Tìm Hiểu Về Tác Vụ Lựa Chọn (Selection) Trong Photoshop

0
190

TẠI SAO CẦN LỰA CHỌN TRONG PHOTOSHOP

Có rất nhiều cách để lựa chọn trong PTS. Chúng ta có thể thực hiện các lựa chọn hình học đơn giản với Rectangular Marquee Tool hay Elliptical Marquee Tool. Cũng có thể lựa chọn tự do với Lasso, Polygonal Lasso hoặc Magnetic Lasso Tools. Ngoài ra còn có thể chọn các vùng có màu sắc hoặc độ sáng tương tự bằng lệnh Magic Wand hay Color Range. Thực hiện các lựa chọn chính xác với Pen Tool. Hay thậm chí có thể kết hợp các phương pháp lựa chọn khác nhau khi không có phương pháp và phù hợp hoàn toàn.

Tuy nhiên các bạn lại chưa từng được giải thích tại sao cần phải thực hiện các lựa chọn ngay từ đầu, vì vậy trong hướng dẫn này chúng ta sẽ cùng xem nhanh lý do tại sao nhé. Đây không phải bài giải thích chi tiết về cách thực hiện các lựa chọn. Mình sẽ nói kĩ ở hơn các hướng dẫn khác. Trong bài viết này chúng ta sẽ chỉ xem xét lý do tại sao cần thực hiện các lựa chọn mà thôi.

Bạn Nhìn Thấy Gì Trong Bức Ảnh Này?

Hãy nhìn vào những quả táo đỏ mọng trong hình ảnh dưới đây:

Chủ thể trong bức ảnh trên là những quả táo. Đúng không? Nhưng tại sao có thể chắc chắn nó là những quả táo? Đó là bởi vì từ trước đến giờ chúng ta đã nhìn qua vô số loại táo, hiểu tõ màu sắc, hình dạng và kết cấu của quả táo nên có thể nhận ra nó ngay lập tức. Thậm chí ta còn có thể chỉ vào từng quả táo trong bức ảnh nếu được yêu cầu mà không chỉ nhầm vào một chiếc lá hay thứ gì đó không phải là quả táo. Đơn giản vì không ai gặp vấn đề gì khi phân biệt giữa các đối tượng khác nhau trong ảnh. Chúng ta có thể nhìn mọi thứ bằng mắt và não bộ sẽ cho biết đó là gì. Trên thực tế ngay cả khi chúng ta chưa bao giờ nhìn thấy quả táo thì não bộ cũng vẫn có thể chỉ ra tất cả các vật thể trong tương đối giống nhau. Chúng ta rất giỏi trong việc nhận biết và xác định các đối tượng mà bản thân làm thường xuyên mà không cần suy nghĩ một cách có ý thức về nó.

Điều đó thật tuyệt vời. Nhưng với PTS thì sao? Nó có nhìn thấy những quả táo không? Có nhận ra hình dạng, màu sắc và kết cấu của những quả táo không? Có thể lọc ra tất cả các quả táo trong ảnh mà không có chút nhầm lẫn nào không?

Câu trả lời tất nhiên là không! Cho dù trước đây bạn có mở bao nhiêu ảnh về quả táo thì PTS cũng không thể ghi nhớ được nó là quả táo hay gì. Lý do là bởi tất cả những gì PTS nhìn thấy là pixel, nó không quan tâm đó là táo, cam hay là con khỉ đang ăn chuối. Đối với PTS thì tất cả đều giống nhau. Chúng chỉ là những pixel, vuông vuông nhỏ nhỏ, tạo nên một bức ảnh kỹ thuật số:

Soi cận cảnh có thể thấy nó chỉ là những những pixel nhỏ xíu.

Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là chúng ta không thể nhấp vào đâu đó trên ảnh và mong đợi PTS ngay lập tức chọn nó. Bởi vì những gì chúng ta thấy là những đối tượng riêng biệt và độc lập, còn PTS thì không có gì khác ngoài những pixel có màu khác nhau. Vậy làm thế nào để chúng ta giải quyết vấn đề này? Xem nào, vì chẳng thể mong đợi PTS nghĩ được như con người, vậy thì chúng ta cần phải suy nghĩ theo PTS thôi. Chúng ta cần báo cho PTS rằng mình muốn làm việc với những pixel ở đây chứ không phải những pixel khác. Ví dụ, ta không thể nói với PTS rằng mình muốn thay đổi màu sắc của quả táo, nhưng ta có thể yêu cầu nó thay đổi màu sắc của những pixel tạo nên quả táo đó. Và điều đầu tiên chúng ta cần làm đó là chọn những pixel đó trong ảnh. Dĩ nhiên điều này sẽ được thực hiện bằng các công cụ lựa chọn!

Không Chọn Gì Nghĩa Là Tất Cả Đều Được Chọn

Cho tới giờ thì chúng ta đều biết rằng con người nhìn mọi thứ rất khác so với cách mà PTS nhìn thấy chúng. Chúng ta nhìn thấy các đối tượng một cách độc lập và dễ dàng nhận biết trong khi PTS coi mọi thứ dưới dạng pixel, chúng ta sẽ cho PTS biết chúng ta muốn xử lý pixel nào bằng cách chọn chúng bằng các công cụ lựa chọn khác nhau. Trên thực tế thì trước khi chúng ta có thể làm bất cứ điều gì đối với hình ảnh, PTS sẽ cần biết người dùng muốn chỉnh sửa những pixel nào.

Ví dụ mình muốn thay đổi màu của quả táo trong ảnh từ màu đỏ sang xanh lá cây. Theo những gì mình vừa nói thì sẽ không thể làm được điều này nếu như không chọn các pixel tạo nên quả táo trước. Hãy cùng thử xem sao nào. Mình sẽ chọn Brush Tool:


Chọn Brush Tool.

Sau đó chọn màu xanh lá cây để vẽ bằng cách nhấp vào mẫu màu Foreground gần cuối bảng Tools:

Chọn màu Foreground.

Nhấp vào mẫu màu trong Photoshop’s Color Picker. Mình sẽ chọn màu xanh lá nhạt:

Bảng chọn màu.

Nhấp vào OK để xác nhận và thoát ra khỏi bảng Color Picker. Giờ thì mình đã chọn Brush Tool và màu xanh lá làm màu Foreground vậy nên mình sẽ thử tô màu lên quả táo. Vì không chọn bất kì pixel nào trước khi vẽ nên mình nghĩ là dường như mình đang lãng phí thời gian khi thử bằng cách này. PTS sẽ không cho phép ta thực hiện bất kì điều gì. Trên thực tế ngay sau khi thử tô lên quả táo thì sẽ có ngay một cảnh báo đe dọa sẽ làm hỏng ổ cứng nếu như cứ tiếp tục làm điều này:

Hiệu ứng hình ảnh siêu thực.

Nhưng hãy nhìn xem điều gì đang xảy ra này. Mình có thể vẽ trên quả táo và PTS cũng không ngăn chặn điều đó? Mình vừa nói rằng chúng ta không thể làm bất cứ điều gì với hình ảnh nếu không chọn những pixel muốn chỉnh sửa từ trước. Và mình đã dùng Brush Tool để thử vẽ lên một phần của ảnh khi không chọn bất kì pixel nào trước đó. Lẽ ra thì không thể nhưng mình vẫn có thể vẽ lên nó. Sao lại bất đồng như thế được nhỉ?

Thực ra thì lý do khiên cho mình có thể vẽ lên quả táo khi mà chưa hề chọn bất kì một pixel nào đó là bởi vì bất cứ khi nào chúng ta không thực hiện chọn một thứ gì cố định trong hình ảnh, thì toàn bộ hình ảnh đó đều coi như là được chọn. PTS giả định rằng nếu không có bất kỳ pixel cụ thể nào được chọn, thì có nghĩa là người dùng muốn chọn toàn bộ các pixel để chỉnh sửa tổng thể. Hoặc ít nhất chúng ta có tùy chọn để chỉnh sửa toàn bộ hình ảnh. Như đã thấy ở ví dụ bên trên, mình có thể vẽ chỉ trên một như của bức ảnh mặc dù trước đó không hề chọn một pixel vào, và nếu như muốn thì mình có thể dễ dàng vẽ lên toàn bộ hình ảnh mà không hề bị ngăn cản.

Mặc dù nghe thì có vẻ tuyệt vời khi muốn tô vẽ vào bất cứ đâu mình muốn nhưng thực ra nó là ý tưởng khá tệ, ít nhất là đối với việc chỉnh sửa hình ảnh. Trong ví dụ này, tất cả những gì mình muốn làm là đổi màu sắc của quả táo, và bởi vì không khoanh vùng chọn quả táo trước nên PTS cho phép mình vẽ tùy ý, bất cứ nơi nào mình muốn. Và những gì mình làm được trong khá lộn xộn và chẳng ra sao. Hãy thử lại một lần nữa xem điều gì sẽ xảy ra nếu mình chọn quả táo trước nhé.

Tô Màu Bên Trong Vùng Được Chọn

Nhấn Ctrl+Z (Windows) / Command+Z (Macbook) để hoàn tác hình ảnh. Lần này mình sẽ chọn quả táo trước khi tô lên nó. Như đã nói lúc đầu mình sẽ hướng dẫn chi tiết cách thực hiện các lựa chọn ở bài hướng dẫn khác nên ở đây mình sẽ không giải thích kĩ. Giờ mình sẽ tiếp tục với việc vẽ một vùng chọn xung quanh quả táo.

PTS hiện thị phác thỏa lựa chọn dưới dạng đường viền với các nét đứt xung quanh quả táo:

Khoanh vùng lựa chọn xung quanh quả táo.

Hãy nhớ, đối với chúng ta thì quả táo đang được chọn, nhưng đối với PTS tất cả chỉ là những pixel. Chúng chỉ tình cờ là những pixel tạo nên quả táo mà chúng ta nhìn thấy. Các pixel nằm trong ranh giới của đường viền hiện đã được chọn. Cũng có nghĩa là chúng có thể bị ảnh hưởng bởi bất kì chỉnh sửa nào mà mình thực hiện tiếp theo. Những pixel phía bên ngoài đường viền sẽ không hề bị ảnh hưởng đến.

Cùng xem thử điều gì xảy ra khi mình vẽ lại quả táo nào. Mình sẽ dùng Brush Tool như lúc nãy, cùng với màu Foreground là xanh lá nhạt và vẽ lên quả táo một lần nữa. Đây chính là sự khác biệt so với lúc trước:

Phần tô màu chỉ gói gọn bên trong khu vực đã chọn.

Nhờ vào việc khoanh vùng lựa chọn trước, PTS đã giúp chúng ta chỉ tô bên trong khu vực được chọn dù vô tình tô lem cọ ra ngoài ranh giới đã chọn thì những pixel phía bên ngoài cũng không hề bị ảnh hưởng gì. Mình có thể dễ dàng tô lên quả táo mà không sợ làm hỏng những phần còn lại.

Việc chọn một vùng pixel nhất định không có nghĩa là cần phải chỉnh sửa tất cả pixel bên trong phần được chọn đó. Mình sẽ loại bỏ các nét sơn màu xanh lá cây bằng cách nhấn Ctrl+Z (Windows) / Command+Z (Macbook) để hoàn tác bước cuối cùng. Lần này, với khu vực được lựa chọn vẫn đang hoạt động, mình sẽ sử dụng cọ vẽ lớn hơn với các canh mềm và chỉ vẽ nửa thân dưới của quả táo, tạo một sự chuyển tiếp khéo léo ở giữa màu xanh lá cây và màu đỏ tự nhiên của quả táo.

Bất kì pixel nào bên trong đường viền lựa chọn cũng có thể được chỉnh sửa nhưng không có nghĩa là phải chỉnh sửa toàn bộ các pixel này.

Để làm mọi thứ trong thực tế hơn, mình sẽ pha trộn màu xanh lá cây với màu thực của quả táo bằng cách sử dụng một trong các chế độ hòa trộn của PTS. Hãy đi tới menu Edit rồi chọn Fade Brush Tool:

Edit > Fade Brush Tool.

Thao tác này sẽ mở ra hộp thoại Fade, cho phép chúng ta thực hiện một số điều chỉnh đối với chỉnh sửa trước đó. Để hòa trộn màu xanh lá cây với quả táo mình sẽ thay đổi Mode thành Color và giảm Opacity xuống còn 80%:

Chế độ Color cho phép chúng ta thay đổi màu sắc của đối tượng mà không làm thay đổi giá trị độ sáng ban đầu.

Mình sẽ nhấp vào OK để thoát khỏi hộp thoại Fade. Nhấn Ctrl+H (Windows) / Command+H (Macbook) để tạm thời ẩn đường viền xung quanh quả táo. Việc này giúp cho việc đánh giá kết quả dễ dàng hơn. Nhờ những điều chỉnh đã thực hiện với lệnh Fade, giờ đây chúng ta đã có một quả táo vẫn còn hơi xanh:

Nhấn Ctrl+H (Windows) / Command+H (Macbook) để tạm thời ẩn đường viền xung quanh quả táo. Nhấn lại một lần nữa để hiển thị lại đường viền.

Tiếp theo chúng ta sẽ xem xét một lý do quan trọng khác để thực hiện các lựa chọn khi làm việc với layer.

Lựa Chọn Giúp Cho Layer Trở Nên Hữu Ích Hơn

Cho tới giờ mình đã thực hiện tất cả các chỉnh sửa trên layer Background. Điều này khá tệ bởi vì nó có nghĩa là mình đang thực hiện các thay đổi đối với ảnh gốc. Nếu mình lưu các thay đổi này lại và đóng cửa sổ tài liệu thì ảnh gốc sẽ biến mất vĩnh viến. Đôi khi thì cũng chẳng sao cả nhưng nếu cần tới bản gốc một lần nữa…bạn biết rồi đó, nó thực sự là một rắc rối lớn.

Một cách tốt hơn để làm việc trong PTS đó là sử dụng các layer. Với layer, chúng ta có thể làm việc trên một bản sao của hình ảnh mà vẫn giữ nguyên bản gốc không hề bị tác động gì. Nhờ vào các lựa chọn chúng ta thậm chí còn có thể sao chép các phần khác nhau của hình ảnh vào các layer của chính chúng để làm việc một cách độc lập. Tuy nhiên nếu không có khả năng lựa chọn thì các layer trong PTS sẽ không hữu ích bằng.

Mình sẽ hoàn nguyên hình ảnh về trạng thái ban đầu khi chưa chỉnh sửa bằng cách đi tới menu File chọn Rever:

File > Revert.

Một hiệu ứng phổ biến trên PTS là để lại một thứ gì đó có màu sắc trong ảnh và các phần còn lại đổi qua màu đen trắng. Hãy xem các lựa chọn có thể giúp chúng ta thực hiện điều này không nhé. Như mình vừa nói thì việc thực hiện trực tiếp trên layer Background là một điều khá tệ. Thế nên mình sẽ sao chép layer này và làm việc với bản sao chép. Mình sẽ đi tới menu Layer rồi chọn Layer via Copy:

Tạo bản sao của layer Background.

Nhìn vào bảng điều khiển Layers, có thể thấy rằng bây giờ chúng ta có hai layer: layer Background và Layer 1 (chứa bản sao của hình ảnh trên layer Background, chúng ta có thể chỉnh sửa mà không làm tổn hại đến ảnh gốc):

Làm việc với bản sao để giữ cho bản gốc được nguyên vẹn.

Lưu ý rằng toàn bộ layer Background đã được sao chép. Chúng ta sẽ quay lại vấn đề này sau. Vì muốn giữ lại quả táo với màu sắc đỏ thẫm như ban đầu và chuyển những thứ khác sang màu đen trắng nên trước tiên cần chọn quả táo trước. Mình sẽ vẽ một vùng chọn xung quanh nó:

Lựa chọn quả táo.

Với quả táo được chọn, mình sẽ tạo một bản sao khác của hình ảnh bằng cách đi tới menu Layer, chọn New sau đó chọn Layer via Copy. Lúc tước thực hiện thao tác này PTS đã sao chép toàn bộ layer, nhưng lần này thì khác. Tất cả những gì chúng ta sao chép tới layer mới là quả táo, chỉ vậy thôi:

Lần này chỉ quả táo được sao chép tới Layer 2.

Bất cứ khi nào có một vùng lựa chọn đang hoạt động thì khi chúng ta sao chép một layer, chỉ có vùng bên trong đường viền lựa chọn được sao chép. Đó là lý do tại sao chỉ có mình quả táo được sao chép sang Layer 2. Khả năng cô lập một đối tượng cụ thể trong ảnh và sao chép mình nó là điều khiến cho các layer trở nên vô cùng hữu ích. Nếu không thể chọn bất kì thứ gì trước thì tất cả những gì chúng ta có thể làm là tạo tiếp một bản sao của bản sao của hình ảnh, điều này khá vô nghĩa nếu như nó có âm thanh.

Bây giờ quả táo đã nằm hoàn toàn trên một layer khác. Mình sẽ nhấp vào “Layer 1” để chọn nó:

Chọn Layer 1.

Để chuyển hình ảnh thành màu đen trắng, mình sẽ khử bão hòa bằng cách đi tới menu Edit chọn Adjustments rồi chọn Desaturate:

Lệnh Desaturate là cách nhanh chóng để xóa màu khỏi hình ảnh.

Đây chắc chắn không phải cách tốt nhất để chuyển ảnh sang màu đen trắng, nhưng nó là cách rất nhanh để làm điều này. Nhìn lại bảng điều khiển Layers, hình thu nhỏ xem trước của “Layer 1” đã đổi thành màu đen trắng, trong khi quả táo ở Layer 2 không hề bị ảnh hưởng và vẫn giữ màu đỏ thẫm:

Chỉ Layer bị đổi sang màu đen trắng.

Vì quả táo đỏ nằm ở layer phía trên phiên bản đen trắng của hình ảnh nên nó xuất hiện với đầy đủ màu sắc vốn ngay trên hình ảnh đen trắng trong tài liệu:

Một kết quả tuyệt vời.

Tất nhiên còn rất nhiều điều chúng ta có thể làm với các vùng được chọn trong PTS hơn là chỉ vẽ bên trong chúng hay sao chép sang layer mới nhưng hy vọng qua đây các bạn sẽ hiểu lý do tại các vùng được chọn lại quan trọng như vậy. PTS chỉ nhìn thấy các pixel trong khi chúng ta có thể nhìn thấy các đối tượng độc lập. Vì thế chúng ta cần khoanh vùng lựa chọn để thu hẹp khoảng cách giữa thế giới con người và thế giới PTS. Và có thể khẳng định rằng layer là một trong những tính năng quan trọng nhất của PTS, chúng có tính hữu ích hơn hẳn so với các lựa chọn.

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây