CÁCH TẠO HIỆU ỨNG MƯA VÀO ẢNH TRONG PHOTOSHOP
Hướng dẫn từng bước cách tạo thêm hiệu ứng mưa vào hình ảnh một cách dễ dàng mà bất kì ai (dù là newbie) cũng vẫn thực hiện được.
Hầu hết chúng ta đều nhanh chóng né mưa khi mang máy ảnh bên người, tuy nhiên nếu là người thích chụp ảnh thời tiết thì sao? Hoặc kể cả đó không phải sở thích của bạn nhưng đôi khi có thêm vài chi tiết về mưa sẽ đưa bức ảnh của bạn lên một tầm cao khác. Vậy làm thế nào để chụp ảnh mưa mà không làm ướt máy ảnh?
Dễ thôi, cứ đợi đến khi trời tạnh thì bước ra chụp rồi sau đó về nhà lên PTS chỉnh thêm hiệu ứng mưa rơi vào là xong.
Bài viết dành cho phiên bản Photoshop CS5 và các phiên bản cũ hơn. Nếu bạn dùng Photoshop CS6 hay Photoshop CC thì hãy check bài hướng dẫn khác dành cho nó nhé.
Mình sẽ sử dụng hình ảnh dưới đây làm ví dụ:
Ảnh gốc.
Và đây là hình ảnh sau khi thêm hiệu ứng mưa rơi vào:
Kết quả cuối cùng.
Làm Sao Để Tạo Hiệu Ứng Mưa Trong PTS?
Bước 1: Tạo Bản Sao Layer Background
Việc đầu tiên cần làm chính là tạo bản sao của layer Background. Với hình ảnh đang mở trong PTS, chúng ta có thể thấy trong bảng điều khiển Layers hiện đang có một layer được đặt tên là layer Background, đây chính là layer chứa hình ảnh gốc:
Bảng điều khiển Layers hiển thị hình ảnh gốc trên layer Background.
Chúng ta cần một bản sao của layer này nên hãy nhấn phím tắt Ctrl+J (Win) / Command+J (Mac). Trông thì có vẻ như không có gì xảy ra trong cửa sổ tài liệu, nhưng nhìn vào bảng điều khiển Layers ta sẽ thấy rằng hiện dang có hai layer là layer Background ban đầu ở dưới cùng và layer bản sao của nó ở phía trên, layer được PTS đặt tên là “Layer 1”:
Nhấn Ctrl+J (Win) / Command+J (Mac) để tạo bản sao của layer Background.
Bước 2: Thêm Khoảng Trống Canvas Xung Quanh Hình Ảnh
Việc tiếp theo cần làm là thêm khoảng trống canvas xung quanh hình ảnh. Lý do là vì chúng ta sẽ sử dụng filter “Motion Blur” và filter này thường có xu hướng gặp các vấn đề khi xử lý các cạnh, nên để làm cho mọi thứ dễ dàng hơn thì chúng ta sẽ thêm khoảng trống xung quanh các cạnh hình ảnh. Trước khi thêm khoảng trống vào hình ảnh, chúng ta cần đặt lại màu foreground và màu background bằng cách nhấn phím D. Thao tác này sẽ đặt lại màu foreground thành màu đen và màu background thành màu trắng. Ta có thể nhìn thấy điều này trong mẫu màu ở gần cuối Toolbar:
Đặt lại màu foreground và background.
Để thêm khoảng trống canvas, chúng ta sẽ sử dụng Crop Tool. Nhấn chọn Crop Tool trên Toolbar hoặc phím C:
Chọn Crop Tool.
Sau đó, với Crop Tool đã được chọn, hãy nhấp và kéo vùng chọn xung quanh toàn bộ hình ảnh. Nếu đang làm việc với hình ảnh hiển thị bên trong cửa sổ tài liệu, chỉ cần nhấn F và PTS sẽ chuyển sang chế độ toàn màn hình (Full Screen Mode With Menu Bar), điều này sẽ giúp công việc trở nên dễ dàng hơn. Sau đó nhấp vào bên ngoài góc trên cùng bên trái hình ảnh và kéo xuống phía dưới cùng góc bên phải.
Sau khi thả nút chuột, bạn sẽ thấy các chốt điều khiển nhỏ xuất hiện xung quanh hình ảnh. Giữ phím Alt (Win) / Option (Mac) và kéo tay cầm bên trái hoặc bên phải ra ngoài để thêm khoảng trống ở cả hai bên hình ảnh. Việc giữ phím Alt/Option sẽ yêu cầu PTS di chuyển các chốt điều khiển ở cả hai bên cùng lúc. Làm tương tự với cạnh trên và dưới của hình ảnh. Đừng lo lắng về việc thêm quá nhiều khoảng trống vì dù sao lát nữa chúng ta cũng sẽ cắt nó đi:
Kéo chốt điều khiển để thêm khoảng trống canvas vào hình ảnh.
Sau khi kéo xong các chốt điều khiển, nhấn Enter (Win) / Return (Mac). PTS sẽ lấp đầy khoảng trống thừa bằng màu background (hiện tại là màu trắng):
PTS lấp đầy khoảng trống bằng màu background.
Bước 3: Thêm Layer Trống Mới
Tại thời điểm này, chúng ta cần thêm một layer trống mới vào tài liệu. Với layer trên cùng trong bảng điều khiển Layers đang được chọn, hãy nhấp vào biểu tượng New Layer ở cuối bảng điều khiển:
Nhấn vào biểu tượng New Layer.
PTS sẽ tạo thêm một layer trống mới ngay bên trên hai layer kia, tuy nhìn vào cửa sổ tài liệu sẽ không thấy có gì thay đổi (vì layer mới hiện đang trống) nhưng có thể thấy layer mới được thêm vào nằm ở trên cùng trong bảng điều khiển Layers và được đặt tên là “Layer 2”:
Layer trống mới nằm ở trên cùng trong bảng điều khiển Layers.
Bước 4: Lấp Đầy Layer Mới Bằng Màu Đen
Chúng ta sẽ lấp đầy layer trống mới này bằng màu đen. Vì hiện tại màu background là màu den nên chúng ta có thể dùng phím tắt Alt+Backspace (Win) / Option+Delete (Mac). Lệnh này yêu cầu PTS lấp đầy layer bằng màu background một cách nhanh chóng.
Hình ảnh sẽ xuất hiện với màu đen đặc và tạm thời che hình ảnh khỏi chế độ xem.
Bước 5: Thêm Noise Vào Layer
Đi tới menu Filter ở đầu màn hình, chọn Noise rồi sau đó chọn Add Noise. Kéo thanh trượt Amount sang phải để tăng độ nhiễu cho ảnh. Không có giá trị chính xác, cứ thêm thật nhiều là được. Mình sẽ kéo nó lên khoảng 150%. Ngoài ra, hãy đảm bảo tùy chọn Monochromatic đã được chọn nhé:
Thêm noise vào layer mới.
Nhấn OK để xác nhận và đóng hộp thoại.
Bước 6: Áp Dụng Filter Gaussian Blur Cho Độ Nhiễu
Chúng ta cần thêm một chút hiệu ứng làm mờ cho độ nhiễu, nên hãy đi tới menu Filter, chọn Blur rồi chọn Gaussian Blur. Thao tác này sẽ hiển thị hộp thoại filter “Gaussian Blur”. Tất cả những gì chúng ta cần làm làm mờ đi một chút nên hãy nhập giá trị Radius khoảng 0,5. Sau đó nhấn 0K để đóng hộp thoại:
Áp dụng filter Gaussian Blur cho độ nhiễu.
Bước 7: Thêm Lớp Điều Chỉnh Cấp Độ A (A Levels)
Bây giờ chúng ta có quá nhiều thứ nên cần khắc phục điều này bằng cách sử dụng Levels. Tuy nhiên chúng ta sẽ sử dụng một lớp điều chỉnh để có thể quay lại và thay đổi cài đặt trong Levels bất kỳ lúc nào. Không chỉ vậy, chúng ta cũng muốn đảm bảo rằng lớp điều chỉnh Levels chỉ ảnh hưởng đến lớp nhiễu (layer noise) chứ không ảnh hưởng tới bất kỳ layer nào khác. Để làm được điều đó, hãy nhấn giữ Alt (Win) / Option và nhấn vào biểu tượng New Adjustment Layer ở phía dưới bảng điều khiển Layers:
Nhấn giữ Alt (Win) / Option (Mac) và nhấn vào biểu tượng “New Adjustment Layer”.
Chọn Levels từ danh sách hiện ra:
Chọn Levels.
Vì đã nhấn giữ phím Alt/Option nên PTS sẽ mở hộp thoại New Layer trước khi thêm lớp điều chỉnh mới. Đây là nơi chúng ta sẽ cho PTS biết rằng chỉ muốn lớp điều chỉnh Levels này tác động tới layer bên dưới nó (layer chứa độ nhiễu). Để làm được điều này, hãy nhấp vào bên trong ô vuông nhỏ ở bên trái có ghi Use Previous Layer to Create Clipping Mask:
Hộp thoại “New Layer”.
Nhấn OK để đóng hộp thoại và PTS sẽ thêm lớp điều chỉnh Levels và ngay lập tức mở ra hộp thoại Levels.
Bước 8: Giảm Lượng Nhiễu Và Tăng Độ Tương Phản
Chúng ta sẽ sử dụng Levels để giảm lượng nhiễu đang có đồng thời tăng độ tương phản trong độ nhiễu còn sót lại. Khi hộp thoại Levels mở ra, ta sẽ thấy một biểu đồ lớn ở nửa bên trên. Đây được gọi là Histogram (Biểu đồ). Không cần tìm hiểu quá sâu về nó, hãy nhìn xuống bên dưới biểu đồ và bạn sẽ thấy có ba thanh trượt với thanh màu đen ở bên trái, màu trắng ở bên phải và màu xám ở giữa. Nhấp vào thanh trượt màu đen ở bên trái và kéo nó sang bên phải.
Bằng cách này, chúng ta sẽ thấy một số độ nhiễu dần biến mất trong hình ảnh. Sau đó nhấp vào thanh trượt màu trắng ở bên phải rồi kéo nó sang bên trái, điều này sẽ làm tăng độ tương phản của phần độ nhiễu còn sót lại:
Loại bỏ độ nhiễu bằng thanh trượt màu đen (bên trái) và tăng độ tương phản bằng thanh trượt màu trắng (bên phải).
Đừng lo về thanh trượt màu xám ở giữa vì nó sẽ tự di chuyển khi chúng ta kéo hai thanh trượt màu đen và trắng. Bạn có thể sử dụng ảnh chụp màn hình minh hoại phía trên để làm hướng dẫn về khoảng cách di chuyển các thanh trượt đen trắng hoặc đơn giản là tự thử nghiệm cho đến khi hình ảnh trông bớt dần độ nhiễu đi, giống như một bầu trời đêm đầy sao là được:
Giảm lượng độ nhiễu trong hình ảnh bằng thanh trượt màu đen, tăng độ tương phản của độ nhiễu bằng thanh trượt màu trắng.
Nhấn OK để đóng hộp thoại.
Bước 9: Áp Dụng Filter Motion Blur Cho Độ Nhiễu
Tất cả lượng đỗ nhiễu còn sót lại trong hình ảnh sẽ trở thành những hat mưa mà chúng ta cần. Hiện tại trông nó chưa giống mưa lắm nhưng filter “Motion Blur” sẽ giúp ta giải quyết vấn đề này. Filter này sẽ mang lại cho cơn mưa một số chuyển động và điều hướng. Tuy nhiên, trước khi áp dụng filter thì cần phải nhấn chọn layer độ nhiễu trong bảng điều khiển Layers. Vì hiện tại layer điều chỉnh Levels đang được chọn nên hãy nhấn vào “Layer 2” để chọn layer chứa độ nhiễu:
Chọn layer độ nhiễu trong bảng điều khiển Layers.
Sau khi đã chọn đúng layer cần chọn, hãy nhấn vào menu Filter, chọn Blur rồi chọn Gaussian Blur. Thao tác này sẽ mở ra hộp thoại “Motion Blur”. Chúng ta có thể đặt hướng rơi của mưa bằng cách điều chỉnh Angle. Mình sẽ đặt ở khoảng 60°. Sau đó, nhập giá trị khoảng 50 pixel cho tùy chọn Distance. 50 pixel là giá trị phù hợp với ảnh tiêu chuẩn 4×6, còn tùy thuộc vào kích thước hình ảnh của bạn có thể sẽ cần sử dụng một giá trị khác cho phù hợp hơn:
Đặt giá trị Angle là 60° và Distance là 50 pixel.
Nhấn OK để đóng hộp thoại.
Bước 10: Điều Chỉnh Lại Thanh Trượt Đenn Trắng (Trong Levels) Nếu Cần
Tùy thuộc vào khoảng cách mà bạn đã kéo ở thanh trượt đen và trắng trong hộp thoại Levels thì độ nhiễu có thể biến mất hoàn toàn trong hình ảnh sau khi áp dụng filter Motion Blur. Để đưa nó quay trở lại, ta chỉ cần điều chỉnh lại các thanh trượt bằng cách nhấp đúp trực tiếp vào hình thu nhỏ của layer điều chỉnh Levels trong bảng điều khiển Layers là được:
Mở lại hộp thoại Levels bằng cách nhấp đúp chuột vào hình thu nhỏ của nó trên bảng điều khiển Layers.
Thao tác này sẽ mở lại hộp thoại Levels, bởi vì hiện tại chúng ta chỉ đang sử dụng một lớp điều chỉnh nên có thể quay lại điều chỉnh lại các thanh trượt bao nhiêu lần cũng được mà không làm hỏng hình ảnh. Có thể bạn sẽ cần kéo thanh trượt màu đen sang trái một chút để đưa một lượng độ nhiễu quay trở lại chế độ xem và kéo thanh trượt màu trắng sang trái một chút để tăng thêm độ tương phản:
Kéo hai thanh trượt đen trắng về bên trái để đưa một lượng độ nhiễu quay lại chế độ xem trong ảnh.
Bạn có thể học theo các cài đặt trên ảnh ví dụ mình họa kia của mình, tuy nhiên vẫn nên tự thử nghiệm xem giá trị nào phù hợp nhất với hình ảnh của bạn. Sau khi độ nhiễu đã quay trở lại trên hình ảnh, nhấn vào OK để thoát khỏi hộp thoại. Hình ảnh hiện tại sẽ trông như thế này:
Độ nhiễu với filter Gaussian Blur được áp dụng đã hiển thị lại trên hình ảnh.
Nhìn kỹ dọc theo các cạnh trên dưới của hình ảnh, bạn sẽ thấy mọi thứ trông hơi kỳ lạ và đó chính là sự cố mà lúc đầu mình có đề cập liên quan đến filter Motion Blur. Tuy nhiên đừng lo lắng vì chúng ta đã thêm khoảng trống xung quanh các cạnh của hình ảnh nên khu vực có vấn đề không hề ảnh hưởng đến hình ảnh. Thực tế, chúng ta sẽ cắt bỏ phần có vấn đề này đi ở bước tiếp theo.
Bước 11: Cắt Bỏ Khoảng Trống Canvas Thừa
Bây giờ chúng ta đã áp dụng filter Motion Blur, có thể cắt bỏ khoảng trống canvas thừa đã thêm lúc trước bằng cách nhấp chuột phải (Win) / Control nhấp chuột (Mac) trực tiếp trên hình thu nhỏ của “Layer 1” trong bảng điều khiển Layers:
Nhấp chuột phải (Win) / Control nhấp chuột (Mac) trực tiếp trên hình thu nhỏ của “Layer 1” trong bảng điều khiển Layers.
Layer 1 là bản sao của layer Background và nó chứa hình ảnh gốc trước khi chúng ta thêm khoảng trống canvas vào. Khi nhấp chuột phải (Win) / Ctrl nhấp chuột (Mac) trên hình thu nhỏ của nó, bạn sẽ thấy một lựa chọn xuất hiện bên trong tài liệu với kích thước chính xác của hình ảnh gốc:
Vùng chọn xuất hiện bên trong tài liệu.
Tất cả những gì cần làm bây giờ là đi tới menu Image rồi chọn Crop. PTS sẽ cắt hình ảnh xung quanh vùng chọn, loại bỏ khoảng trống canvas thừa vừa đưa hình ảnh trở lại với kích thước ban đầu.
Sau khi cắt ảnh xong, nhấn Ctrl+D (Win) / Command+D (Mac) để loại bỏ vùng chọn khỏi màn hình:
Bước 12: Thay Đổi Blend Mode Thành Screen
Công việc đã gần hoàn tất rồi, vấn đề duy nhất còn lại bây giờ là layer độ nhiễu vẫn chặn hình ảnh gốc khỏi chế độ xem. Để hòa trộn nó vào với hình ảnh tạo nên hiệu ứng mưa thì chúng ta cần thay đổi Blend Mode (chế độ hòa trộn). Hãy nhấn chọn Layer 2 trong bảng điều khiển Layers rồi đi tới góc trên cùng bên trái, nhấn vào hình tam giác bên phải từ Normal (đây là chế độ hòa trộn mặc định) rồi chọn Screen:
Đổi Blend Mode từ Normal thành Screen.
Ngay lập tức hình ảnh gốc sẽ hiển thị trong tài liệu và độ nhiễu sẽ trở thành mưa như chúng ta mong muốn.
Nếu muốn tinh chỉnh hiệu ứng mưa, bạn chỉ cần nhấp đúp vào hình thu nhỏ của layer điều chỉnh Levels trong bảng điều khiển Layers để mở lại hộp thoại Levels và điều chỉnh các thanh trượt đen trắng cho tới khi cảm thấy hài lòng. Nhấn OK để hoàn tất và đóng hộp thoại là xong.
Và đây là kết quả cuối cùng với hiệu ứng mưa được thêm vào hình ảnh:
Kết quả cuối cùng.