Hướng Dẫn Chèn Ảnh Vào Khung (Vùng Chọn) Trong Photoshop

0
12118

? Trở thành nhà thiết kế chuyên nghiệp với Adobe Photoshop CC 2015 ?

CHÈN ẢNH VÀO KHUNG / VÙNG CHỌN TRONG PHOTOSHOP

Cùng tìm hiểu về cách chèn hình ảnh vào vùng chọn bằng lệnh Paste Into trong PTS và cách khắc phục mọi vấn đề về phối cảnh với hình ảnh sau khi dán vào đó.

Trong hướng dẫn này, mình sẽ chỉ cho mọi người cách sao chép một hình ảnh và dán nó vào vùng chọn trong một hình ảnh khác bằng lệnh Paste Into của PTS. Ngoài ra mình cũng sẽ hướng dẫn thêm về cách khắc phục mọi vấn đề về phối cảnh giữa hai hình ảnh bằng lệnh Free Transform.

Dưới đây là hình ảnh mình sẽ sử dụng làm ví dụ minh họa. Mình sẽ vẽ một vùng chọn xung quanh TV để có thể dán một hình ảnh khác lên màn hình:

Ảnh ví dụ minh họa.

Hình ảnh dưới đây sẽ là hình ảnh mình sử dụng để dán vào vùng chọn:

Hình ảnh sẽ sử dụng để dán vào màn hình TV.

Và đây là kết quả cuối cùng sau khi dán hình ảnh vào vùng chọn. Mình đã thực hiện thao tác thay đổi kích thước hình ảnh trong vùng chọn và điều chỉnh phối cảnh. Đây cũng sẽ là tất cả những gì mình sẽ hướng dẫn trong bài viết này:

Kết quả cuối cùng.

Nên Sử Dụng Phiên Bản PTS Nào?

Mình đang sử dụng Photoshop 2022 tuy nhiên mọi người vẫn có thể sử dụng các phiên bản PTS gần đây.

Bước 1: Lựa Chọn Khu Vực Sẽ Dán Ảnh Vào

Như mình đã nói lúc trước, mình sẽ chọn khu vực màn hình TV để có thể dán hình ảnh khác vào đó. Vì màn hình chỉ là một hình đa giác với các cạnh thẳng nên mình sẽ sử dụng Polygonal Lasso Tool để chọn nó.

Nhấn và giữ vào Lasso Tool trên Toolbar để hiển thị menu ẩn rồi chọn Polygonal Lasso Tool:

Chọn Polygonal Lasso Tool.

Cách Vẽ Vùng Chọn Bằng Polygonal Lasso Tool

Với Polygonal Lasso Tool, chúng ta chỉ cần nhấp chuột xung quanh khu vực muốn chọn để thêm điểm. PTS sẽ tự động nối các điểm đó lại bằng đường thẳng. Vậy nên trong trường hợp này chúng ta chỉ cần nhấp vào những điểm mà đường cần đổi hướng, đó chính là bốn gốc của màn hình.

Mình sẽ bắt đầu bằng cách nhấp vào các góc phía trên bên trái màn hình để thêm điểm bắt đầu cho vùng chọn. Sau đó di chuyển theo chiều kim đồng hồ, tiếp tục nhấp vào góc phía trên bên phải để thêm điểm thứ hai. Điểm thứ ba ở góc dưới bên phải và điểm thứ tư ở góc dưới cùng bên trái.

Đừng nhấp và kéo bằng Polygonal Lasso Tool mà chỉ cần nhấp để thêm một điểm sau đó thả chuột luôn. Nếu lỡ nhấp sai vị trí, các bạn chỉ cần nhấn phím Backspace (Win) / Delete (Mac) để hoàn tác thao tác gần nhất.

Để kết thúc việc lựa chọn vùng chọn, hãy nhấp lại một lần nữa vào điểm xuất phát ban đầu. Trong trường hợp của mình thì nó là điểm ở phía trên bên trái màn hình.

Vùng chọn đã xuất hiện trên mà hình và hoàn toàn sẵn sàng để có thể dán một hình ảnh vào trong nó:

Vùng được chọn.

Bước 2: Mở Hình Ảnh Muốn Dán Vào Vùng Chọn

Với vùng chọn đã được lựa chọn xong, hãy mở hình ảnh bạn muốn dán vào đó ra. Hình ảnh mình muốn sử dụng đã được mở sẵn nên mình sẽ chuyển hình ảnh đó sang vùng chọn bằng cách nhấp vào tab document của nó:

Mở hình ảnh muốn dán vào vùng chọn.

Bước 3: Chọn Và Copy Hình Ảnh

Chọn hình ảnh bằng cách nhấp vào menu Select rồi chọn All. Một đường viền vùng chọn sẽ xuất hiện bao quanh hình ảnh:

Select > All.

Sau đó nhấn vào menu Edit rồi chọn Copy để sao chép hình ảnh:

Edit > Copy.

Bước 4: Quay Trở Lại Với Hình Ảnh Ban Đầu

Quay trở lại với hình ảnh ban đầu bằng cách nhấp vào tab document của nó:

Quay trở lại hình ảnh ban đầu với vùng chọn đang chờ sẵn.

Bước 5: Dán Ảnh Vào Vùng Chọn

Sau đó dán hình ảnh đã sao chép vào vùng chọn bằng cách nhấn vào menu Edit, chọn Paste Special rồi chọn Paste Into.

Edit > Paste Special > Paste Into.

Hình ảnh sẽ ngay lập tức xuất hiện bên trong vùng chọn.

Tuy nhiên vẫn còn một số việc cần chúng ta phải làm. Đối tượng hiện tại bị lệch tâm và phối cảnh cũng sai. Vì vậy tiếp theo mình sẽ khắc phục cả hai vấn đề này.

Kết quả sau khi dán ảnh vào vùng chọn.

PTS Chuyển Đổi Vùng Chọn Thành Layer Mask

Lưu ý rằng sau khi dán hình ảnh vào vùng chọn, đường viền vùng chọn sẽ biến mất lý do là bởi PTS đã chuyển đổi vùng chọn thành layer mask.

Trong bảng điều khiển Layers, chúng ta thấy mask ngay trong hình thu nhỏ layer mask. Phần màu trắng của mask là khu vực đã chọn và là nơi hiển thị hình ảnh trên layer. Phần màu đen là khu vực bên ngoài vùng chọn và là nơi hình ảnh bị ẩn.

Bảng điều khiển Layers hiển thị hình thu nhỏ mask.

Nếu nhấn giữ phím Shift trên bàn phím và nhấp vào hình thu nhỏ của layer mask thì sẽ tạm thời tắt mask.

Nhấn giữ phím Shift rồi nhấn vào hình thu nhỏ để tạm thời tắt mask.

Sau khi tắt mask thì hình ảnh sẽ hiển thị như dưới đây:

Hình ảnh sau khi tạm thời tắt hiển thị mask.

Nhấp lại vào hình thu nhỏ layer mask để bật lại mask và chỉ hiển thị hình ảnh trong khu vực đã chọn:

Sau khi bật hiển thị mask trở lại.

Bước 6: Thay Đổi Kích Thước Hình Ảnh Bên Trong Khu Vực Đã Chọn

Lưu ý rằng trong bảng điều khiển Layers, khu vực giữa hình thu nhỏ của hình ảnh và hình thu nhỏ mặt nọ sẽ trống (nghĩa là không có sự xuất hiện của biểu tượng liên kết).

Thông thường hình ảnh và layer mask của nó sẽ được liên kết với nhau. Cũng có nghĩa là không thể thay đổi kích thước của cái này mà kích thước cái còn lại vẫn giữ nguyên. Nhưng khi dán một hình ảnh vào vùng chọn thì hình ảnh và mask sẽ không được liên kết với nhau. Vì thế nên người dùng có thể thay đổi kích thước hình ảnh mà không gây ảnh hưởng đến mask.

Hình ảnh và layer mask không có sự liên kết.

Đảm bảo rằng hình ảnh đang được chọn chứ không phải layer mask bằng cách nhấp vào hình thu nhỏ của hình ảnh:

Nhấp vào hình thu nhỏ của hình ảnh.

Sau đó nhấn vào menu Edit rồi chọn Free Transform:

Edit > Free Transform.

Khung Free Transform và các chốt điều khiển xuất hiện xung quanh kích thước thực tế của hình ảnh, bao gồm cả các khu vực bị ẩn:

Khung Free Transform và các chốt điều khiển.

Để chỉnh sửa kích thước hình ảnh hãy nhấp và kéo các chốt. Tẹo nữa mình sẽ chỉ cho mọi người cách khắc phục mọi vấn đề về phối cảnh với hình ảnh. Nhưng hiện tại mình sẽ chỉ tập trung vào chiều rộng bằng cách kéo các chốt điều khiển vào phía bên trong.

Thay đổi kích thước hình ảnh bên trong vùng chọn.

Bước 7: Điều Chỉnh Phối Cảnh Hình Ảnh

Vì hình ảnh đã dán là hình ảnh thẳng tắp nhưng TV thì lại hơi lệch nên chúng ta đang gặp chút vấn đề với góc nhìn. Để điều chỉnh phối cảnh cho phù hợp, hãy nhấp chuột phải vào bên trong khung Free Transform rồi chọn Perspective.

Nhấp chuột phải bên trong khung Free Transform rồi chọn Perspective.

Trong chế độ Perspective, việc kéo chốt điều khiển góc theo chiều ngang hoặc dọc sẽ đồng thời di chuyển chốt điều khiển ở góc đối diện với nó theo hướng ngược lại.

Vậy nên chỉ cần kéo chốt điều khiển góc lên hoặc xuống cho đến khi các góc của cả hai hình ảnh được căn chỉnh. Mình sẽ kéo chốt điều khiển ở góc phía trên bên phải bên trên một chút.

Kéo chốt điều khiển ở góc trên cùng bên phải lên trên để căn chỉnh các góc trên cùng của hình ảnh.

Tinh Chỉnh Phối Cảnh Với Chế Độ Distort

Đôi khi chế độ Perspective là cái duy nhất bạn cần để căn chỉnh các góc trên dưới. Tuy nhiên trong một số trường hợp, ví dụ như hình ảnh của mình thì không thể chỉ căn chỉnh một cái rồi bỏ qua cái còn lại được.

Lưu ý góc trên cùng bên phải đã nằm đúng vị trí, tuy nhiên góc bên dưới thì không.

Chế độ Perspective cố định góc trên cùng bên phải của hình ảnh nhưng góc bên dưới thì không.

Để khắc phục vấn đề này, hãy nhấn chuột phải và trong khung Free Transform rồi chuyển đổi từ chế độ Perspective sang chế độ Distort.

Nhấp chuột phải rồi chọn Distort.

Ở chế độ Distort, mỗi chốt điều khiển đều có thể di chuyển độc lập. Vì vậy chúng ta có thể kéo thanh điều khiển dưới cùng bên phải lên phía trên để căn chỉnh các góc ở dưới mà không làm ảnh hướng đến góc bên trên.

Nếu nhấn giữ phím Shift khi kéo thì sẽ giới hạn hướng có thể di chuyển giúp cho việc kéo thẳng lên hay xuống dễ dàng hơn rất nhiều.

Chế độ Distort cho phép người dùng kéo bất kỳ chốt điều khiển nào mà không làm ảnh hưởng đến các chốt khác.

Quay Lại Với Chế Độ Free Transform

Mình muốn chàng cầu thủ này sẽ chiến nhiều diện tích trên màn hình hơn nhưng trước khi thay đổi kích thước hình ảnh thì cần phải nhấp chuột phải một lần nữa vào trong Free Transform và chọn lại chế độ Free Transform thay vì Distort hay Perspective.

Chuyển về chế độ Free Transform.

Sau đó mình sẽ kéo các chốt điều khiển góc ra phía ngoài để thay đổi kích thước hình ảnh.

Thay đổi kích thước hình ảnh.

Định Vị Lại Hình Ảnh

Hoặc cũng có thể kéo phía bên trong khung Free Transform để định vị lại hình ảnh và căn giữa đối tượng.

Định vị lại hình ảnh bằng cách kéo phía bên trong khung Free Transform.

Khắc Phục Các Lỗi Mới Phát Sinh

Nếu thay đổi kích thước hình ảnh làm ảnh hưởng đến phối cảnh một lần nữa thì hãy nhấp chuột phải vào bên trong khung Free Transform và chọn chế độ Distort.

Chuyển về chế độ Distort để chỉnh sửa lại.

Sau đó kéo bất kỳ chốt điều khiển nào cần phải chỉnh sửa lại.

Khắc phục mọi sự cố mới phát sinh.

Bước 8: Đóng Khung Free Transform

Nhấn vào dấu tích trên thanh tùy chọn để xác nhận và đóng khung Free Transform:

Nhấn dấu tích.

Và đây là kết quả cuối cùng sau khi đã thay đổi kích thước hình ảnh, căn giữa đối tượng trên màn hình và khắc phục các lỗi về phối cảnh:

Kết quả cuối cùng.

 

? Khóa Học Trọn Bộ Cấp Tốc Thiết Kế Diễn Họa 3D Kiến Trúc Và Nội Thất Sử Dụng 3ds Max, Vray, Photoshop ?

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây