Hướng Dẫn Đổi Tông Màu Cho Ảnh Trong Photoshop

0
110

Trong bài hướng dẫn này, chúng ta sẽ xem xét cách dễ dàng để tạo hiệu ứng tách tông màu cho ảnh. Thuật ngữ “tách tông màu” (“split t toning”) có nghĩa là chúng ta sẽ thêm sắc độ màu cho các điểm sắng bằng cách sử dụng một màu, sau đó dùng màu khác để pha màu cho bóng tối. Hai màu bạn sử dụng có thể giống nhau, tạo hiệu ứng tinh tế hoặc đối lập. Tất cả tiuyf thuộc vào chính bạn và kết quả bạn muốn hướng tới.

Cho dù bạn chọn màu này đi nữa thì tách tông màu có thể là một cách tuyệt vời để tăng thêm sự thú vị về mặt hình ảnh cho ảnh đen trắng. Như đối vơi hầu hết mọi thứ trong PTS, có một số cách khác nhau để tạo hiệu ứng tách tông màu. Tuy nhiên trong bài hướng dẫn này mình sẽ chỉ hướng dẫn mọi người cách dễ nhất. Chúng ta sẽ sử dụng một vài lớp điều chỉnh, một layer để chuyển đổi hình ảnh đầy đủ màu sắc thành ảnh đen trắng tùy chỉnh, sau đó là một layer khác để thêm màu vào vùng sáng và vùng tối. Một điều thú vị về kí thuật này, đó là bên cạnh việc dễ dàng thực hiện thì nó cho phép người dùng tạo hiệu ứng tách tông màu mà không làm ảnh hưởng đến một pixel nào trong hình ảnh.

Mình sẽ sử dụng hình ảnh dưới đây làm ví dụ minh họa:

Ảnh gốc.

Và đây là hình ảnh sau khi áp dụng hiệu ứng tách tông màu:

Hình ảnh với hiệu ứng tách tông màu.

Cách Tách Tông Màu Ảnh Đen Trắng

Bước 1: Thêm Lớp Điều Chỉnh Channel Mixer

Điều đầu tiên cần làm với hiệu ứng tách tông màu (split toning) là chuyển đổi hình ảnh thành đen trắng. Có khá nhiều cách để chuyển đổi ảnh màu thành đen trắng trong PTS, nhưng một trong những cách tốt nhất là sử dụng lớp điều chỉnh Channel Mixer. Lớp điều chỉnh này sẽ cho phép chúng ta tạo phiên bản đen trắng tùy chỉnh thay vì để PTS toàn quyền quyết định. Vì chúng ta đang sử dụng lớp điều chỉnh Channel Mixer nên có thể chuyển đổi hình ảnh sang đen trắng một cách an toàn trong khi giữ nguyên hình ảnh gốc đầy đủ màu sắc như ban đầu. Nhấn vào biểu tượng New Adjustment Layer ở cuối bảng điều khiển Layers rồi chọn Channel Mixer:

Nhấn biểu tượng New Adjustment Layer rồi chọn Channel Mixer.

Bước 2: Chọn “Monochrome”

Thao tác này sẽ mở ra hộp thoại Channel Mixer. Ở góc dưới cùng bên trái hộp thoại này có tùy chọn Monochrome. Nhấp vào ô để chọn nó. Ngay sau khi nhấn chọn, bạn sẽ thấy hình ảnh trong cửa sổ tài liệu chuyển sang màu đen trắng:

Chọn Monochrome.

Bước 3: Tạo Phiên Bản Đen Trắng Tùy Chỉnh

Ở giữa hộp thoại Channel Mixer là ba thanh trượt được gắn nhãn “Red”, “Green” và “Blue”. Ba thanh trượt này đại diện cho ba kênh màu đỏ, xanh lá và xanh lam. Về cơ bản, ba thanh trượt này cho phép chúng ta tạo nên phiển bản đen trắng tùy chỉnh cho hình ảnh bằng cách trộn lượng màu đỏ, xanh lá và xanh lam khác nhau trong ảnh để mang lại các kết quả khác nhau. Ví dụ, kéo thanh trượt màu đỏ về phía bên phải sẽ làm cho bất kỳ vùng nào có màu đỏ sẽ trở nên sáng hơn trong phiên bản đen trắng, còn nếu kéo về bên trái thì sẽ khiến các vùng có màu đỏ trở nên tối hơn. Hai thanh trượt còn lại cũng tương tự như vậy. Không có một cài đặt chính xác nào ở đây vì mỗi hình ảnh sẽ có sắc thái khau và ý tưởng của mỗi người là riêng biệt nên tốt nhất là hãy kéo và theo dõi xem kết quả ở mức nào sẽ khiến cho bạn cảm thấy hài lòng.

Quy tắc duy nhất dành cho các thanh trượt này màu bạn cần lưu ý, đó là tổng tỷ lệ phần trăm của cả ba thanh trượt phải bằng 100% sau khi bạn hoàn thành. Bạn sẽ thấy một hộp nhập liệu phía trên bên phải mỗi thanh trượt. Con số bạn nhìn thấy chính là phần trăm màu đó hiện đang được áp dụng cho phiển bản đen trắng. Sau khi hoàn tất việc chuyển đổi hình ảnh sang đen trắng, tổng của cả ba hộp này phải là 100%. Bất cứ giá trị nào thấp hơn 100% thì sẽ khiến hình ảnh trở nên tối hơn mức cần thiết và ngược lại nếu vượt quá 100% sẽ làm mất chi tiết ở những điểm nổi bật. Thật may là bạn không cần phải ngồi tính toán sao cho tổng giá trị của chúng bằng 100% đâu vì Channel Mixer liệt kê tổng số phần trăm ngay bên dưới thanh trượt. Đối với hình ảnh của mình thì mình sẽ sử dụng 70% đỏ, 20% xanh lá và 10% xanh lam để tạo ra phiên bản đen trắng tùy chỉnh với tổng các giá trị là 100%. Các giá trị của bạn có thể sẽ khác với mình tùy thuộc vào hình ảnh bạn đang làm việc:

Kéo các thanh trượt để tạo ra phiên bản đen trắng tùy chỉnh, cần đảm bảo tổng giá trị của cả ba là 100%.

Nhấn OK khi hoàn tất để đóng hộp thoại Channel Mixer và bây giờ bạn đã có hình ảnh với phiên bản đen trắng. Dưới đây là hình ảnh của mình sau khi đổi sang phiên bản đen trắng:

Hình ảnh sau khi chuyển đổi sang phiên bản đen trắng bằng Channel Mixer.

Hãy nhớ rằng chúng ta chưa thực sự chuyển đổi hình ảnh sang đen trắng. Ảnh gốc đầy đủ màu sắc vẫn nằm an toàn trên layer Background. Mọi thứ chúng ta đã thực hiện để chuyển đổi hình ảnh thành đen trắng đang được xử lý bởi lớp điều chỉnh Channel Mixer nằm ngay bên trên layer Background. Nếu xóa lớp điều chỉnh này đi thì hình ảnh đầy đủ màu sắc sẽ lại xuất hiện trong cửa sổ tài liệu:

Bước 4: Thêm Một Lớp Điều Chỉnh “Color Balance”

Bây giờ, chúng ta đã chuyển đổi hình ảnh thành đen trắng. Mọi thứ đã sẵn sàng để thêm một số màu vào vùng sáng và vùng tối. Chúng ta sẽ sử dụng một lớp điều chỉnh khác để thực hiện điều này. Nhấp vào biểu tượng New Adjustment Layer rồi chọn Color Balance:

Thêm lớp điều chỉnh Color Balance.

Bước 5: Chọn Highlights Và Chọn Màu

Thao tác này sẽ mở ra hộp thoại Color Balance. Lớp điều chỉnh này hoạt động hiệu quả đối với hiệu ứng tách tông màu bởi nó cho phép chúng ta dễ dàng chuyển đổi giữa vùng sáng và vùng tối trong ảnh bằng cách chọn tùy chọn Shadows hoặc Highlights ở cuối hộp thoại. Khi chúng ta chọn Shadows hoặc Highlights thì có thể sử dụng thanh trượt màu để chọn màu muốn sử dụng và màu đó chỉ áp dụng cho vùng tối hoặc vùng sáng. Hãy bắt đầu với những điểm nổi bật trong bức ảnh. Chọn Highlights ở cuối hộp thoại:

Chọn Highlights trong hộp thoại Color Balance.

Với những điểm nổi bật (highlights) đã được chọn, hãy sử dụng thanh trượt màu để chọn màu mà bạn muốn tô điểm cho các điểm nổi bật. Thanh trượt trên cùng sẽ thêm màu đỏ hoặc xanh làm vào hình ảnh tùy thuộc vào hướng mà bạn kéo. Càng kéo thanh trượt thì màu sắc trong ảnh càng đậm. Thanh trượt ở giữa sẽ thêm màu xanh lá hoặc vàng. Nếu biết chút về 101 lý thuyết màu sắc thì sẽ rất hữu ích nếu bạn cần trộn màu. Nhưng ở đây mình sẽ thực hiện thật đơn giản thôi. Mình sẽ thêm chút màu vàng vào các điểm nổi bật bằng cách kéo thanh trượt ở dưới cùng về bên trái cho đến khi hộp Color Levels thứ 3 hiển thị giá trị -15:

Kéo thanh trượt dưới cùng về phía bên trái để thêm màu vàng vào các điểm nổi bật.

Bây giờ nhìn vào hình ảnh trong cửa sổ tài liệu, chúng ta sẽ thấy rằng điểm nổi bật đã được tô thêm một lượng nhỏ màu vàng:

Điểm nổi bật trong ảnh đã được tô thêm chút vàng.

Bước 6: Chọn “Shadow” Và Chọn Màu

Chúng ta đã thêm màu vào vùng sáng (điểm nổi bật), giờ hãy thêm màu khác cho vùng tối. Chọn tùy chọn Shadows ở cuối hộp thoại:

Chọn Shadows.

Với Shadows đã được chọn, chúng ta có thể chuyển sang màu khác để hoàn thành hiệu ứng tách tông màu. Mình sẽ thực hiện rất đơn giản bằng cách thêm màu đỏ vào các vùng tối. Mình sẽ kéo thanh trượt trên cùng về phía bên phải cho đến khi hộp Color Levels đầu tiên hiển thị giá trị +35:

Kéo thanh trượt trên cùng sang phải.

Tất nhiên, màu bạn chọn cho vùng tối và vùng sáng có thể khác với màu mà mình chọn. Mình cảm thấy thích hiệu ứng với màu vàng ở vùng sáng và đỏ ở vùng tối. Nhấn OK sau khi hoàn tất để thoát khỏi hộp thoại Color Balance. Nhìn vào bảng điều khiển Layers, có thể thấy rằng hiện có ba layer bao gồm hình ảnh gốc với đầy đủ màu sắc, lớp điều chỉnh Channel Mixer (mang lại hiệu ứng đen trắng) và lớp điều chỉnh Color Balance (thêm sắc thái cho vùng tối và vùng sáng):

Bảng điều khiển Layers hiển thị hai lớp điều chỉnh được sử dụng để tạo hiệu ứng tách tông màu.

Và vậy là xong, dưới đây là hình ảnh sau khi áp dụng hiệu ứng tách tông màu:

Kết quả cuối cùng.

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây