Nếu bạn đang làm việc với những người sử dụng PTS lâu năm và yêu cầu họ kể tên một tính năng của PTS mà họ chẳng bao giờ dùng tới thì cắc hẳn những người đó sẽ nhắc đến chế độ hòa trộn (blend mode) Dissolve. Trong khi các chế độ khác như Screen, Multiply và Overlay là những chế độ quan trọng và thường được sử dụng thì Dissolve (tạo ra mẫu “lốm đốm” ngẫu nhiên khi trộn các layer lại với nhau) lại thường bị bỏ qua.
Mỗi chế độ sẽ có sự nổi bật và tính hữu ích của riêng nó nên mình sẽ xem xét một vài cách mà Dissolve có thể được áp dụng để tạo thêm nhiều điểm thú vị hơn cho hình ảnh. Đầu tiên, sau khi áp dụng hiệu ứng tông màu nâu đỏ cổ điển cho hình ảnh, chúng ta sẽ tạo thêm chút vẻ nghệ thuật cho nó bằng cách kết hợp chế độ Dissolve với một số filter của PTS. Sau đó, chúng ta sẽ xem xét cách sử dụng chế độ Dissolve để tạo viền ảnh lốm đốm. Mình sẽ sử dụng Photoshop CS4 trong bài viết này, tuy nhiên mọi người hoàn toàn có thể sử dụng những phiên bản mới hơn.
Hình ảnh dưới đây sẽ được sử dụng làm hình ảnh minh họa:
Ảnh gốc.
Và đây là kết quả mà mình hướng tới:
Kết quả cuối cùng.
Tạo Hiệu Ứng Hình Ảnh Với Chế Độ Dissolve
Bước 1: Tạo Bản Sao Layer Background
Như thường lệ, bước đầu tiên cần làm trong việc tạo hiệu ứng hình ảnh là tạo bản sao của layer Background để không làm ảnh hưởng đến ảnh gốc. Đi tới menu Layer, chọn New, rồi chọn Layer via Copy hoặc sử dụng phím tắt Ctrl+J (Win) / Command+J (Mac):
Layer > New > Layer via Copy.
Thao tác này sẽ tạo một bản sao của layer Background. Nhìn vào bảng điều khiển Layers, bạn sẽ thấy hiện có hai layer. Hình ảnh gốc nằm ở layer Background, trong khi đó bản sao của hình ảnh đó nằm ở layer ngay bên trên với tên gọi “Layer 1”:
Bản sao của layer Background nằm ngay bên trên nó với tên gọi “Layer 1”.
Bước 2: Thêm Lớp Điều Chỉnh Hue/Saturation
Trước khi bắt đầu sử dụng chế độ Dissolve thì cần chuyển đổi màu ảnh sang màu nâu đỏ. Hãy sử dụng lớp điều chỉnh Hue/Saturation để làm điều này. Bạn chỉ càn nhấn vào biểu tượng New Fill Or Adjustment Layer ở cuối bảng điều khiển Layers. Biểu tượng này có hình tròn được gạch chéo ở giữa với hai màu trắng đen. Sau đó chọn Hue/Saturation:
Chọn Hue/Saturation.
Nếu bạn sử dụng phiên bản Photoshop CS3 hoặc cũ hơn (thực ra chắc hiện tại không còn ai sử dụng những phiên bản cũ này nữa) thì thao tác này sẽ mở ra hộp thoại Hue/Saturation. Còn từ Photoshop CS4 trở đi thì các tùy chọn Hue/Saturation này sẽ xuất hiện trong bảng điều khiển Adjustments. Nếu chỉ muốn chuyển đổi hình ảnh sang màu đen trắng thì chỉ cần kéo thanh trượt Saturation sang phía bên trái, như vậy chúng ta sẽ có một bức ảnh đen trắng ngay lập tức. Nhưng ở đây mình muốn bức ảnh trở nên thú vị hơn nên sẽ chuyển bức ảnh sang tông màu nâu đỏ. Để làm được điều này, nhấn chọn tùy chọn Colorize ở cuối hộp thoại/bảng điều khiển Adjustment. Sau đó, đặt giá trị Hue ở khoảng 40 bằng cách kéo thanh trượt Hue hoặc nhập trực tiếp giá trị vào ô nhập liệu:
Chọn tùy chọn Colorize, sau đó đặt tùy chọn Hue ở khoảng 40 để tạo tông màu nâu đỏ cho ảnh.
Bước 3: Thay Đổi Blend Mode Của Lớp Điều Chỉnh Thành “Color”
Bây giờ hình ảnh đã được chuyển sang tông màu nâu đỏ. Hãy nhớ rằng chúng ta sẽ chỉ tác động đến màu sắc chứ không tạo ra bất kỳ thay đổi nào về giá trị độ sang khi thay đổi chế độ hòa trộn (blend mode) của lớp điều chỉnh. Theo mặc định, chế độ hòa trộn được đặt là “Normal”. Chúng ta chỉ cần nhấp vào mũi tên bên cạnh từ này và chọn “Color”:
Thay đổi Blend Mode thành Color.
Chế độ Color chỉ hòa trộn các màu từ layer đã chọn với các layer bên dưới nó, còn giá trị độ sáng hay độ chói không hề bị ảnh hưởng. Đây là hình ảnh của mình sau khi chuyển sang tông màu nâu đỏ và thay đổi chế độ hòa trộn thành Color:
Hình ảnh sau khi áp dụng tông màu nâu đỏ và đổi chế độ hòa trộn thành Color.
Hình ảnh với tông màu nâu đỏ đã xong, để tạo thêm tính nghệ thuật thì hãy kết hợp chế độ Color cùng với một trong các filter của PTS.
Bước 4: Chọn “Layer 1”
Hiện tại, layer Hue/Saturation đang được chọn trong bảng điều khiển Layers. Tuy nhiên, chúng ta sẽ áp dụng filter lên bản sao của hình ảnh gốc (tức là Layer 1) nên cần nhấn vào Layer 1 để chọn nó:
Chọn Layer 1.
Bước 5: Áp Dụng Filter “Angled Strokes”
Với Layer 1 được chọn, hãy đi tới menu Filter, chọn Strokes rồi chọn Angled Strokes:
Filter > Brush Strokes > Angles Strokes.
Thao tác này sẽ hiển thị hộp thoại Filter Gallery với các cài đặt dành cho Angled Strokes nằm ở bên phải. Đặt Direction Balance (điều khiển hướng của nét vẽ) thành 50, Stroke Length là 15 và Sharpness là 3 (đây là giá trị mặc nên có thể bạn không cần phải thay đổi nó):
Chú ý những vùng khoanh đỏ.
Nhấn OK để đóng Filter Gallery và áp dụng filter Angled Strokes cho hình ảnh. Bức ảnh bây giờ trông giống nư một bức tranh được tạo bởi một loạt các nét vẽ chéo:
Một hiệu ứng vẽ đơn giản được tạo bởi filter Angled Strokes.
Bước 6: Giảm Opacity Của Layer 1
Với Layer 1 vẫn đang được chọn, hãy giảm giá trị tùy chọn Opacity xuống 50%. Điều này sẽ hòa trộn các nét vẽ với hình ảnh gốc trên layer Background:
Giảm Opacity xuống 50%.
Bước 7: Đổi Blend Mode Thành Dissolve
Cuối cùng, thay đổi chế độ hòa trộn (Blend Mode) của Layer 1 từ Normal thành Dissolve:
Đổi thành Dissolve.
Với Blend Mode được đặt thành Dissolve, hiệu ứng nét vẽ bây giờ có dạng lốm đốm, tăng thêm cảm giác xưa cũ cho bức ảnh:
Chế độ Dissolve tạo thêm lốm đốm vào hiệu ứng.
Bước 8: Chọn Lớp Điều Chỉnh Hue/Saturation
Để tạo nên viền ảnh lốm đốm, chúng ta cần sử dụng một lớp tô màu đồng nhất và lớp này sẽ đóng vai trò là màu của đường viền. Chúng ta cần đặt layer này ở bên trên tất cả các lảy khác trong hình ảnh. Theo mặc định, PTS sẽ thêm các layer mới ngay bên trên layer đang được chọn. Hiện tại Layer 1 đang được chọn trong bảng điều khiển Layers, tức là nếu chúng ta thêm layer mới thì layer đó sẽ nằm ở giữa Layer 1 và layer Hue/Saturation 1. Đây không phải là điều chúng ta muốn. Cái chúng ta cần là layer mới được thêm vào sẽ nằm bên trên tất cả các layer hiện có nên hãy nhấp vào layer Hue/Saturation 1 để chọn nó:
Nhấn chọn lớp điều chỉnh Hue/Saturation 1.
Bước 9: Kéo Một Vùng Chọn Hình Chữ Nhật
Trước khi thêm lớp tô màu đồng nhất để làm viền ảnh thì chúng ta cần kéo một vùng chọn hình chữ nhật xung quanh hình ảnh (khu vực chúng ta muốn xuất hiện bên trong đường viền). Nhấn chọn Rectangular Marquee Tool trên Toolbar hoặc nhấn phím tắt M:
Chọn Rectangular Marquee Tool.
Sau đó, với Rectangular Marquee Tool trong tay hãy nhấp vào bên trong hình ảnh và kéo vùng chọn xung quanh khu vực bạn muốn nó hiển thị bên trong đường viền. Khu vực bên ngoài vùng chọn sẽ trở thành đường viền. Cố gắng tạo khoảng không gian bằng nhau xung quanh cả bốn cạnh khi bạn kéo vùng chọn nhé. Nếu cần định vị lại vùng chọn khu đang kéo, hãy nhấn phím cách rồi dùng chuột kéo vùng chọn xung quanh để định vị lại, sau đó nhả phím cách vào tiếp tục kéo:
Chúng ta có thể định vị lại vùng chọn khi kéo bằng cách nhấn giữ phím cách.
Bước 10: Đảo Ngược Vùng Chọn
Bây giờ chúng ta dã có khu vực mà chúng ta muốn xuất hiện bên trong đường viền. Vấn đề là chún ta cần phải chọn khu vực ở viền nên hãy đảo ngược vùng chọn lại. Việc này sẽ khiến cho khu vực đang nằm trong vùng chọn trở bị bỏ chọn và khu vực đang nằm ngoài vùng chọn sẽ trở thành khu vực nằm trong vùng chọn. Đi tới menu Select rồi chọn Inverse hoặc nhấn phím tắt Shift+Ctrl+I (Win) / Shift+Command+I (Mac):
Đảo ngược vùng chọn để biến khu vực ngoài viền ảnh trở thành vùng chọn và bỏ chọn khu vực bên trong viền.
Nhìn thì có vẻ không có điều gì xảy ra nhưng nếu nhìn kỹ bạn sẽ thấy đường viền lựa chọn thứ hai đã xuất hiện xung quanh các cạnh của hình ảnh. Khu vực giữa hai đường viền chọn hiện đã được chọn và sẵn sàng trở thành đường viền của ảnh, còn khu vực xuất hiện bên trong đường viền hiện đã được bỏ chọn:
Khu vực để tạo thành viền ảnh hiện đã được chọn.
Bước 11: Thêm Lớp Tô Màu Đồng Nhất
Nhấn một lần nữa vào biểu tượng New Fill Or Adjustment Layer ở cuối bảng điều khiển Layers rồi chọn Solid Color:
Chọn Solid Color.
Thao tác này sẽ hiển thị Color Picker cho phép chúng ta chọn màu để tô màu cho layer. Mình sẽ sử dụng màu mặc định là màu đen, vì vậy chỉ cần nhấp vào OK để xác nhận sử dụng màu đen và đóng hộp thoại:
Nhấn OK để xác nhận dùng màu đen và đóng hộp thoại.
Thông thường, lớp tô màu đồng nhất (Solid Color) sẽ lấp đầy toàn bộ hình ảnh bằng màu chúng ta chọn, nhưng vì chúng ta vừa tạo vùng chọn xung quanh khu vực đường viền xung quanh hình ảnh nên khi thêm lớp tô màu đồng nhất thì nó sẽ chỉ áp dụng màu đen lên khu vực đường viền (vùng chọn đã tạo):
Lớp tô màu đồng nhất được áp dụng cho vùng chọn ở viền.
Bước 12: Chọn Layer Mask
Một trong những điều tuyệt vời về lớp tô màu đồng nhất và lớp điều chỉnh là mỗi layer này đều đi kèm với một layer mask. Trên thực tế, chính layer mask của lớp tô màu đồng nhất đã khiến cho màu đen chỉ xuất hiện ở khu vực viền ảnh. Nhìn vào bảng điều khiển Layers, chúng ta sẽ thấy lớp tô màu Solid Color (layer Color Fill 1) chứa một hình thu nhỏ xem trước layer mask. Lưu ý cách khu vực hình chữ nhật lớn ở giwuax hình thu nhỏ được tô màu đen, trong khi khu vực viền được tô màu trắng. Màu trắng đại diện cho khu vực trong cửa sổ tài liệu có thể nhìn thấy lớp tô màu (viền ảnh). Màu đen đại diện cho khu vực không nhìn thấy lớp tô màu (khu vực bên trong đường viền ảnh.
Để tạo hiệu ứng lốm đốm, chúng ta cần làm mờ các cạnh của viền, nghĩa là làm mờ layer mask. Hãy nhấn trực tiếp vào hình thu nhỏ xem trước của layer mask trong bảng điều khiển Layers để chọn nó:
Đường viền trắng bao quanh hình thu nhỏ xem trước của layer mask cho biết nó hiện đang được chọn.
Bước 13: Thay Đổi Blend Mode Thành Dissolve
Quay trở lại với lớp tô màu đồng nhất và chúng ta sẽ thay đổi Blend Mode của nó từ Normal thành Dissolve:
Thay đổi chế độ thành Dissolve.
Bước 14: Áp Dụng Filter Gaussian Blur
Với layer mask hiện đang được chọn và Blend Mode của lớp tô màu được đặt là Dissolve, hãy đi tới menu Filter, chọn Blur sau đó chọn Gaussian Blur:
Filter > Blur > Gaussian Blur.
Thao tác này sẽ mở ra hộp thoại Gaussian Blur, nhấp vào thanh trượt Radius và kéo nó về phía bên phải để tăng độ mờ được áp dụng cho layer mask hoặc kéo về bên trái để giảm độ mờ. Những gì chúng ta cần làm ở đây là làm mờ các cạnh của đường viền ảnh vì chúng ta đã đặt Blend Mode của layer thành Dissolve, các cạnh bị mờ sẽ xuất hiện dưới dạng một mẫu lốm đốm ngẫu nhiên. Hãy quan sát theo dõi hình ảnh trong cửa sổ tài liệu khi kéo thanh trượt để đánh giá kết quả. Bạn càng áp dụng độ mờ cao thì đường viền lốm đốm sẽ suất hiện càng rộng. Giá trị cuối cùng bạn sử dụng phụ thuộc hoàn toàn vào sở thích cá nhân. Mình sẽ đặt giá trị Radius là 16 pixel:
Điều chỉnh giao diện của đường viền lốm đốm bằng cách kéo thành trượt Radius sang trái hoặc phải.
Nhấn OK để đóng hộp thoại và áp dụng hiệu ứng làm mờ cho layer mask. Vậy là xong rồi đó:
Kết quả cuối cùng.
Chế độ Dissolve có thể không phải là chế độ phổ biến nhất (đặc biệt là khi làm việc nghiêm túc) nhưng thông qua ví dụ trên thì mọi người cũng thấy được là nó có tiềm năng khi tạo ra các hiệu ứng đặc biệt. Sau này, nếu bạn đang tìm kiếm một cách thú vị để hòa trộn các layer lại với nhai thì hãy thử chế độ Dissolve xem sao nhé. Chỉ cần nhớ rằng Dissolve chỉ hoạt động với các pixel trong suốt nên bạn cần phải làm việc với layer mask như mình đã làm khi tạo đường viền ảnh hoặc cần giảm độ mờ của layer trước khi nhìn thấy bất kỳ kết quả nào của chế độ Dissolve.