Hướng Dẫn Tạo Tài Liệu Mới Trong Photoshop

0
270

CÁCH TẠO TÀI LIỆU MỚI TRONG PHOTOSHOP

Hướng dẫn bạn cách tạo tài liệu mới và bắt đầu trải nghiệm tuyệt vời với PTS. Tìm hiểu về hộp thoại New Document, cách tạo kích thước tài liệu tùy chỉnh, lưu lại cài đặt tùy chỉnh dưới dạng preset và còn nhiều hơn thế nữa.

Trước tiên, bạn cần phải update phiên bản mới nhất của PTS và đảm bảo rằng bản sao sẽ luôn được cập nhật.

Lưu ý bài viết này là một phần của hướng dẫn đưa ảnh vào PTS. (nội dung chính của bài viết sau)

Tạo Tài Liệu Mới Và Mở Hình Ảnh Trong PTS

Trước khi bắt đầu, chúng ta cần làm rõ sự khác biệt giữa tạo một tài liệu mới trong PTS và mở một hình ảnh sẵn có trong PTS.

Khi Nào Thì Tạo Một Tài Liệu Mới Trong PTS?

Tạo một tài liệu mới trong PTS tức là bạn tạo một file làm việc mới và trống hoàn toàn. Ở đó chúng ta có thể mở hình ảnh, đồ hoạ hoặc các nội dung khác. Các tài liệu mới này có kích thước phù hợp cho bố cục thiết kế cho web hoặc in ra. Bạn chỉ cần tạo một tài liệu mới với kích thước yêu cầu rồi sau đó thêm và sắp xếp những gì bạn muốn đưa vào đó.

Mở ra tài liệu mới này cũng hoàn toàn phù hợp cho việc vẽ tranh kỹ thuật số bằng bút vẽ của PTS. Khi bạn muốn tùy ý thiết kế bắt đầu từ một cửa sổ làm việc trống, hãy mở ‘‘New Document’’. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu cách làm này.

Khi Nào Thì Mở Một Ảnh Sẵn Có Trong PTS?

Nếu như bạn là một nhiếp ảnh gia, chắc chắn bạn sẽ muốn mở luôn chính bức ảnh mình chụp. Mở ảnh sẵn có khác với tạo tài liệu mới, vì chính hình ảnh sẽ xác định kích thước của tài liệu.

Tạo Tài Liệu Mới Trong PTS Như Thế Nào?

Để tạo tài liệu mới trong PTS, chúng ta dùng hộp thoại Document. Có 2 cách để mở hộp thoại này.

Tạo Tài Liệu Mới Từ Màn Hình Chính

Cách đầu tiên là mở từ màn hình chính của PTS. Theo mặc định, khi chúng ta mở Photoshop CC ra mà không mở hình ảnh, hoặc không có tab document nào đang được mở trong PTS thì lúc ấy PTS sẽ hiển thị “màn hình chính”.

Nội dung trên màn hình chính thay đổi theo thời gian, nhưng nhìn chung bạn sẽ thấy các ô có chứa nội dung khác nhau mà khi nhấp vào có thể học về PTS hoặc tìm hiểu về các tính năng trong phiên bản mới nhất. Và nếu bạn đã làm việc với hình ảnh hay các tài liệu trước đó, bạn sẽ thấy chúng được hiển thị dưới dạng thu nhỏ và chỉ cần một cú nhấp chuột là có thể nhanh chóng mở lại chúng.

Màn hình chính của PTS.

Để tạo một tài liệu mới từ màn hình chính, ấn vào Create New (nằm ở bên trái):

Nhấn vào “Create New” phía bên trái.

Tạo Tài Liệu Mới Từ Thanh Menu

Một cách khác để tạo tài liệu mới, đó là di chuột tới File (nằm trên thanh Menu) rồi chọn New. Hoặc có thể sử dụng tổ hợp Ctrl+N (Windows) / Command+N (Macbook):

Di chuột tới File > New.

Hộp Thoại New Document

Dù bạn dùng cách nào để mở tài liệu mới đi chăng nữa thì kết quả cuối cùng vẫn hiện ra hộp thoại New Document. Thực tế có hai phiên bản của hộp thoại này. Trước tiên chúng ta cùng xem xét phiên bản mặc định (như trong hình) và sau đó mình sẽ chỉ cho các bạn cách chuyển sang phiên bản tuy cũ và nhỏ nhưng lại tốt hơn (theo ý kiến cá nhân của mình):

Hộp thoại New Document mặc định.

Chọn Kích Thước Tài Liệu Được Sử Dụng Gần Đây.

Ngay trên cùng là một hàng các danh mục Recent (gần đây), Saved (đã lưu), Photo (ảnh), Print (in), Art & Illustration (nghệ thuật và minh họa), Web, Mobile (điện thoại) cuối cùng là Film & Video.

Theo mặc định, mục Recent luôn đứng đầu, nó giúp bạn lựa chọn nhanh kích thước tài liệu mà bạn đã sử dụng gần đây. Chỉ cần ấn vào hình thu nhỏ của loại kích thước, sau đó ấn nút Create ở góc dưới cùng bên phải để mở ra tài liệu có kích thước mà bạn muốn dùng. Hoặc đơn giản bạn chỉ cần nhấn đúp chuột vào hình thu nhỏ của kích thước đó.

Trong trường hợp của mình thì tất cả những gì có thể thấy là kích thước mặc định của PTS cùng một số preset được tạo sẵn từ Adobe. Việc sử dụng các mẫu vượt ra ngoài phạm vi của bài hướng dẫn này, vì thế mình sẽ chỉ tập trung vào hướng dẫn cách tạo tài liệu mới:

Mọi kích thước được sử dụng gần đây đều xuất hiện tại Recent.

Chọn Cài Đặt Tài Liệu Mới

Ngoài việc chọn lựa các kích thước đã sử dụng gần đây, bạn có thể chọn những kích thước đã được cài đặt sẵn (hay còn gọi là preset).

Trước hết, chọn tài liệu bạn muốn tạo bằng cách chọn một trng các mục Photo, Print, Web v.v. Ở đây mình chọn Photo:

Chọn danh mục tài liệu.

Các preset sẽ xuất hiện dưới dạng hình thu nhỏ. Ban đầu chỉ có một số preset hiển thị, bạn có thể ấn vào View All Preset để hiện ra nhiều hơn:

Chọn “View All Presets”.

Sử dụng thanh cuộn bên phải để kéo xuống, nếu thấy có kích thước phù hợp với nhu cầu của bạn hãy nhấn vào nó. Ở đây mình chọn “Landscape, 8 x 10”:

Chọn kích thước có sẵn.

Bảng Chi Tiết Cài Đặt Trước (Preset Details)

Thông tin chi tiết của preset trong bảng Preset Details nằm dọc theo bên phải hộp thoại. Sau khi chọn preset “Landscape, 8 x 10”, ta có thể thấy rằng nó sẽ mở ra cửa sổ làm việc với chiều rộng là 10 inch và chiều cao là 8 inch, độ phân giải là 300 pixel/ inch (đây là độ phân giải tiêu chuẩn cho bản in):

Bảng Preset Details trong hộp thoại New Document.

Tạo Tài Liệu Mới

Nếu như hoàn toàn hài lòng với preset này, hãy ấn Create ở gốc dưới bên phải của hộp thoại:

Chọn Create.

Thao tác nào sẽ đóng hộp thoại New Document và mở ra cửa sổ làm việc mới của bạn.

Cửa sổ làm việc mới được tạo.

Làm Thế Nào Để Xác Minh Kích Thước Tài Liệu?

Nếu như bạn muốn kiểm tra lại kích thước của tài liệu, hãy sử dụng hộp thoại Image Size.

Di chuột tới Image nằm ở thanh Menu phía trên màn hình rồi chọn Image Size:

Di chuột đến Image > Image Size.

Hộp Thoại Image Size

Thao tác trên sẽ mở ra hộp thoại Image Size, ở đây chúng ta có thể kiểm tra lại một lần nữa kích thước của tài liệu với chiều rộng 10 inch, chiều cao 8 inch và độ phân giải 300 pixel/inch:

Xác nhận lại cài đặt kích thước bằng hộp thoại Image Size.

Nhấn vào Cancel để đóng hộp thoại Image Size.

Đóng hộp thoại Image Size và không thực hiệc bất kỳ thao tác thay đổi nào.

Đóng Cửa Sổ Làm Việc

Để đóng cửa sổ làm việc, di chuột tới File rồi chọn Close:

Di chuột tới File > Close.

Tạo Tài Liệu Mới Khác

Bởi vì hiện tại không có tài liệu nào đang mở, PTS sẽ đưa các bạn trở về màn hình chính. Mình sẽ mở lại hộp thoại New Document một lần nữa bằng cách ấn vào Create New:

Nhấp vào “Create New” ở màn hình chính.

Hộp thoại New Document sẽ lại mở ra. Tuy nhiên lần này nó sẽ không chỉ hiện lên kích thước mặc định của PTS, mà nó còn hiển thị thêm preset “Landscape, 8 x 10”. Nếu muốn nhanh chóng làm việc với một trong hai kích thước này, chỉ cần nhấp đúp chuột vào nó là xong.

Kích thước tài liệu vừa sử dụng đã xuất hiện ở mục Recent.

Tạo Tài Liệu Mới Từ Cài Đặt Tùy Chỉnh (Custom Settings)

Mặc dù việc sử dụng preset có vẻ khá là hữu ích, nhưng đa phần mọi người vẫn dùng cách tự cài đặt thông số tại Preset Details.

Thiếp Lập Chiều Rộng Và Chiều Cao

Nếu muốn tạo một tài liệu có kích thước 13 x 19 inch, chúng ta cần cài thông số Width = 13 inch và Height = 19 inch. Ở đây mình sử dụng đơn vị inch, tuy nhiên các bạn có chọn các đơn vị đo lường khác như pixel, cm, mm v.v.

Nhập thông số chiều cao, chiều rộng tùy ý.

Xoay Chiều

Để xoay chiều của tài liệu, hãy ấn vào Portrait (xoay dọc) hoặc Landscape (Xoay ngang). Thao tác này sẽ hoán đổi chiều rộng và chiều cao.

Xoay dọc (trái) và xoay ngang (phải).

Cài Đặt Độ Phân Giải In

Bạn có thể tự nhập giá trị độ phân giải tại Resolution. Tuy nhiên hãy nhớ rằng nó chỉ áp dụng cho bản in chứ không hề ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh khi xem online hay trên bất kỳ loại màn hình nào.

Đối với bản in, độ phân giải tiêu chuẩn của nó là 300 pixel/inch. Bạn hoàn toàn có thể bỏ qua giá trị Resolution nếu ảnh chỉ dùng để hiển thị trên màn hình.

Cài đặt độ phân giải (chỉ dùng cho bản in).

Cài Đặt Màu Nền Của Tài Liệu

Màu nền mặc định của cửa sổ làm việc là màu trắng, tuy nhiên bạn có thể đổi sang màu khác với tùy chọn Background Contents. Ban đầu, dường như bạn chỉ có thể lựa chọn giữa White (trắng), Black (đen) và Background Color (màu nền hiện tại):

Các tùy chọn màu nền ban đầu.

Hãy kéo xuống dưới, bạn sẽ thấy có thêm lựa chọn là Transparent (trong suốt) hoặc Custom (tùy chỉnh). Đối với Custom, bạn có thể tùy ý chọn màu từ Photoshop’s Color Picker (bộ chọn màu của PTS). Ấn vào mẫu màu ở bên phải cũng giúp bạn mở ra Color Picker và có thể lựa chọn màu nền theo ý thích tại đây.

Kéo xuống dưới để có nhiều lựa chọn hơn.

Color Mode Và Bit Depth

Bạn có thể thay đổi Color Mode và Bit Depth cho tài liệu của mình. Đa phần bạn chỉ cần dùng theo cài đặt mặc định là RGB Color và 8 bit. Tuy nhiên trong một số trường hợp các bạn cần thay đổi thông số này để phù hợp với bản làm việc.

Color Mode (trái) và Bit Depth (phải).

Tùy Chọn Nâng Cao

Nếu bạn nhấn vào Advanced Options, bạn sẽ thấy có thêm cài đặt Color Profile và Pixel Aspect Ratio. Đừng chỉnh gì cả mà hãy giữ nguyên 2 tùy chọn này ở mặc định.

Tùy chọn nâng cao.

Lưu Lại Cài Đặt Của Bạn Dưới Dạng Một Preset Mới

Nếu sau này bạn vẫn cần dùng đến kích thước tài liệu này để làm việc, hãy nhấn vào nút Create. Nó sẽ được lưu lại dưới dạng một preset tùy chỉnh. Nhấp vào biểu tưởng tải về nằm ở phía trên bảng Preset Details:

Nhấp vào biểu tượng tải về.

Nó sẽ yêu cầu bạn đặt tên cho Preset này. Ở đây mình sẽ đặt là “Landscape, 13 x 19”. Nhấn vào Save Preset để lưu lại:

Đặt tên sau đó nhấn “Save Preset”.

Hộp thoại New Document sau đó sẽ chuyển sang mục Saved. Bạn có thể tìm thấy preset mới của mình cũng như bất kỳ preset nào bạn đã tạo ra trước đó tại mục này. Để sử dụng những preset đã lưu này, bạn chỉ cần vào mục Saved rồi nhấp đúp chuột vào hình thu nhỏ của preset cần dùng.

Preset mới sẽ xuất hiện tại mục Saved.

Làm Thế Nào Để Xóa Preset Đã Lưu?

Khi không cần dùng đến nữa, hãy nhấn vào biểu tượng thùng rác nằm ngay góc bên phải của hình thu nhỏ:

Ấn vào biểu tượng thùng rác để xóa.

Mở Tài Liệu PTS Mới

Sau khi đã lưu lại cài đặt của mình dưới dạng preset. Mình sẽ mở tài liệu mới bằng cách nhấp vào nút Create nằm ở góc dưới cùng phía bên phải:

Nhấn vào Create.

Thao tác này một lần nữa lại đóng hộp thoại New Document và mở ra cửa sổ làm việc mới:

Mở ra cửa sổ làm việc mới với cài đặt tùy chỉnh.

Sử Dụng Hộp Thoại Photoshop’s Legacy New Document

Như mình đã nói bên trên, hộp thoại New Document có đến hai phiên bản. Từ đầu đến giờ chúng ta đang sử dụng phiển bản mới và lớn hơn. Tuy nhiên vẫn còn một phiên bản khác nhỏ hơn, sắp xếp hợp lý hơn (cá nhân mình cũng thích phiên bản này hơn). Adobe gọi phiên bản nhỏ hơn này là “Legacy” New Document. Bởi lẽ nó chính là phiên bản được sử dụng suốt cho tới khi phiên bản mới và lớn hơn kia ra đời.

Để chuyển sang phiên bản cũ.

Đối với Windows: di chuột tới Edit, chọn Preferences sau đó chọn General.

Đối với Macbook: di chuột tới Photoshop CC, chọn Preferences sau đó chọn General.

Edit (Windows) / Photoshop CC ( Macbook) > Preferences > General.

Trong hộp thoại Preferences, chọn Use Legacy “New Document” Interface, sau đó nhấn OK để đóng hộp thoại:

Chọn Use Legacy “New Document” Interface

Sau đó tạo một tài liệu mới bằng cách ấn vào File, chọn New:

File > Menu.

Hộp thoại hiện ra lần này là hộp thoại theo phiên bản cũ, với tất cả các cài đặt giống hệt phiên bản kia nhưng có thiết kế nhỏ gọn, hợp lý hơn. Nếu bạn thích sử dụng phiên bản mới kia hơn, chỉ cần quay lại Preferences và bỏ chọn Use Legacy “New Document” Interface là được:

Phiên bản “legacy” của hộp thoại New Document.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây