Hướng Dẫn Tạo Hiệu Ứng Lồng Ảnh Với Photoshop

0
76

HIỆU ỨNG ẢNH LỒNG ẢNH TRONG PHOTOSHOP

Trong bài hướng dẫn này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách thêm chút thú vị vào ảnh khiến cho người xem tập trung, chú ý hơn vào đối tượng chính bằng cách tạo ảo giác về một chủ đề nhỏ hơn (đã được cắt xén). Chúng ta sẽ sử dụng hình dạng vector để tạo hình ảnh có kích thước nhỏ và dễ dàng thay đổi kích thước, cũng như xoay ảnh mà không làm giảm chất lượng. Thêm một vài kiểu layer, tạo mặt nạ cắt, lấy mẫu màu từ ảnh gốc, sử dụng layer adjustment, thêm filter Radial Blur. Có rất nhiều thứ hay ho để ta có thể sử dụng. Các phiên bản PTS gần đây đều thích hợp để sử dụng. Ở bài viết này mình sẽ sử dụng Photoshop CS6.

Dưới đây là hình ảnh mình sẽ sử dụng làm ví dụ minh họa:

Ảnh minh họa.

Và đây là kết quả cuối cùng mà chúng ta sẽ hướng tới:

Kết quả cuối cùng.

Bước 1: Tạo Bản Sao Layer Background

Với ảnh gốc đã được mở trong PTS, ta có thể thấy trong bảng điều khiển Layers hiện đang hiển thị một layer duy nhất. Đó là layer Background:

Bảng điều khiển Layers hiển thị layer Background chứa hình ảnh gốc.

Điều đầu tiên cần làm là tạo bản sao của layer Background, vì vậy mình sẽ sử dụng phím tắt Ctrl+J (Win) / Command+J (Mac). Ngay lập tức bản sao của layer Background sẽ hiển thị trong bảng điều khiển Layers với tên gọi “Layer 1”:

Bảng điều khiển Layers hiển thị layer Background và bản sao của nó “Layer 1”.

Để tiện theo dõi hơn thì hãy đổi tên layer bản sao này thành một cái tên gì đó mang tính mô tả hơn chút. Bởi vì “Layer 1” sau này sẽ trở thành phiên bản hình ảnh nhỏ và được cắt xén nên mình sẽ nhấp đúp vào tên layer và đổi từ “Layer 1” thành “Smaller version”:

Nhấp đúp chuột vào tên “Layer 1” rồi đổi thành “Smaller version”.

Bước 2: Tạo Một Layer Mới Ngay Bên Dưới Smaller Version

Việc tiếp theo cần làm là tạo một layer mới bên dưới layer “Smaller version” để nó nằm giữa hai layer hiện có. Điều mà hầu hết mọi người sẽ làm ở đây là tạo một layer mới. Vì theo mặc định, PTS luôn tạo layer mới ngay phía trên layer hiện đang được chọn trong bảng điều khiển Layers.

Nhưng có một mẹo nhỏ mà mình thích sử dụng hơn, mình đoán là khi biết đến nó rồi thì các bạn cũng sẽ sử dụng nó thường xuyên. Thay vì tạo một layer mới bên trên layer đang hoạt động, chúng ta có thể yêu cầu PTS tạo một layer ngay bên dưới layer đang được chọn bằng cách giữ phím Ctrl (Win) / Command (Mac) trong khi nhấp vào biểu tượng New Layer:

Nhấn giữ Ctrl (Win) / Command (Mac) khi nhấp vào biểu tượng New Layer để tạo một layer mới bên dưới layer “Smaller version”.

Và PTS đã ngay lập tức tạo một layer mới ngay bên dưới layer “Smaller version”:

Layer mới có tên gọi “Layer 1” được đặt ngay bên dưới “Smaller version”.

Vì mình đã đổi tên “Layer 1” trước đó thành “Smaller version” nên PTS đã đặt tên cho layer mới vừa thêm vào là “Layer 1”. Mình sẽ nhấp đúp vào tên và đổi nó thành “Clipping mask” vì lát nữa chúng ta sẽ dùng layer để “cắt” layer phía trên nó:

Nhấp đúp vào tên và đổi thành “Clipping mask”.

Bước 3: Kéo Hình Dạng Của Bức Ảnh Nhỏ Hơn Bằng Rectangle Tool

Với “Clipping mask” trong bảng điều khiển Layers đã được chọn. Hãy chọn Rectangle Tool trong Toolbar hoặc nhấn phím U:

Chọn Rectangle Tool.

Rectangle Tool được dùng để vẽ các hình dạng dựa trên vector hình chữ nhật, với công cụ này, chúng ta sẽ kéo ra một hình dạng với vị trị gần đúng với ảnh nhỏ hơn mà ta muốn. Bởi vì mình muốn tập trung sự chú ý vào đối anh chàng đang chèo thuyền kayak nên mình sẽ kéo một hình chữ nhật xung quanh anh ta:

Kéo hình dạng xung quanh đối tượng.

Với hình dạng được vẽ, hãy chứ ý xem điều gì đã xảy ra trong bảng điều khiển Layers. Layer “Clipping mask” trước đó là một layer trống, guoiwof đây đã trở thành layer hình dạng:

Layer “Clipping mask” đã trở thành layer hình dạng.

Bước 4: Sử Dụng Hình Dạng Vector Để Tạo Clipping Mask

Bây giờ chúng ta đã có hình dạng của phiên bản nhỏ hơn, có thể sử dụng hình dạng này làm ra mặt nạ cắt (clipping mask). Thao tác này sẽ cắt lớp phía trên nó theo kích thước của hình dạng. Để làm được điều đó hãy nhấn giữ phím Alt (Win) / Option (Mac) rồi di chuyển con trỏ chuột trực tiếp giữ các layer “Smaller version” và “Clipping mask” cho đến khi bạn thấy con trỏ chuột thay đổi thành biểu tượng mặt nạ cắt (đã được khoanh tròn màu đỏ bên dưới cho dễ nhận dạng):

Giữ phím Alt (Win) / Option (Mac) rồi di chuyển chuột trực tiếp giữa hai layer cho đến khi con trỏ chuột chuyển sang biểu tượng mặt nạ cắt.

Khi biểu tượng mặt nạ cắt xuất hiện, bạn chỉ cần nhấp bằng chuột để tạo mặt nạ cắt. Nhìn thì có vẻ như chưa có bất cứ điều gì xảy ra trong hình ảnh, tuy nhiên trong bảng điều khiển Layers thì layer “Smaller version” sẽ thụt vào bên phải báo hiệu biết rằng nó hiện đang được cắt bớt bởi hình dạng vector bên dưới nó:

Bảng điều khiển Layers hiển thị layer “Smaller version” được cắt bởi layer hình dạng vector bên dưới nó.

Bây giờ là lúc tạo ra diện mạo mới cho phần khung bao quanh đối tượng bằng cách thêm một vào layer style vào hình dạng vector.

Bước 5: Thêm Một Nét Viền Trắng Vào Hình Dạng Vector Để Tạo Đường Viền

Hãy đảm bảo layer “Clipping mask” vẫn được chọn trong bảng điều khiển Layers (layer được chọn sẽ có màu xanh sáng), sau đó nhấp vào biểu tượng Layer Styles ở cuối bảng và chọn Stroke trong danh sách:

Nhấp vào layer hình dạng vector để chọn nó, sau đó nhấp vào biểu tượng Layer Style ở cuối bảng điều khiển Layers.

Thao tác này sẽ hiển thị hộp thoại Layer Style khá lớn với tùy chọn Stroke được đặt ở giữa:

Tùy chọn Stroke trong hộp thoại Layer Style.

