Trong bài hướng dẫn này, chúng ta sẽ tìm hiểu cách sử dụng các chế độ hòa trộn (blend mode) để tạo ra hiệu ứng lóa ống kính phổ biến mà không cần thực hiện bất kỳ thay đổi vĩnh viễn nào đối với hình ảnh. Chúng ta sẽ bắt đầu bằng cách thêm hiệu ứng lóa sáng bình thường đặt vào chính xác vị trí mong muốn, sau đó hoàn tác hiệu ứng, thêm layer mới và áp dụng lại hiệu ứng đó ngay lập tức bằng phím tắt. Cuối cùng hòa trộn và hình ảnh bằng cách sử dụng một trong những chế độ phổ biến của PTS.
Mình sẽ sử dụng hình ảnh dưới đây làm ví dụ minh họa:
Ảnh gốc.
Và đây là hình ảnh sau khi thêm hiệu ứng lóa sáng. Điều quan trọng là bản thân hiệu ứng lóa sáng này hoàn toàn tách biệt với hình ảnh nên nếu cảm thấy không thích thì chúng ta có thể loại bỏ nó một cách dễ dàng để quay trở lại với ảnh gốc:
Hình ảnh với hiệu ứng lóa sáng.
Cách Thêm Hiệu Ứng Lóa Sáng
Bước 1: Áp Dụng Filter Blur
Với hình ảnh đã được mở trong PTS, đầu tiên chúng ta cần thêm chút lóa sáng theo cách thường làm nếu áp dụng trực tiếp nó vào hình ảnh. Mặc dù sẽ hoàn tác nhưng thao tác này sẽ giúp ta định vị ánh sáng chính xác tại vị trí mong muốn. Để thêm hiệu ứng lóa ống kính, hãy đi tới menu Filter rồi chọn Render sau đó chọn Lens Flare:
Filter > Render > Lens Flare.
Thao tác này sẽ mở ra hộp thoại Lens Flare. Filter Lens Flare sẽ thêm hiệu ứng lóa ống kính mô phỏng vào hình ảnh và chúng ta có thể chọn một trong bốn loại ống kính khác nhau 50-300 mm Zoom, 35mm Prime, 105mm Prime và Movie Prime) trong mục Lens Type ở dưới cùng hộp thoại. Mỗi loại sẽ cho chúng ta một kiểu lóa sáng khác nhau. Chọn từng cái để xem hiệu ứng sẽ như nào trong khu vực xem trước ở nửa trên hộp thoại. Mình sẽ sử dụng 50-300 mm Zoom. Mọi người có thể điều chỉnh độ lóa ống kính bằng cách kéo thanh trượt Brightness sang trái hoặc phải, mình sẽ giữ nguyên ở mức 100%.
Để định vị ánh sánh vào vị trí mong muốn, chỉ cần nhấp vào bên trong khu vực xem trước. Điểm chúng ta nhấp sẽ trở thành trung tâm của điểm lóa. Mình sẽ nhấp trực tiếp vào vị trí mặt trời lặn ngay phía trên những người đang đi bộ trên bãi biển:
Nhấp vào bên trong khu vực xem trước để đặt vị trí lóa sáng.
Sau khi cảm thấy hài lòng với vị trí đã chọn, nhấn OK để đóng hộp thoại. PTS sẽ áp dụng hiệu ứng cho hình ảnh trong cửa sổ tài liệu. Dưới đây là hình ảnh của mình:
Hiệu ứng lóa sáng ban đầu.
Vấn đề duy nhất ở đây là chúng ta vừa áp dụng hiệu ứng lóa sáng trực tiếp trên hình ảnh. Nếu lưu lại ngay bây giờ và đóng nó lại thì ảnh gốc sẽ biế mất vĩnh viễn. Đây chắc chắn không phải là điều mà chúng ta mong đợi, đặc biệt là khi chúng ta hoàn toàn có thể tạo ra nó mà không cần gây tác động trực tiếp lên ảnh gốc bằng cách sử dụng các chế độ hòa trộn.
Bước 2: Hoàn Tác
Bây giờ đã biết chính xác nơi hiệu ứng lóa sáng nên xuất hiện, hãy hoàn tác hiệu ứng bằng cách đi tới menu Edit rồi chọn Undo Lens Flare hoặc nhấn phím tắt Ctrl+Z (Win) / Command+Z (Mac) để hoàn tác bước gần nhất:
Edit > Undo Lens Flare.
Bước 3: Thêm Layer Trống Mới
Nhấn vào biểu tượng New Layer ở cuối bảng điều khiển Layers và PTS sẽ thêm một layer trống mới với tên gọi “Layer 1” nằm ngay phía trên layer Background (layer chứa hình ảnh gốc):
Thêm layer trống mới.
Bước 4: Lấp Đầy Layer Trống Mới Bằng Màu Đen
PTS sẽ không cho phép chúng ta áp dụng filter Lens Flare lên một layer trống vì thế hãy đổ màu cho layer này. Chúng ta sẽ sử dụng màu đen vì điều này sẽ giúp dễ dàng trộn ánh sáng lóa ống kính vào hình ảnh sau này. Đi tới menu Edit rồi chọn Fill:
Edit > Fill.
Khi hộp thoại Fill xuất hiện, hãy đặt tùy chọn Use (trong mục Contents) là Black:
Đặt màu đen làm màu bạn muốn lấp đầy layer.
Nhấn OK để đóng hộp thoại. PTS sẽ lấp đầy layer mới bằng màu đen và tạm thời ẩn ảnh gốc khỏi chế độ xem.
Bước 5: Áp Dụng Filter Lens Flare
Bây giờ layer mới này đã không còn là layer trống nữa, chúng ta hoàn toàn có thể áp dụng filter Lens Flare cho nó. PTS vẫn lưu lại các cài đặt mà chúng ta áp dụng cho filter từ lần gần nhất chúng ta sử dụng nó bao gồm cả vị trí, vì vậy tấ cả những gì chúng ta cần làm chỉ là áp dụng lại nó. Vì filter Lens Flare là filter cuối cùng chúng ta sử dụng nên có thể nhanh chóng áp dụng nó bằng cách đi tới menu Filter, chọn Lens Flare hoặc nhấn phím tắt Ctrl+F (Win) / Command+F (Mac):
Filter > Lens Flare.
Hiệu ứng lóa sáng sẽ xuất hiện tại cùng một vị trí tương tự như trước đó trong cửa sổ tài liệu nhưng lần này nó nằm trên Layer 1 chứ không nằm trên ảnh gốc (layer Background) nữa:
Hiệu ứng lóa sáng xuất hiện ở vị trí trước đó.
Bước 6: Thay Đổi Blend Mode Thành Screen
Tất cả những gì chúng ta cần làm là ẩn màu đen đặc trên layer và hòa trộn hiệu ứng lóa sáng vào hình ảnh bên dưới nó. Điều này có thể thực hiện bằng cách thay đổi Blend Mode của Layer 1 từ “Normal” thành “Screen”:
Đổi Blend Mode thành Screen.
Với Blend Mode đã được đặt thành Screen, tất cả màu đen trê Layer 1 sẽ biến mất, chỉ còn lại hiệu ứng lóa sáng giống hệt hiệu ứng lúc ban đầu chúng ta tạo (chỉ khác là lần này nó nằm trên một layer riêng biệt):
Hiệu ứng tương tự được áp dụng mà không gây ảnh hưởng đến ảnh gốc.
Do hiện tượng lóa sáng nằm trên layer riêng biệt với hình ảnh nên chúng ta có thể bất/tắt hiển thị chỉ bằng một thao tác nhấp vào biểu tượng hiển thị của nó (biểu tượng con mắt nằm bên trái Layer 1). Nhấp một lần nữa để bật hiển thị:
Nhấp vào biểu tượng hiển thị để ẩn/hiển thị hiệu ứng lóa sáng.
Bước 7: Giảm Opacity Của Hiệu Ứng
Một lợi ích khác khi hiệu ứng lóa sáng nằm trên layer riêng biệt là chúng ta có thể giảm cường độ của nó bằng cách giảm Opacity của Layer 1. Giá trị Opacity càng thấp thì hiệu ứng lóa ống kính trong hình ảnh càng tinh tế:
Giảm Opaicty của Layer sẽ làm giảm cường độ lóa ống kính.
Mình sẽ giảm giá trị này xuống 50%. Hãy đảm bảo rằng bạn đã lưu ảnh dưới dạng file .PSD khi hoàn tất để giữ nguyên các layer trong trường hợp cần quay lại ảnh gốc không áp dụng hiệu ứng. Và đây là kết quả mà mình đạt được:
Kết quả cuối cùng.