Bạn không muốn mất thời gian tạo vùng chọn? Vậy hãy thử cách tạo hiệu ứng Color Splash một cách nhanh chóng và dễ dàng chỉ với lớp điều chỉnh Gradient Map, layer mask và cọ vẽ. Một hiệu ứng cực kỳ tuyệt vời cho thiên nhiên và phong cảnh.
“Color Splash” hay còn được gọi là “selective color” là nơi chúng ta chuyển đổi hình ảnh sang đen trắng và chỉ khôi phục một màu cho một vùng. Thông thường chúng ta sẽ khôi phục màu sắc cho các đồ vật vụ thể, ví dụ như váy hay một bông hoa…
Tuy nhiên, đối với một số loại ảnh nhất định, đặc biệt là ảnh phong cảnh ngoài trời thì việc khôi phục màu sắc ở một khu vực chung (không phải chỉ riêng đối tượng) sẽ đem lại hiệu quả cao hơn. Bằng cách giới hạn màu sắc ch ở một khu vực (như lá cây, nước dưới cầu…) chúng ta sẽ đơn gian hóa cảnh bằng cách tập trung tiêu điểm vào khu vực đó. Đây có lẽ là một cách tuyệt vời để tạo ra một hình ảnh thú vị và hấp dẫn hơn, đồng thời cũng là một hiệu ứng thực sự thú vị và hấp dẫn. Vì chúng ta sẽ không chọn bất cứ thứ gì cụ thể trong ảnh nên không cần mất thời gian tạo vùng chọn, chỉ cần dùng cọ vẽ là đủ.
Bạn Sẽ Học Được Gì Từ Bài Hướng Dẫn Này?
Để tạo hiệu ứng màu nổi bật, chúng ta sẽ sử dụng lớp điều chỉnh Gradient Map để nhanh chóng chuyển đổi màu của hình ảnh sang đen trắng, Sau đó sử dụng layer mask (được tích hợp với Gradient Map) cùng với Brush Tool để khôi phục màu cho một vùng duy nhất. Cuối cùng, chúng ta sẽ làm mờ màu để nó hòa hợp tốt hơn với môi trường toàn màu đen trắng xung quanh bằng cách sử dụng các tùy chọn layer mask trong bảng Properties. Tất cả quá trình chỉ mất khoảng vài phút và hãy cùng xem nó hoạt động như nào nhé!
Dưới đây là ví dụ về hiệu ứng mày nổi bật sau khi hoàn thành. Lưu ý chỉ có cây ở bên trái có màu trong khi phần còn lại của hình ảnh vẫn là đen trắng. Chúng ta sẽ tìm hiểu cách điều chỉnh cường độ màu để phù hợp hơn với hình ảnh cụ thể ở cuối bài viết:
Hiệu ứng màu nổi bật.
Hướng Dẫn Tạo Hiệu Ứng Màu Nổi Bật
Bước 1: Mở Ảnh
Hãy bắt đầu bằng việc mở hình ảnh trong PTS, mình sẽ sử dụng hình ảnh đưới đây làm ví dụ minh họa:
Ảnh gốc. (Nguồn: Adobe Stock)
Bước 2: Đặt Màu Foreground Và Background Về Mặc Định
Chúng ta sẽ sử dụng lớp điều chỉnh Gradient Map để chuyển đổi hình ảnh sang màu đen trắng. Tuy nhiên trước tiên cần đảm bảo màu Foreground và Background đã được đặt về mặc định bằng cách nhấn phím D (nếu màu Foreground không phải màu đen và màu Background không phải màu trắng):
Màu Foreground và Background mặc định.
Bước 3: Thêm Lớp Điều Chỉnh Gradient Map
Nhìn vào bảng điều khiển Layers, chúng ta sẽ thấy hình ảnh hiện đang nằm trên layer Background:
Bảng điều khiển Layers hiển thị hình ảnh nằm trên layer Background.
Chúng ta cần chuyển đổi hình ảnh sang màu đen trắng nên hãy sử dụng lớp điều chỉnh Gradient Map. Tuy nhiên thay vì thực hiện thay đổi vĩnh viễn cho hình ảnh thì mình sẽ áp dụng Gradient Map như một lớp điều chỉnh không gây phá hủy. Nhấn vào biểu tượng New Fill or Adjustment Layer ở cuối bảng điều khiển Layers:
Nhấp vào biểu tượng New Fill or Adjustment Layer.
Sau đó chọn Gradient Map:
Chọn Gradient Map.
PTS sẽ ngay lập tức thêm lớp điều chỉnh Gradient Map với tên gọi “Gradient Map 1” nằm ngay phía trên layer Background:
Layer “Gradient Map 1” nằm ngay bên trên layer Background.
Như vậy Gradient Map sẽ ngay lập tức chuyển đổi hình ảnh sang màu đen trắng. Để kiểm soát nhiều hơn việc chuyển đổi màu thì chúng ta có thể sử dụng lớp điều chỉnh Black & White. Nhưng trong hầu hết các trường hợp thì Gradient Map hoạt động khá tốt trong việc tạo hiệu ứng màu nổi bật và mang lại kết quả tuyệt vời:
Hình ảnh đã được chuyển sang màu đen trắng.
Bước 4: Chọn Brush Tool
Nhìn lại bảng điều khiển Layers, chúng ta sẽ thấy hình thu nhỏ layer mask nằm trên lớp điều chỉnh Gradient Map. Đó là vì các lớp điều chỉnh trong PTS luôn tích hợp sẵn layer mask. Lưu ý, hình thu nhỏ hiển thị đường viền nổi bật màu trắng xung quanh nó báo hiệu cho người dùng biết layer mask hiện đang được chọn. Chúng ta sẽ sử dụng layer mask này để mang lại một phần màu sắc cho hình ảnh:
Hình thu nhỏ layer mask.
Để tạo được hiệu ứng màu nổi bật, chúng ta cần tô màu đen lên layer mask. Nhấn chọn Brush Tool trong Toolbar:
Chọn Brush Tool.
Bước 5: Đặt Màu Foreground Thành Màu Đen
PTS sẽ sử dụng màu Foreground hiện tại làm màu cọ. Vì vậy để tô màu đen thì chúng ta cần đặt màu Foreground thành màu đen (màu mặc định).
Tuy nhiên nếu nhìn lại mẫu màu ở gần cuối Toolbar thì chsung ta sẽ thấy PTS đã hoán đổi màu sắc của hai màu Foreground thành trắng và Background thành đen. Lý do là bởi bây giờ chúng ta đã chọn một layer mask. Điều này sẽ gây nhầm lẫn đôi chút nhưng màu mặc định khi làm việc với layer mask sẽ trái ngược so với bình thường:
Màu Foreground và màu Background bị đảo ngược.
Để đặt lại màu Foreground thành màu đen thì hãy nhấn phím X để hoán đổi chúng:
Nhấn X để hoán đổi hai màu.
Bước 6: Hạ Hardness Của Cọ Xuống 0%
Với Brush Tool đã được chọn, nhấp chuột phải (Win) / Control nhấp chuột (Mac) vào vị trí bất kỳ bên trong cửa sổ tài liệu. Thao tác này sẽ mở ra Brush Preset Picker. Hãy đảm bảo giá trị Hardness được hạ xuống 0%. Điều này mang lại cho chúng ta một cây cọ mềm mại và có lông khi vẽ, tạo ra sự chuyển tiếp mượt màu giữa vùng có màu của hình ảnh và vùng đen trắng xung quanh. Nhấn Enter (Win) / Return (Mac) để đóng Brush Preset Picker:
Hạ Hardness xuống 0%.
Bước 7: Kiểm Tra Tùy Chọn Brush
Trước khi vẽ, hãy đảm bảo các tùy chọn Brush Tool tên thanh tùy chọn được đặt về mặc định. Tùy chọn Mode được đặt là Normal, Opacity ở mức 100% và Flow cũng được đặt là 100%:
Tùy chọn Brush trên thanh tùy chọn.
Bước 8: Thay Đổi Kích Thước Cọ
Đặt con trỏ chuột lên vùng bạn muốn khôi phục màu. Sau đó thay đổi kích thước cọ bằng phím “[“ và phím ‘’]”. Phím “[“ làm tăng kích thước cọ và phím “]” làm giảm kích thước cọ. Mình cần dùng cọ có kích thước vùa đủ lớn để bao quanh những cái cây ở bên phải cũng như hình phản chiếu của chúng ở dưới nước:
Thay đổi kích thước và định vị con trỏ chuột trên vùng cần tô màu.
Bước 9: Bấm Để Khôi Phục Màu
Sau đó, lấy màu đen làm màu cọ, nhấp vào vùng đó để khôi phục màu ban đầu. Bạn cũng có thể nhấp và kéo để vẽ bằng Brush Tool nhưng thường hiệu ứng đẹp nhất khi màu bạn chỉ nhấp chuột 1 lần:
Màu sắc của khu vực cây phía bên phải đã được khôi phục.
Nếu cảm thấy không hãy lòng thì chỉ việc hoàn tác bằng cách đi tới menu Edit, chọn Undo Brush Tool. Hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+Z (Win) / Command+Z (Mac):
Edit > Undo Brush Tool.
Sau đó, thay đổi kích thước cọ và đặt lại vị trí chuột nếu cần và thử lại. Lần này mình sẽ đặt cọ tại khu vực những cái cây ở bên trái và hạ kích thước cọ xuống bằng cách nhấn phím “[“ vài lần:
Di chuyển và thay đổi kích thước cọ trên một khu vực khác.
Nhấp chuột một lần để khôi phục màu tại khu vực này và dưới đây là kết quả:
Màu sắc ở khu vực khác đã được khôi phục.
Bước 10: Làm Mờ Màu Bằng Thanh Trượt Density
Nhìn vào hình thu nhỏ layer mask trong bảng điều khiển Layers, chúng ta sẽ thấy vùng màu đen nơi đã nhấp vào. Đây là khu vực ẩn các hiệu ứng của Gradient Map, cho phép màu gốc của hình ảnh hiển thị xuyên qua nó:
Hình thu nhỏ layer masj hiển thị nơi đã nhấp chuột.
Nếu thấy màu đã khôi phúc quá đậm sơ với hình ảnh đen trắng hoặc bạn muốn tạo hiệu ứng tinh tế hơn thì có thể làm mở màu bằng cách sử dụng thanh trượt Density trong bảng Properties. Nhìn vào bảng Properties, có thể thấy hiện các tùy chọn dành cho Gradient Map. Để chuyển sang các tùy chọn dành cho layer mask, hãy nhấp vào biểu tượng Layer Mask ở trên cùng:
Nhấn vào biểu tượng Layer Mask trong bảng điều khiển Properties.
Thanh trượt Density giống như tùy chọn Opacity. Việc giảm mật độ sẽ làm mờ tác dung của layer mask nên sẽ gây ít tác động hơn. Bởi vì chúng ta đang sử dungh layer mask để khôi phục màu gốc nên chỉ có thể làm mwor bằng cách giảm giá trị Density. Để hạ thấp nó, hãy nhấp vào thanh trượt Density và kéo nó sang trái. Càng kéo thì màu sẽ càng nhạt dần. Mình sẽ hạ xuống mức 75%:
Hạ giá trị Density trong bảng điều khiển Properties.
Và đây là kết quả cuối cùng sau khi làm mờ bằng thanh trượt Density mang lại hiệu ứng màu nổi bật:
Kết quả cuối cùng.