Có ba tùy chọn chúng ta cần thay đổi ở đây và mình đã khoanh tròn chúng bằng màu đỏ cho mọi người dễ nhận dạng. Mình đã đặt Size là 12 pixel để tạo đường viền ảnh tiêu chuẩn xung quanh hình ảnh nhỏ hơn. Tùy thuộc vào kích tước ảnh mà bạn đang làm việc, có thể bạn cần chọn một giá trị khác cho phù hợp hơn. Bên dưới nó là Position, chúng ta cần lưu ý đặt nó “Inside” để đảm bảo nét viền sẽ xuất hiện phía bên trong đường viền của hình dạng. Theo mặc định thì Position sẽ được đặt là Outside làm cho góc của nét viền trở nên bo tròn. Bởi vì muosn các góc phải sắc nết nên “Inside” sẽ giúp chúng ta thực hiện điều đó. Cuối cùng, theo mặc định thì PTS sẽ đặt màu nét viền thành màu đỏ, điều này hoàn toàn vô nghĩa và rõ ràng chúng chúng ta không hề muốn một đường viền màu đỏ xung quanh hình ảnh của mình, vậy nên hãy thay đổi nét viền thành màu trắng bằng cách nhấp vào mẫu màu và chọn màu trắng từ Color Picker:

Dưới đây là hình ảnh sau khi áp dụng nét viền màu trắng kích cỡ 12px:

Ảnh nhỏ hơn hiện có thể nhìn thấy nổi bật hơn sau khi áp dụng nét viền màu trắng 12px.

Đừng vội thoát hộp thoại Layer Style nhé vì chúng ta cần áp dụng thêm một kiểu khác nữa.

Bước 6: Áp Dụng Hiệu Ứng Bóng Đổ

Với hộp thoại Layer Style vẫn đang mở, hãy nhấp vào layer style đầu tiên ở đầu danh sách bên trái: Drop Shadow. Phải đảm bảo rằng bạn nhấp trực tiếp vào dòng chữ “Drop Shadow” chứ không phải chỉ nhấp vào bên trong ô vuông bên trái nó. Chúng ta muốn hiển thị các tùy chọn cho hiệu ứng bóng đổ nên cần nhấp trực tiếp vào chính từ Drop Shadow.

Nhấp trực tiếp vào chữ “Drop Shadow” ở đầu danh sách.

Điều này thay đổi các tùy chọn trong cột giữa của hộp thoại Layer Style từ Stroke chuyển thành Drop Shadow. Giảm Opacity của bóng đổ xuống khoảng 50% để nó không quá tối sau đó thay đổi Angle thành 130°. Cuối cùng đặt Distance khoảng 10 pixel (nếu hình ảnh của bạn lớn hơn thì cần tăng giá trị này lên):

Tùy chọn Drop Shadow trong hộp thoại Layer Style.

Đây là hình ảnh sau khi áp dụng cả hiệu ứng nét viền và bóng đổ:

Hình ảnh nhỏ hơn giờ được áp dụng hiệu ứng nét viền màu trắng và bóng đổ.

Bước 7: Sử Dụng Free Transform Để Xoay Hoặc Thay Đổi Kích Thước Hình Dạng

Nếu cần xoay, thay đổi kích thước hoặc định vị lại hình dạng vector tại thời điểm này, hãy đảm bảo rằng layer hình dạng trong bảng điều khiển Layers đã được chọn, sau đó sử dụng phím tắt Ctrl+T (Win) / Command+T (Mac) để hiển thị khung Free Transform cùng các chốt điều khiển của nó xung quanh bức ảnh nhỏ hơn.

Để di chuyển hình dạng, chỉ cần nhấp vào vị trí bất kì bên trong khung Free Transform và kéo hình dạng đến vị trí mới hoặc sử dụng các phím mũi tên trên bàn phím để di chuyển hình dạng đó. Để thay đổi kích thước hình dạng, hãy bấm và kéo một chốt điều khiển bất kỳ của khung Free Transform. Để làm cho hình dạng lớn hơn hoặc nhỏ đi trong khi vẫn giữ nguyên tỉ lệ giữa chiều rộng và chiều cao thì đơn giản ta chỉ cần kéo một chốt điều khiển bất kỳ. Giữ phím Alt (Win) / Option (Mac) khi kéo sẽ làm cho hình dạng thay đổi kích thước từ tâm của nó thay vì từ cạnh hay góc đối diện vị trí đang kéo. Cuối cùng để xoay hình dạng, ta chỉ cần nhấp và kéo chuột đến bất kì vị trí nào bên ngoài khung Free Transform:

Thay đổi kích thước, định vị và xoay hoặc định dạng lại hình ảnh nhỏ hơn nếu cần bằng “Free Transform”.

Nhấn Enter (Win) / Return (Mac) sau khi hoàn tất để chấp nhận chuyển đổi. Xoay hình dạng đi một chút để hình ảnh trông thú vị hơn. Mình cũng đã thực hiện những thay đổi nhỏ đối với kích thước và vị trí của hình dạng. Với những điều này, hình ảnh nhỏ làm nổi bật đối tượng đã hoàn tất Tiếp theo chúng ta sẽ cùng hoàn thành hiệu ứng bằng cách tô màu và làm mở hình ảnh nền.

Đến thời điểm này thì mọi thứ khá ổn rồi. Nhưng mình muốn làm nổi bật đối tượng chính hơn nữa và giảm sự chú ý của phần hậu cảnh còn lại. Lúc này chúng ta có thể để hậu cảnh chuyển sang màu đen trắng. Thêm filter Gaussian Blur để làm mờ hậu cảnh. Có thể dùng Levels hoặc Curves để làm sáng nền tạo cho nó vẻ ngoài mới mẻ. Có rất nhiều tùy chọn và chắc chắn bạn không cần phải làm theo công việc mà mình sắp làm bây giờ, đó là tô màu và thêm hiệu ứng Radial Blur. Tuy nhiên nếu bạn cũng muốn có giao diện tương tự như nền của mình thì hãy thực hiện theo nhé.

Bước 8: Sử Dụng Eyedropper Tool Để Lấy Mẫu Màu Từ Bên Trong Ảnh Nhỏ

Chọn Eyedropper Tool trên Toolbar hoặc nhấn phím I trên bàn phím để chọn. Mình sẽ sử dụng Eyedropper để lấy mẫu màu trong khu vực ảnh nhỏ hơn sau đó sử dụng màu này để tô màu cho ảnh gốc trong nền:

Chọn Eyedropper Tool để lấy mẫu màu từ bên trong vùng ảnh nhỏ.

Với Eyedropper được chọn, mình sẽ nhấp vào vị trí trên mũ bảo hiểm của chàng trai để lấy mẫu màu xanh lam:

Lấy mẫu màu từ mũ bảo hiểm.

Lưu ý rằng màu background trong Toolber hiện đã thay đổi thành màu xanh làm mà mình vừa lấy mẫu. Bây giờ chúng ta có thể tô màu nền cho ảnh gốc ở chế độ nền bằng cách sử dụng layer adjustment Hue/Saturation:

Màu background trong Toolbar đã thay đổi thành màu xanh làm vừa được lấy mẫu.

Bước 9: Tô Màu Nền Với Layer Adjustment Hue/Saturation

Nhấn vào layer Background trong bảng điều khiển Layers để chọn. Sau đó nhấp vào biểu tượng New Adjustment Layer ở cuối bảng rồi chọn Hue/Saturation:

Nhấp vào biểu tượng “New Adjustment Layer” ở cuối bảng điều khiển Layers rồi chọn “Hue/Saturation”.

Thao tác này mở ra hộp thoại Hue/Saturation mà chúng ta sẽ sử dụng để tô màu cho nền. Không cần bắt đầu kéo các thanh trượt xung quanh để chọn màu. Mình đã lấy mẫu màu từ ảnh vì vậy tất cả những gì cần làm là nhấp vào tùy chọn Colorize ở góc dưới cùng bên phải hộp thoại:

Chọn “Colorize” trong hộp thoại Hue/Saturation.

Nhấn OK để thoát khỏi hộp thoại Hue/Saturation. PTS sẽ sử dụng màu được lấy mẫu để tô màu cho hình ảnh gốc trong nền:

Hình ảnh gốc trong nền hiện được tô bằng màu lấy mẫu.

Bước 10: Tạo Bản Sao Layer Background Một Lần Nữa

Trước khi áp dụng Radial Blur, hãy tạo thêm một bản sao cho layer Background để có một layer riêng áp dụng filter. Lý do là vì chúng ta không bao giờ muốn chạm tới thông tin pixel gốc của hình ảnh trên layer Background. Chọn layer Background trong bảng điều khiển Layers, sau đó nhấn Ctrl+J (Win) / Command+J (Mac) để tạo bản sao. Nhấp đúp vào tên của layer bản sao rồi đổi thành “Radial Blur”:

Tạo thêm bản sao layer Background và đổi tên thành “Radial Blur”.

Bước 11: Áp Dụng Filter Radial Blur Cho Layer Mới

Với layer “Radial Blur” được chọn trong bảng điều khiển Layers, hãy đi tới menu Filter ở trên đầu màn hình rồi chọn Blur, sau đó chọn Radial Blur. Thao tác này sẽ hiển thị hộp thoại Radial Blur. Đầu tiên hãy đặt Blur Method thành Zoom, sau đó đặt Quality thành Best. Tùy chọn Amount ở trên cùng xác định mức độ hiệu ứng mờ mà chúng ta sẽ nhận được. Mình sẽ đặt là 40, tuy nhiên các bạn có thể sử dụng một giá trị khác. Tùy chọn Blur Center ở phía dưới cùng bên phải hộp thoại xác định vị trí mờ sẽ bắt nguồn từ hình ảnh. Cố gang định vị trung tâm mờ gần với vị trí của đối tượng trong ảnh bằng cách nhấp vào vị trí gần đúng với nó trong hộp Blur Center. Đây không phải là thứ có thể dễ dàng làm chính xác ngay từ lần đầu nên bạn cần phải thử vài lần mới đạt được kết quả tốt, thế nên đừng ngại hoàn tác filter bằng cách nhấn Ctrl+Z (Win) / Command+Z (Mac) và thử lại nếu chưa thành công:

Filter > Blur > Radial Blur để hiển thị hộp thoại Radial Blur. Thay đổi các tùy chọn được khoanh đỏ.

Nhấp vào OK sau khi hoàn tất để thoát khỏi hộp thoại và áp dụng hiệu ứng Radial Blur (làm mờ xuyên tâm) cho hình ảnh:

Hình ảnh với hiệu ứng Radial Blur.

Bước 12: Giảm Opacity Của Layer Radial Blur

Bước cuối cùng này là tùy chọn, nhưng mình nghĩ rằng độ mờ xuyên tâm của mình quá mình. Mình muốn nó hòa hợp hơn với hình ảnh gốc trên layer Background nên mình sẽ đi tới tùy chọn Opacity ở đầu bảng điều khiển Layers và giảm nó xuống khoảng 60%:

Giảm Opacity xuống 60%.

Để so sánh cho rõ hơn thì hãy nhìn vào hình ảnh bên dưới, đây là hình ảnh ban đầu của mình:

Hình ảnh gốc.

Còn đây là kết quả cuối cùng sau khi giảm độ mở của layer Radial Blur:

Kết quả cuối cùng sau khi tạo hiệu ứng lồng hình ảnh với photoshop.

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây