Hướng Dẫn Trộn Họa Tiết Với Hình Ảnh Trong Photoshop

0
274

Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu cách trộn họa tiết với hình ảnh bằng Blend Mode dành cho layer. Đây là chế độ đơn giản nhưng rất hiệu quả để kết hợp hai hay nhiều hình ảnh lại với nhau mạng lại sự sáng tạo và nghệ thuật hơn cho ảnh gốc. Chúng có thể rất thú vị, tuy nhiên chúng ta không thể đoán trước được kết quả mà bất kỳ chế độ hòa trộn cụ thể nào mang lại, đặc biệt là khi làm việc với ảnh họa tiết. Trên thực tế, cách duy nhất để biết chế độ nào phù hợp nhất chính là thử tất cả chúng rồi tự mình đánh giá đâu là chế độ phù hợp nhất. Điều này sẽ làm mất khá nhiều thời gian.

Thật may là có một thủ thuật hữu ích để có thể chuyển qua tất cả các chế độ hòa trộn một cách dễ dàng và nhanh chóng. Chúng ta sẽ tìm hiểu chế độ nào có nhiều khả năng mang lại kết quả tuyệt vời và cách nhanh chóng để chuyển ngay đến chế độ đó bằng bàn phím.

Điều tuyệt vời về họa tiết là bạn có thể tìm thấy những thứ thú vị ở hầu hết mọi nơi mà bạn nhìn thấy, trong nhà hay ngoài trời. Tất cả những gì bạn cần làm một chiếc máy ảnh hay smart phone. Chụp lại một chi tiết hay thiết kế thú vị, một chiếc lá hay một tảng đá, đám mây trên bầu trời, mảnh gỗ, vết rỉ sét, sương sớm hay bắt kỳ thứ gì bạn cảm thấy bắt mắt… Hoặc đơn giản là tìm kiếm nhanh trên Google và lưu chúng vào một thư mục riêng sau này có thể lôi ra sử dụng bất cứ lúc nào cần.

Bài viết dành cho phiên bản Photoshop CC và Photoshop CS6. Mình sẽ sử dụng hình ảnh dưới đây làm ví dụ minh họa:

Ảnh gốc.

Mình khá ấn tượng với bức ảnh dưới đây và mình nghĩ rằng bức tranh kim loại rỉ sét và trầy xước này rất hợp để làm họa tiết để hòa trộn với ình ảnh bên trên kia:

Ảnh họa tiết.

Kết quả cuối cùng mình muốn hướng tới:

Kết quả cuối cùng.

Hướng Dẫn Cách Hòa Trộn Họa Tiết Với Hình Ảnh

Bước 1: Chọn Và Copy Họa Tiết

Để bắt đầu tạo hiệu ứng, hãy mở cả hai ảnh bạn muốn sử dụng trong PTS. Mỗi ảnh sẽ nằm ở một cử sổ tài liệu riêng. Việc đầu tiên cần làm là d chuyển họa tiết vào cùng một cửa sổ tài liệu với ảnh chính. Cách dễ nhất đó là sao chép và dán nó vào. Hãy đảm bảo tài liệu chứa họa tiết đang được chọn. Chúng ta có thể chuyển đổi giữa các cửa sổ tài liệu bằng cách nhấp vào các tab document:

Nhấn vào tab document để chọn tài liệu chứa hoạt tiết.

Với tài liệu chứa họa tiết đang hoạt động, hãy đi tới menu Select rồi chọn All hoặc nhấn phím Ctrl+A (Win) / Command+A (Mac):

Select > All.

Đường viền lựa chọn sẽ xuất hiện xung quanh hình ảnh báo hiệu cho người dùng biết rằng nó đã được chọn. Để sao chép mọi người chỉ cần nhấn vào menu Edit rồi chọn Copy hoặc nhấn phím Ctrl+C (Win) / Command+C (Mac):

Edit > Copy.

Bước 2: Dán Ảnh Họa Tiết Vào Tài Liệu Chứa Ảnh Chính

Chuyển qua tài liệu chứa hình ảnh chính bằng cách nhấn vào tab document của nó:

Nhấn vào tab document chứa hình ảnh chính.

Với cửa sổ tài liệu của hình ảnh chính đang hoạt động, hãy nhấn vào menu Edit, chọn Paste Special rồi chọn Paste in Place:

Edit > Paste Special > Paste in Place.

Lệnh Paste in Place không chỉ dán họa tiết vào tài liệu và còn căn giữa nó luôn. Tùy thuộc vào kích thước của họa tiết, có thế nó sẽ chặn hoàn toàn hình ảnh ở bên dưới giống như này:

Họa tiết hiện đang che toàn bộ hình ảnh.

Nếu nhìn vào bảng điều khiển Layers thì chúng ta sẽ thấy ảnh gốc vẫn nằm ở đó, trên layer Background còn họa tiết nằm trên một layer riêng có tên là “Layer 1”:

Hình ảnh và họa tiết được mở trong hai layer khác nhau.

Bước 3: Thay Đổi Kích Thước Họa Tiết Bằng Free Transform (Nếu Cần)

Trừ khi hình ảnh và họa tiết có cùng một kích thước còn không thì bạn sẽ cần phải thay đổi kích thước họa tiết sao cho phù hợp với hình ảnh bằng lệnh Free Transform. Với Layer 1 đang được chọn, hãy đi tới menu Edit rồi chọn Free Transform hoặc nhấn phím Ctrl+T (Win) / Command+T (Mac):

Edit > Free Transform.

PTS sẽ đặt khung Free Transform cùng các chốt điều khiển xung quanh kết cấu. Nếu không thể nhìn thấy tất cả các chốt vì chúng đang mở rộng ra khỏi màn hình thì hãy đi tới menu View chọn Fit on Screen hoặc nhấn phím Ctrl+0 (Win) / Command+0 (Mac):

View > Fit on Screen.

PTS sẽ ngay lập tức thu nhỏ hình ảnh (bao gồm cả khung Free Transform và chốt điều khiển) để có thể nhìn thấy rõ ràng:

Khung Free Transform hiển thị sau khi chọn lệnh Fit on Screen.

Nhấp và kéo chốt điều khiển bất kỳ để thay đổi kích thước của họa tiết (nếu cần). Việc tự kéo một chốt điều khiển có thể gây méo hình dạng của họa tiết khi thay đổi kích thước. Bởi vì nó chỉ là họa tiết nên việc bị méo chút cũng không sao, còn nếu muốn khóa tỷ lệ khung hình thì khi kéo hãy nhấn giữ phím Shift rồi kéo một chốt điều khiển ở góc bất kỳ.

Nếu nhấn giữ Shift+Alt (Win) / Shift+Option (Mac) khi kéo chốt điều khiển ở góc, bạn sẽ thay đổi kích thước họa tiết từ tâm của nó và vẫn giữ nguyên tỷ lệ khung hình. Sau khi hoàn tất, nhấn Enter (Win) / Return (Mac) trên bàn phím để xác nhận chuyển đổi và thoát lệnh Free Transform:

Thay đổi kích thước họa tiết để phù hợp hơn với hình ảnh bằng Free Transform.

Bước 4: Chọn Move Tool

Chọn Move Tool trên Toolbar hoặc nhấn phím V. Chúng ta sẽ không thực sự sử dụng công cụ này mà sẽ học cách dùng một phím tắt tiện dụng để nhanh chóng chuyển qua các chế độ hòa trộn để xem chế độ nào mang lại cho chúng ta kết quả hòa trộn tốt nhất giữa họa tiết và hình ảnh.

Vậy Move Tool thì liên quan gì? Tùy thuộc vào công cụ mà bạn đã chọn thì phím tắt có thể hoạt động hoặc không. Phím tắt mà mình sắp chỉ cho mọi người đây sẽ hoạt động khi Move Tool được chọn vậy nên hãy nhấn chọn công cụ này trước:

Chọn Move Tool.

Bước 5: Thử Các Chế Độ Hòa Trộn

Chế độ hòa trộn theo mặc định được đặt là Normal, tức là layer này không hòa trộn với các layer khác bên dưới nó theo bất kỳ cách nào:

Chế độ hòa trộn theo mặc định được đặt là Normal.

Nếu nhấn vào từ “Normal” bạn sẽ thấy danh sách các chế độ hòa trộn khác có thể chọn như Multiply, Screen, Overlay… Nếu thực sự muốn thì mọi người có thể chọn từng chế độ hòa trộn một bằng cách nhấp vào tên của nó trong danh sách. Tuy nhiên làm vậy sẽ khá mất thời gian. Có một cách nhanh hơn rất nhiều để có thể thử nghiệm các ché độ hòa trộn khác nhau một cách nhanh chóng bằng bàn phím. Nhấn giữ phím Shift rồi nhấn dấu “+” hoặc “”. Ví dụ, nhấn giữ phím “Shift” rồi nhấn phím “+” để chuyển từ chế độ Normal sang Dissolve:

Nhấn giữ phím Shift rồi nhấn “+” để chuyển từ Normal sang Dissolve.

Chế độ Dissolve có thể sẽ không gây nhiều ảnh hưởng đến hình ảnh nhưng các chế độ khác thì chắc chắn có. Ví dụ, mình sẽ nhấn giữ Shift rồi nhấn “+” một vài lần để chuyển sang chế độ Multiply:

Thử chế độ Multiply.

Chế độ Multiply là một trong các chế độ làm tối toàn bộ hình ảnh. Có thể thấy rằng ở đây họa tiết và hình ảnh hiện đang hòa trộn vào nhau. Mặc dù trông khá thú vị thì nó vẫn hơi quá tối. Lưu ý rằng màu sắc từ họa tiết cũng sẽ hòa trộn vào với hình ảnh:

Kết quả khi chọn chế độ Multiply.

Tiếp tục nhấn giữ phím Shift rồi nhấn phím “+” vài lần để chọn chế độ Screen:

Chọn chế độ Screen.

Chế độ Screen ngược lại so với Multiply. Nó là một trong các chế độ làm sáng hình ảnh. Ở đây chúng ta hiện có một kết quả khác khá thú vị và trông sáng hơn nhiều so với chế độ Multiply:

Chế độ Screen.

Tiếp tục nhấn giữ phím Shift và dấu “+” thêm vài lần để chọn chế độ Overlay:

Chọn chế độ Overlay.

Overlay là một trong các chế độ thuộc nhóm tương phản. Nó tăng độ tương phản của hình ảnh và đồng thời cũng làm tăng độ bão hòa màu. Tương tự như Multiply, Screen và Overlay, chế độ này thường là lựa chọn tốt khi hòa trộn họa tiết với hình ảnh:

Chế độ Overlay tạo hiệu ứng tương phản cao hơn.

Có hai chế đô hòa trộn khác mà mọi người hay muốn thử và chúng giống với Overlay ở chỗ đều làm tăng độ tương phản và độ bão hòa màu. Chế độ đầu tiên là Soft Light:

Chọn chế độ Soft Light.

Soft Light là một phiên bản tinh tế ở của Overlay. Nó vẫn tăng độ tương phản và độ bão hòa màu nhưng ở mức ít đậm và dịu hơn:

Hiệu ứng Soft Light tinh tế hơn so với Overlay.

Để có hiệu ứng mạnh hơn thì hãy thử chế độ Hard Light:

Chuyển qua chế độ Hard Light.

Trong khi Soft Light tinh tế hơn so với Overlay thì Hard Light là phiên bản nặng đô nhất. Trên thực tế thì nó thường có kết quả quá mạnh:

Chế độ Hard Light cho kết quả mạnh mẽ nhất.

Phím Tắt Chế Độ Hòa Trộn

Nhìn chung, các chế độ Multiply, Screen, Overlay, Soft Light và Hard Light sẽ cho người dùng kết quả tốt nhất để hòa trộn họa tiết với hình ảnh và có các phím tắt chúng ta có thể sử dụng để chuyển ngay đến từng chế độ. Vừa rồi mọi người đã được tìm hiểu cách nhấn phím Shift rồi nhấn phím “+” hoặc “-” để thay đổi qua các chế độ. Việc này giúp chúng ta làm việc nhanh chóng và dễ dàng thử từng chế độ và nhanh chóng đánh giá kết quả.

Nếu muốn chuyển thẳng đến một chế độ hòa trộn nhất định thì chỉ cần nhấn giữ phím Shift+Alt (Win) / Shift+Option (Mac) rồi nhấn phím M (Multiply), phím S (Screen), phím O (Overlay), phím F (Soft Light) hoặc phím H (Hard Light).

Bước 6: Xóa Màu Họa Tiết

Mặc dù trông khá gắt nhưng mình vẫn sẽ sử dụng chế độ Hard Light. Tuy nhiên cũng có một vài điểm mình chưa hài long về kết quả hiện tại. Đầu tiên, không chỉ kết cấu và cả màu của nó hiện cũng đang được hòa trộn với hình ảnh. Đôi khi mọi người sẽ muốn hòa trộn cả màu sắc từ hoạt tiết để tăng thêm sự thú vị nhưng trong trường hợp này thì mình muốn loại bỏ màu họa tiết đi. Để làm được điều đó thì mình sẽ sử dụng lớp điều chỉnh Hue/Saturation.

Với layer họa tiết (Layer 1) đang được chọn, nhấn giữ phím Alt (Win) / Option (Mac) rồi nhấp vào biểu tượng New Fill or Adjustment Layer ở cuối bảng điều khiển Layers:

Nhấn giữ phím Alt (Win) / Option (Mac) rồi nhấp vào biểu tượng New Fill or Adjustment Layer.

Sau đó chọn Hue/Saturation:

Chọn Hue/Saturation.

Thao tác này sẽ mở ra hộp thoại New Layer. Mình muốn lớp điều chỉnh Hue/Saturation chỉ ảnh hưởng đến lớp họa tiết bên dưới nó chứ không tác động đến ảnh gốc nên mình sẽ chọn tùy chọn Use Previous Layer to Create Clipping Mask:

Chọn Use Previous Layer to Create Clipping Mask.

Nhấn OK để xác nhận thêm lớp điều chỉnh Hue/Saturation và đóng hộp thoại. Các tùy chọn cho lớp điều chỉnh sẽ xuất hiện trong bảng Properties. Để loại bỏ màu khỏi họa tiết thì chỉ cần nhấp và kéo thanh trượt Saturation sang trái cho tới khi giá trị đạt -100:

Kéo thanh trượt Saturation sang trái.

Vậy là màu sắc của họa tiết đã được đã được loại bỏ:

Hiệu ứng sau khi loại bỏ màu của họa tiết.

Nhìn lại bảng điều khiển Layers, chúng ta sẽ thấy lớp điều chỉnh Hue/Saturation được cắt bớt vào layer họa tiết bên dưới nó. Bạn hoàn toàn có thể bật/tắt màu của họa tiết bằng cách nhấp vào biểu tượng hiển thị của lớp điều chỉnh. Nhấp vào nó một lần để tắt lớp điều chỉnh và khôi phục màu, nhấn lần nữa để bật lại lớp điều chỉnh và xóa màu:

Nhấn vào biểu tượng hiển thị của lớp điều chỉnh Hue/Saturation.

Bước 7: Thử Đảo Ngược Kết Cấu

Ngoài việc loại bỏ màu khỏi họa tiết thì chúng ta có thể thử đảo ngược nó, có nghĩa là sẽ đảo ngược các giá trị độ sáng làm cho vùng sáng trở nên tối đi và vùng tối trở nên sáng hơn. Để đảo ngược họa tiết, chúng ta cần sử dụng một lớp điều chỉnh Invert. Nhấn giữ phím Alt (Win) / Option (Mac) rồi nhấn vào biểu tượng New Fill or Adjustment Layer ở cuối bảng điều khiển Layers:

Nhấn giữ Alt (Win) / Option (Mac) rồi nhấn vào biểu tượng New Fill or Adjustment Layer.

Sau đó chọn Invert:

Chọn Invert.

Khi hộp thoại New Layer hiện ra, hãy chọn tùy chọn Use Previous Layer to Create Clipping Mask để chỉ họa tiết (không bao gồm ảnh gốc) bị ảnh hưởng bởi lớp điều chỉnh:

Nhấn chọn tùy chọn Use Previous Layer to Create Clipping Mask.

Nhấn OK để đóng hộp thoại và thêm lớp điều chỉnh Invert. Không có tùy chọn nào để điều chỉnh Invert và PTS chỉ đơn giản đảo ngược các giá trị độ sáng của họa tiết. Trong trường hợp của mình thì mình nghĩ rằng phiên bản đảo ngược hoạt động tốt hơn vì nó cho phép ảnh gốc hiển thị nhiều hơn:

Đảo ngược họa tiết đôi khi sẽ cải thiện kết quả.

Lớp điều chỉnh Invert xuất hiện trong bảng điều khiển Layers, nằm ngay trên lớp điều chỉnh Hue/Saturation. Nó được cắt bớt vào layer họa tiết bên dưới để hình ảnh gốc nằm trên layer Background không bị ảnh hưởng. Để so sánh phiên bản gốc và phiên bản đã đảo ngược xem đâu là phiên bản hoạt động tốt hơn thì chỉ cần nhấp liên tục vào biểu tượng hiển thị của lớp điều chỉnh Invert để bật/tắt nó là được:

Nhấn vào biểu tượng hiển thị của lớp điều chỉnh Invert.

Bước 8: Giảm Opacity Của Họa Tiết

Chỉ còn một vấn đề duy nhất đó là trông hoạt tiết vẫn hơi quá đậm, tuy nhiên chúng ta có thể khắc phục nó dễ dàng bằng cách giảm Opacity. Đầu tiên hãy nhấp vào layer họa tiết (Layer 1) để chọn nó:

Chọn layer họa tiết.

Tùy chọn Opacity nằm đối diện với tùy chọn Blend Mode trong bảng điều khiển Layers. Theo mặc định thì nó được đặt là 100%, tuy nhiên càng hạ thấp giá trị này xuống thì ảnh gốc bên dưới họa tiết sẽ càng hiển thị rõ hơn. Mình sẽ giảm giá trị này xuống khoảng 50%:

Giảm giá trị Opacity của layer họa tiết xuống 50%.

Và đây là kết quả cuối cùng chúng ta đạt được:

Kết quả cuối cùng.

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây