Hình Dạng Thành Màu Đen

Đặt màu của hình dạng thành màu đen nó nó chưa được thiết lập sẵn. Màu sắc không thực sự quan trọng nhưng màu đen thì sẽ dễ nhìn hơn khi vẽ hình.

Nhấp vào mẫu màu của Fill:

Nhấp vào mẫu màu Fill trên thanh tùy chọn.

Sau đó nhấp vào biểu tượng Color Picker ở phía trên bên phải của hộp thoại:

Mở Color Picker.

Chọn màu đen từ Color Picker rồi đặt các giá trị R, G và B thành 0. Sau đó nhấp vào OK để đóng Color Picker:

Chọn màu đen.

Bước 12: Tắt Stroke

Theo mặc định, PTS sẽ thêm một nét viền đen xung quanh các hình dạng mà chúng ta không cần đến. Vì thế hãy nhấp vào mẫu màu của Stroke:

Nhấp vào mẫu màu Stroke trong thanh tùy chọn.

Sau đó nhấp vào biểu tượng No Color ở phía trên bên trái. Nhấn Enter (Win) / Return (Mac) để đóng hộp thoại:

Chọn No Color.

Bước 13: Vẽ Một Hình Dạng Xung Quanh Đối Tượng Chính

Kéo ra một hình chữ nhật xung quanh đối tượng chính. Hình dạng này sẽ trở thành phiên bản nhỏ hơn của hình ảnh. Vậy nên hãy đảm bảo bao quanh mọi thứ sẽ xuất hiện bên trong nó.

Nhấp vào phía trên bên trái đối tượng để đặt điểm bắt đầu cho hình dạng. Sau đó giữ nút chuột và kéo về phía dưới cùng bên phải. Khi kéo sẽ chỉ có một đường viền của hình dạng xuất hiện:

Vẽ một hình chữ nhật xung quanh các đối tượng chính trong ảnh.

Cách Định Vị Lại Hình Dạng

Để định vị lại hình dạng khi vẽ, hãy giữ chuột và nhấn giữ phím cách trên bàn phím. Kéo hình dạng đến nơi bạn cần sau đó nhả phím cách và tiếp tục kéo phần còn lại của hình dạng.

Làm Thế Nào Để Hoàn Thành Vẽ Hình Dạng

Thả nút chuột khi đã hoàn tất việc vẽ hình dạng, tại thời điểm đó PTS sẽ tô đen toàn bộ hình dạng đó:

Thả nút chuột để hoàn thành việc vẽ hình dạng.

Bước 14: Thay Đổi Kích Thước Hình Dạng Nếu Cần

Vì hình dạng này sẽ che hoàn toàn hình ảnh phía sau nó nên rất khó để biết liệu nó có được vẽ chính xác ở nơi chúng ta cần hay không. Vì vậy để xem hình ảnh thông qua hình dạng, hãy giảm Opacity của layer hình dạng trong bảng điều khiển Layers xuống 50%. Hoặc nhanh hơn ta có thể nhấn phím số 5:

Nhấn phím số 5 để giảm Opacity xuống 50%.

Sau đó nhấp vào một chốt điều khiển bất kỳ xung quanh hình để thay đổi kích thước nếu cần:

Thay đổi kích thước hình dạng nếu cần.

Đặt lại Opacity về 100%

Sau khi hoàn tất việc thay đổi kích thước hình dạng, hãy đặt lại độ mờ của hình dạng về 100% bằng cách nhấn phím số 0 trên bàn phím. Hình dạng sẽ một lần nữa che mất hình ảnh phía sau:

Nhấn phím 0 để cài đặt Opacity về 100%.

Bước 15: Kéo Layer “Small” Lên Trên Hình Dạng

Tiếp theo chúng ta sẽ đặt hình ảnh ở layer Small vào hình dạng. Trong bảng điều khiển Layer, hình dạng hiện đang nằm ở phía trên hình ảnh:

Layer hình dạng đang nằm phía trên hình ảnh.

Chúng ta cần hình ảnh nằm ở trên hình dạng. Vì vậy hãy nhấp vào layer Small rồi kéo nó lên trên layer hình dạng. Kéo cho tới khi thanh đánh dấu màu xanh xuất hiện phía trên layer hình dạng:

Kéo hình ảnh lên trên layer hình dạng.

Bỏ nút chuột để thả layer Small vào vị trí mới:

Layer hình ảnh giờ đã nằm bên trên layer hình dạng.

Trong tài liệu, hình ảnh hiện đã chắn hình dạng khỏi chế độ xem:

Hình ảnh đã che mất hình dạng.

Bước 16: Tạo Clipping Mask

Để đặt hình ảnh vào hình dạng, hãy nhấp vào biểu tượng menu trong bảng điều khiển Layers:

Nhấn vào biểu tượng menu.

Chọn Create Clipping Mask:

Chọn Create Clipping Mask.

PTS cắt hình ảnh trên layer Small thành layer hình dạng bên dưới nó:

Bảng điều khiển Layers hiển thị layer hình ảnh được cắt bớt vào layer hình dạng.

Hình ảnh đầy đủ màu sắc bây giờ chỉ xuất hiện trong ranh giới hình dạng, xung quanh phía bên ngoài của nó là phiên bản đen trắng của layer Background:

Kết quả sau khi cắt bớt layer Small sang layer hình dạng.

Bước 17: Chọn Layer Hình Dạng

Để giúp cho hình ảnh nhỏ nổi bật hơn, hãy thêm viền trắng và bóng đổ. Trước tiên chúng ta sẽ thêm đường viền bằng cách nhấn chọn layer hình dạng trong bảng Layers:

Chọn layer hình dạng.

Bước 18: Thêm Một Nét Viền Màu Trắng Xung Quanh Hình Dạng

Sau đó nhấn vào biểu tượng fx ở cuối bảng điều khiển:

Nhấn biểu tượng fx.

Chọn Stroke:

Thêm hiệu ứng Stroke.

Màu Viền

Trong hộp thoại Layer Style, thay đổi màu viền bằng cách nhấp vào mẫu màu:

Nhấp vào mẫu màu.

Trong bảng Color Picker, chọn màu trắng bằng cách đặt các giá trị R, GB255. Nhấn OK để đóng Color Picker:

Chọn màu trắng.

Vị Trí Nét Viền

Quay trở lại với hộp thoại Layer Style, hãy đảm rằng Position đã được đặt thành Inside để giữ cho các góc của đường viền đẹp và sắc nét:

Đặt Position thành Inside.

Kích Thước Viền

Sau đó kéo thanh trượt Size để cài đặt độ rộng cho viền. Kích thước sẽ phụ thuộc vào hình ảnh của người dùng. Ở đây mình sẽ đặt là 40 pixel:

Sử dụng thanh trượt Size để chỉnh sửa kích thước nét viền.

Và đây là hiệu ứng với đường viền xung quanh hình ảnh nhỏ hơn:

Hiệu ứng với nét viền bao quanh hình ảnh.

Bước 19: Thêm Bóng Đổ

Để thêm hiệu ứng bóng đổ, hãy nhấp vào tùy chọn Drop Shadow trong cột hiệu ứng dọc bên trái hộp thoại Layer Style:

Chọn hiệu ứng Drop Shadow.

Angle Và Distance

Sau đó nhấp và kéo vào bên trong hình ảnh để cài đặt Angle (góc) và Distance (khoảng cách) của bóng đổ. Ở đây mình đang kéo xuống phía bên phải để nguồn sáng cho bóng trông giống như đến từ phía bên trái:

Kéo bóng về phía dưới bên phải.

Hoặc có thể nhập các giá trị Angle và Distance cụ thể vào hộp thoại. Mình sẽ đặt Angle là 135 độ và Distance là 50 pixel. Bạn có thể sử dụng một giá trị nhỏ hoặc lớn hơn so với mình tùy thuộc vào hình ảnh của bạn:

Nhập giá trị Angle và Distance.

Kích Cỡ Bóng Đổ

Giá trị Size sẽ kiểm soát độ mềm mại của các cạnh của bóng. Mình sẽ đặt thành 15 pixel:

Làm mềm các cạnh của bóng bằng cách tăng giá trị Size.

Giá Trị Opacity Của Bóng

Chúng ta có thể điều chỉnh cường độ của bóng đổ (độ sáng hoặc tối) bằng cách kéo thanh trượt Opacity. Mình sẽ để nó ở giá trị mặc định (35%):

Để Opacity ở giá trị mặc định.

Nhấp vào OK khi hoàn tất để đóng hộp thoại Layer Style. Vậy là xong hiệu ứng với đường viền và bóng đổ được thêm vào ảnh nhỏ hơn. Chỉ còn một việc nữa cần xử lý:

Hiệu ứng với nét viền và bóng đổ được thêm vào.

Bước 20: Xoay Hình Dạng

Cuối cùng, chúng ta có thể tăng thêm độ thú vị cho hiệu ứng bằng cách xoay hình dạng xung quanh đối tượng.

Trong bảng điều khiển Layers, hãy đảm bảo rằng layer hình dạng đang hoạt động:

Chọn layer hình dạng.

Với Rectangle Tool vẫn hoạt động, hãy di con trỏ chuột ngay bên ngoài một trong các núm điều khiển của hình dạng. Con trỏ sẽ chuyển thành biểu tượng xoay (Rotate) với đường cong có mũi tên ở hai đầu:

Di chuột gần tay cầm để có biểu tượng Xoay (Rotate).

Sau đó nhấp và kéo để xoay hình dạng. Hình ảnh bên trong hình ảnh sẽ vẫn cố định tại chỗ. Chỉ có hình dạng, nét viền và bóng đổ của nó sẽ xoay làm cho bức ảnh trông giống như được chụp ở một góc:

Xoay ảnh nhỏ xung quanh đối tượng chính.

Bước 21: Điều Chỉnh Kích Thước Hình Dạng Nếu Cần

Hãy kiểm tra để đảm bảo rằng hình dạng đã xoay không cắt bỏ phần nào của đối tượng và định vị lại kích thước của nó nếu cần bằng cách kéo các chốt điều khiển.

Sau khi hoàn tất, hãy ẩn đường viền và phần xử lý xung quanh hình dạng bằng cách nhấn Enter (Win) / Return (Mac).

Và giờ, sau khi kéo dài phần dưới của hình dạng để tránh cắt một phần ngón tay cái của người phụ nữ trong hình ảnh thì ta được kết quả như dưới đây:

Kết quả cuối cùng.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây