SỰ KẾT HỢP THỰC TẾ VỚI PHONG CÁCH VẼ HOẠT HÌNH
Trong bài hướng dẫn này, chúng ta sẽ cùng xem xét cách dễ dàng kết hợp thực tế với một bức tranh theo phong cách hoạt hình. “Rotoscoping” là thuật ngữ được sử dụng khi các nghệ sĩ vẽ hoặc theo dõi trên phim người đóng qua từng khung hình để tạo ra phim hoạt hình. Thuật ngữ này được sử dụng trong mọi thứ từ quảng cái truyền hình cho tới phim Hollywood. Đáng chú ý nhất là bộ phim của Keanu Reeves với tên gọi “A Scanner Darkly”.
Chúng ta không cần tạo ra một chuỗi ảnh hoạt hình ở đây mà chỉ học cách chuyển ảnh thành tranh vẽ với hiệu ứng hoạt hình thôi. Hiệu ứng này rất dễ thực hiện. Tuy nhiên thay vì áp dụng hiệu ứng cho toàn bộ hình ảnh thì chúng ta sẽ chỉ áp dụng nó cho đối tượng chính của ảnh và giữ nguyên mọi thứ khác còn lại trong ảnh để trông như thể chúng ta đang kết hợp một bức tranh với thực tế.
Mình sẽ sử dụng hình ảnh dưới đây làm ví dụ minh họa:
Và đây là hình ảnh sau khi áp dụng hiệu ứng rotoscope painting (vẽ hoạt hình) cho đối tượng chính trong ảnh (căp đôi nam nữ) trong khi vẫn giữ nguyên bức tường, vỉa hè và chiếc điện thoại chàng trai đang cầm:
Bước 1: Chọn Đối Tượng Chính Trong Ảnh
Vì chúng ta chỉ áp dụng hiệu ứng cho đối tượng chính trong ảnh nên việc đầu tiên cần làm là tách đối tượng chính ra khỏi các phần còn lại. Ở ví dụ này, mình chỉ muốn áp dụng hiệu ứng cho đôi nam nữ đang ngồi trên vỉa hè nên mình sẽ chọn họ là đối tượng chính. Bạn có thể sử dụng bất kỳ công cụ nào mà bạn cảm thấy thoải mái và tiện dụng nhất. Còn mình sẽ sử dụng Pen Tool để chọn đối tượng chính:
Sử dụng công cụ lựa chọn để chọn đối tượng chính trong ảnh.
Lưu ý rằng mình đã không chọn chiếc điện thoại chàng trai cầm trên tay vì mình không muốn áp dụng hiệu ứng này cho nó.
Bước 2: Sao Chép Vùng Chọn Sang Một Layer Mới
Với đối tượng chính đã được chọn, nhấn phím tắt Ctrl+J (Win) / Command+J (Mac) để sao chép vùng chọn vào một layer mới ngay phía trên layer Background. Bạn sẽ không nhìn thấy bất cứ điều gì xảy ra trong cửa sổ tài liệu, nhưng chỉ cần nhìn vào bảng điều khiển Layers, bạn sẽ thấy rằng vùng chọn đã được sang chép sang một layer mới có tên gọi “Layer 1”:
Nhấn Ctrl+J (Win) / Command+J (Mac) để sao chép vùng chọn vào một layer mới.
Bước 3: Áp Dụng Filter “Poster Edges” Cho Layer Mới
Với “Layer 1” được chọn, hãy đi tới menu Filter trên đầu màn hình, chọn Artistic, sau đó chọn Poster Edges.
Thao tác này sẽ hiển thị Filter Gallery với các cài đặt dành cho tùy chọn filter “Poster Edges” ở bên phải (chú ý phần khoanh tròn màu đỏ):
Filter > Artistic > Poster Edges.
Hãy chú ý khu vực xem trước ở bên trái xem điều gì xảy ra với hình ảnh khi bạn điều chỉnh các tùy chọn Poster Edges. Đối với hình ảnh ví dụ của mình, mình đã đặt Edge Thickness và Edge Intensity là 1, Posterization là 2. Đó là các giá trị cài đặt tốt nhất cho hình ảnh của mình, còn đối với các bạn thì nên thử một vài giá trị xem đâu là giá trị phù hợp nhất nhé. Mục đích của mình là làm cho đối tượng giống như một bức tranh hơn là ảnh thực tế. Nên tùy chọn chính cần quan tâm ở đây là “Posterization“. Đây là tùy chọn xác định số lượng sắc thái màu khác nhau mà hình ảnh sẽ chứa. Giá trị thấp sẽ là lựa chọn tốt hơn trong lúc này.
Khi đã cảm thấy hài lòng với kết quả thì hãy nhấn OK để đóng Filter Gallery. Đây là hình ảnh của mình sau khi áp dụng filter:
Hình ảnh sau khi áp dụng filter “Poster Edges” cho đối tượng chính.
Bước 4: Thêm Nét Viền Màu Đen Xung Quanh Đối Tượng Chính
Chúng ta sẽ nâng cao hiệu ứng một chút bằng cách thêm nét viền màu đen xung quanh đối tượng chính. Với “Layer 1” vẫn đang được chọn, hãy nhấp vào biểu tượng Layer Styles ở cuối bảng điều khiển Layers:
Nhấn vào biểu tượng Layer Styles.
Sau đó chọn Stroke:
Chọn Stroke.
Thao tác này sẽ mở ra hộp thoại Layer Styles với các tùy chọn dành cho Stroke nằm ở giữa. PTS luôn đặt màu mặc định của nét viền là màu đỏ. Nhưng cái chúng ta cần lại là màu đen nên mình sẽ nhấp vào mẫu màu bên phải từ “Color” để đổi màu:
Nhấp vào mẫu màu để đổi sang màu khác.
Color Picker sẽ xuất hiện, giờ thì nhấp vào góc dưới cùng bên trái của bảng màu để chọn màu đen. Các giá trị R, G và B đều là 0 có nghĩa là chúng ta đã chọn màu đen tuyền:
Chọn màu đen.
Nhấn OK để đóng Color Picker. Sau đó quay lại với các tùy chọn Stroke trong hộp thoại Layer Styles. Đặt giá trị Size ở khoảng 2 – 4 pixel (tùy thuộc vào kích thước hình ảnh). Mình sẽ để là 3 pixel. Sau đó thay đổi Position thành “Center“:
Thay đổi Size và Position.
Sau khi thêm nét viền đen xung quanh đối tượng thì hình ảnh trông sẽ như thế này:
Hình ảnh sau khi thêm nét viền đen xung quanh đối tượng.
Đừng vội thoát khỏi hộp thoại Layer Styles bời vì chúng ta cần phải thêm một hiệu ứng nữa.
Bước 5: Thêm Bóng Đổ
Với hộp thoại Layer Styles vẫn mở, nhấp trực tiếp vào Drop Shadow ở bên trái hộp thoại. Hãy đảm bảo rằng bạn đã nhấp trực tiếp vào dòng chữ Drop Shadow chứ không phải chỉ nhấp vào bên trong ô vuông (để truy cập vào các tùy chọn Drop Shadow thì người dùng cấn nhấp trực tiếp vào từ đó):
Nhấp trực tiếp vào dòng chữ Drop Shadow.
Hộp thoại Layer Styles bây giờ đã thay đổi sang hiển thị các tùy chọn Drop Shadow. Điều đầu tiên chúng ta cần làm là giảm Opacity của bóng đổ xuống khoảng 40% để trông nó không quá tối. Sau đó tăng Distance lên bằng cách kéo thanh trượt sang phải. Hãy theo dõi hình ảnh liên tục để xem khoảng cách của bóng được kéo dài ra ngoài đối tượng khi thực hiện kéo thanh trượt. Mình đã tăng khoảng cách bóng lên khoảng 30%. Nhắc lại, tùy thuộc vào hình ảnh của bạn mà giá trị bạn cần sử dụng có thể sẽ khác so với mình:
Giảm Opacity và tăng Distance.
Đây là hình ảnh sau khi thêm hiệu ứng đổ bóng:
Hình ảnh sau khi thêm bóng đổ.
Bước 6: Dọn Dẹp Các Vùng Tối Không Mong Muốn
Hình ảnh trông khá ổn tuy nhiên vẫn còn một vấn đề. Trước đó mình đã nói rằng chỉ muốn áp dụng hiệu ứng cho cặp đôi nam nữ, còn lại những thứ khác vẫn giữ nguyên trạng thái ban đầu, kể cả là chiếc điện thoại anh chàng cầm trên tay. Tuy nhiên hiệu ứng đổ bóng mà mình vừa áp dụng lại đang đổ cả vào chiếc điện thoại cũng như cái dây đeo điện thoại lủng lẳng kia. Mình thực sự không thích điều này nên mình cần xử lý nó.
Để làm sạch phần bóng đổ không cần thiết này, mình sẽ sử dụng Eraser. Nhưng trước khi dùng nó trên một layer style thì mình cần chuyển đổi nó thành một layer bình thường đã. Mình sẽ đi tới menu Layer trên đầu màn hình, chọn Layer Style rồi chọn Create Layers:
Layer > Layer Style > Create Layers.
Nhìn vào bảng điều khiển Layers, có thể thấy cả nét viền và bóng đổ đã được đặt trên các layer của riêng chúng. Với nét viền xuất hiện phía trên “Layer 1” và bóng đổ xuất hiện bên dưới nó. Mình sẽ nhấp vào layer Drop Shadow để chọn nó:
Cả Stroke và Drop Shadow đều được chuyển đổi thành một layer bình thường.
Sau đó chọn Eraser Tool (tẩy) trên Toolbar hoặc nhấn phím E:
Chọn Eraser Tool.
Với Eraser Tool đã được chọn và layer bóng đổ đã trở thành một layer bình thường thì giờ chúng ta chỉ cần nhấp và kéo chuột qua các khu vực muốn loại bỏ bóng đổ, trong trường hợp của mình thì mình sẽ xóa bóng đổ ở điện thoại mà chàng trai đang cầm, bao gồm cả dây đeo điện thoại:
Sử dụng Eraser Tool để loại bỏ bóng đổ.
Sau khi xóa xong phần bóng đổ không cần thiết thì đây là kết quả cuối cùng mình đạt được với hiệu ứng hoạt hinh kết hợp với thực tế:
Kết quả cuối cùng.
Từ một bức ảnh bình thường, qua photoshop chúng ta đã chuyển nó sang thành bức tranh mang phong cách vẽ hoạt hình khá đẹp.